Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1) Kiến thức : HS trình bày được các biến đổi số lượng thường gặp ở một số cặp nhiễm sắc thể, cơ chế hình thành thể (2n +1) và thể ( 2n – 1)

 Hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp nhiễm sắc thể

 2) Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích so sánh.

 Kĩ năng hoạt động nhóm.

II. CHUẨN BỊ : Tranh vẽ phóng to hình 23.1,2 SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát , thảo luận nhóm , thuyết trình ,giảng giải vấn đáp

IVTỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định.1phut sĩ số 9a: /19: 9b /21

. 2Khởi động 6 phút

MT: Kiểm tra kiến thức cũ ,đặt vấn đề bài mới

Đồ dùng :

Cách tiến hành :

Bước1 Kiểm tra: . Thế nào là đột biến cấu trúc NST? Các dạng đột biến ?

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 3/11/09
Ngày giảng : 9A:7/11/09 
	9b:6. /11/09 
Tiết 24. Bài 23
 Đột biến số lượng Nhiễm sắc thể
 I. Mục tiêu bài học.
 1) Kiến thức : HS trình bày được các biến đổi số lượng thường gặp ở một số cặp nhiễm sắc thể, cơ chế hình thành thể (2n +1) và thể ( 2n – 1)
 Hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp nhiễm sắc thể 
 2) Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích so sánh.
 Kĩ năng hoạt động nhóm.
II. chuẩn bị : Tranh vẽ phóng to hình 23.1,2 SGK.
III. Phương pháp: Quan sát , thảo luận nhóm , thuyết trình ,giảng giải vấn đáp 
IVTổ chức dạy và học 
ổn định.1phut sĩ số 9a: /19: 9b /21
. 2Khởi động 6 phút 
MT: Kiểm tra kiến thức cũ ,đặt vấn đề bài mới 
Đồ dùng : 
Cách tiến hành :
Bước1 Kiểm tra: . Thế nào là đột biến cấu trúc NST? Các dạng đột biến ? 
Bước2, Đặt vấn đề bài mới. Trong tế bào sinh dưỡng( xôma) nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng, 2 NST giống nhau về hình dạng kích thước và trình tự các nuclêôtít. Bộ NST 2n ( đa bội) là bộ NST trong tế bào xô ma, còn trong tế bào sinh dục khi đã qua giảm phân chỉ mang bộ NST n ( số lượng NST giảm đi một nửa). Đột biến số lượng NST là hiện tượng tăng thêm một cặp NST hay một số cặp NST....
3 Các hoạt động dạy và học.
3
 Hoạt động 1. 15 phút Tìm hiểu hiện tượng dị bội thể là gì?
MT: Nêu hiện tượng dị bội thể là gì?
.Đồ dùng: tranh vẽ hình 21 .2.3.4một số dạng đột biến 
Cách tiến hành :
Hoạt động của GV,HS
 Nội dung 
-Bước 1; HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
 GV: Hướng dẫn cho HS nhận biết sự khác nhau giữa quả cà độc dược 2n +1 với quả cà lưỡng bội bình thường như sau:
 - Yêu cầu HS quan sát H 23.1 với các câu hỏi gợi ý như sau:
 + Về kích thước quả của thế hệ (2n +1) to hơn hay nhỏ hơn nhiều so với ở thể lưỡng bội?
 + Cho ví dụ về sự khác nhau về hình dạng quả của các cây 2n +1)?
 + Gai trên quả các cây 2n + 1 nào dài hơn rõ rệt ở cây lưỡng bội?
- HS: Quan sát hình 23,1 so sánh nêu được:
 + Kích thước: to hơn hay nhỏ hơn?
 + Hình dạng: Tròn hay bầu dục?
 + Gai: dài hay ngắn hơn?
Bước 2: GV phân tích 
- GV: lưu ý: Mọi sinh vật đều có bộ NST lưỡng bội 2n, nhưng ngoài cà độc dược, còn lúa, cà chua ở thể 3 nhiễm. Đây là trường hợp 1 cặp NST nào đó không phải có 2 mà có 3 NST (2n +1). Ngược lại trường hợp nào đó mất đi một cặp NST (2n – 1) gọi là thể một nhiễm.
 Có trường hợp mất một cặp tương đồng ( 2n – 2)
 Bước 3: Kết luận + Em có kết luận gì?
I. Hiện tượng di bội thể
- Sự biến đổi số lượng NST ở một cặp NST thường thấy ở thể (2n + 1) và thể ( 2n – 1)
Hoạt động 2 (17 phút ): Tìm hiểu sự phát sinh thể di bội (2n +1) và (2n – 1) 
MT: Nêu NN sự phát sinh thể dị bội.
.Đồ dùng: sơ đồ sự hình thành thể dị bội 
Cách tiến hành :
Bước 1- GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh hình 23.2, đọc SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể một nhiễm diễn ra như thế nào?
- HS: Quan sát tranh, đọc SGK, thảo luận nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV lưu ý HS: Sự phân li không bình thường của cặp NST trong quá trình giảm phân.
- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận:
Bước 2: GV Phân tích 
GV: Nếu ở người sự phân li không bình thường của cặp NST giới tính XX sẽ sinh ra 2 loại giao tử ( loại XX và loại không có X. 
 Trong thụ tinh nếu xuất hiện hợp tử XO sễ gây bệnh Tớc nơ, nếu xuất hiện hợp tử XXXY gây bệnh Claiphentơ ( H 29.2)
Bước 3: KL NN sự phát sinh thể dị bội
II. Sự phát sinh thể dị bội.
- Trong quá trình giảm phân do sự không phân li của cặp nhiễm sắc thể thứ 21 ( ở người) do đó phát sinh 2 loại giao tử ( loại có 2 NST 21, loại không có NST 21). trong qúa trình thụ tinh sẽ xuất hiện hợp tử có 3 NST 21
- Hậu quả: Gây bệnh Đao 
4. Tổng kết và HDVN .phút 6phut
HS đọc tóm tắt cuối bài.
Trả lời câu hỏi SGK.
 Câu 2. Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể ( 2n + 1) và thể ( 2n – 1) là sự không phân li của một cặp NST không tương đồng nào đó, kết quả là 1 giao tử có cả 2 NST của một cặp, còn 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó. Sự thụ tinh của các giao tử bất thượng này sẽ tạo ra các thể dị bội.
 Câu 3. Dạng thể đột biến ( 2n + 1) và thể 2n – 1) có thể gây ra những biến đổi về hình tháI ( hình dạng, kích thước, màu sắc ở thực vật hoặc gây bệnh NST ở người: bệnh Đao và bệnh tớcnơ
2. Yêu cầu HS làm bài tập:
 Cơ chế phát sinh thể dị bội NST ở người? Người bị đột biến thể dị bội có số lượng NST trong tế bào là bao nhiêu? Biểu hiện như thế nào?
 Giải: a. Cơ chế phát sinh thể dị bội NST giới tính:
 P: Bố XY x Mẹ XX
 G: X ; Y XX; O
 Con XXX; XO; XXY; YO
 b. Số lượng NST:
+ XXX : có 3 NST / 1cặp --> số lượng NST 2n + 1
 Do đó số lượng NST trong tế bào là : 46 +1 = 47
+ XO : Có 1 NST / 1 cặp --> Số lượng NST 2n – 1 
 Do đó số lượng NST trong tế bào là : 46 – 1 = 45
+ XXY: Có 3 NST/ 1 cặp --> số lượng NST 2n + 1
 Do đó số lượng NST trong tế bào là : 46 + 1 = 47
+ YO : Có 1 NST / 1 cặp --> số lượng NST 2n – 1
 Do đó số lượng NST trong tế bào là: 46 –1 = 4
 c. Biểu hiện: Cơ thể phát triển không bình thường , cơ quan sinh dục không bình thường.
 Si đần, không có con.
Chuẩn bị bài 24.

Tài liệu đính kèm:

  • doct24.doc