Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 25: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)

Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 25: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1.Kiến thức:HS biết khái niệm về thể đa bội.

 Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân, do giảm phân và sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên.

 Nhận biết một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và có khái niệm sử dụng các đặc điểm của các thể đa bội trong chọn giống.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích so sánh

 Kĩ năng trao đổi nhóm

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG : Tranh vẽ phóng to H24.1,2,3,4,5 SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát , thảo luận nhóm , thuyết trình ,giảng giải vấn đáp

IVTỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định.1phut sĩ số 9a: /19: 9b /21

. 2Khởi động 6 phút

MT: Kiểm tra kiến thức cũ ,đặt vấn đề bài mới

Đồ dùng :

Cách tiến hành :

Bước1 Kiểm tra: . thể dị bội ? có những dạng đột biến nào?

Giải thích nguyên nhân phát sinh thể dị bội?

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 25: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9b: 10/11/09
 9a: 11/11/09
 Tiết 25. Bài 24
 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học.
 1.Kiến thức:HS biết khái niệm về thể đa bội.
 Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân, do giảm phân và sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên.
 Nhận biết một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và có khái niệm sử dụng các đặc điểm của các thể đa bội trong chọn giống.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích so sánh
 Kĩ năng trao đổi nhóm
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc.
II. Đồ dùng : Tranh vẽ phóng to H24.1,2,3,4,5 SGK.
III. Phương pháp: Quan sát , thảo luận nhóm , thuyết trình ,giảng giải vấn đáp 
IVTổ chức dạy và học 
ổn định.1phut sĩ số 9a: /19: 9b /21
. 2Khởi động 6 phút 
MT: Kiểm tra kiến thức cũ ,đặt vấn đề bài mới 
Đồ dùng : 
Cách tiến hành :
Bước1 Kiểm tra: . thể dị bội ? có những dạng đột biến nào? 
Giải thích nguyên nhân phát sinh thể dị bội?
Bước2, Đặt vấn đề bài mới. Từ hiện tượng tăng gấp bội NST đơn bội (n) dẫn đến hình thành các thể đa bội. Sự tăng số lượng NST dẫn dến tăng hàm lượng ADN trong tế bào dẫn đến tăng cường sự đồng hoá --> tăng kích thước TB --> tăng kích thước cơ quan, bộ phận cơ thể.
3 Các hoạt động dạy và học.
 Hoạt động 1. Tìm hiểu hiện tượng đa bội thể.
MT: Nêu được hiện tượng đa bội thể.
.Đồ dùng: tranh vẽ hình 24 .1.2.3. một số dạng đột biến 
Cách tiến hành :
Hoạt động của GV,HS
 Nội dung 
Bước 1: - GV hỏi: kiểm tra kiến thức cũ liên quan 
 + Thế nào là bộ NST lưỡng bội (2n)?
 ( Bộ NST chứa cặp NST tương đồng)
 + Các cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST 3n, 4n 5n... có hệ số của n khác với thể lưỡng bội như thế nào?
 + Có phải là bội số của n không?( có)
- HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi, nêu được (nhiều hơn 2n)
- GV hỏi: + Vậy thể đa bội là gì?
 + Các cơ thể có số lượng NST 3n,4n. 5n... được gọi là gì?
Bước 2: HS thảo luận nhóm 
- HS: Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi, GV tổng kết.
- GV: Yêu cầu HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời cho các câu hỏi sau:
 + Sự tăng số lượng NST, ADN trong tế bào có ảnh hưởng đến cường độ đồng hoá và ảnh hưởng đến kích thước tế bào như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS quan sát H24.1,2,3,4 và hướng dẫn HS so sánh kích thước cơ quan với sự phát triển số n và hỏi:
 + Sự tương quan giữa số n và kích thước cơ quan như thế nào?( Kích thước cơ quan sinh dưỡng (TB xôma của cây dâu đa bội, thân , cành , lá của cây cà độc dược đa bội , củ cải đa bội ) và cơ quan sinh sản ( quả táo tứ bội) lớn hơn so với cây lưỡng bội.)
 + Có thể nhận biết cây đa bội qua dấu hiệu nào? ( Kích thước lớn hơn ở cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng)
 + Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống cây trồng?( Kích thước của tế bào đa bội thể lớn hơn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh).
- HS: Quan sát tranh, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
Bước 3: 
- GV: Yêu cầu HS tổng kết ghi bảng.
I. Hiện tượng đa bội thể.
- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là bội số của n 
( nhiều hơn 2n)
- Tế bào đa bội có số lượng NST tăng, số lượng ADN cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh dẫn tới kích thước của thể đa bộ lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt.
 (1)
 (2)
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành thể đa bội
- GV: Củng cố kiến thức về nguyên phân, giảm phân qua câu hỏi:
 + Nguyên phân là gì? Tế bào mẹ và 2 tế bào con tạo thành sau 1 lần phân bào nguyên nhiễm có số lượng NST như thế nào?( gĩư nguyên)
 + Trường hợp từng NST tự nhân đôi nhưng TB không phân chia sẽ dẫn đến hiện tượng gì? ( đa bội 3n, 4n)
 + Giao tử hình thành qua giảm nhiễm và không qua giảm nhiễm khác nhau về số lượng NST như thế nào? ( đa bội thể)
- HS: Thảo luận nhóm trả lời.
- GV: Yêu cầu HS quan sát H25 hoàn thành ẹ Tr70 và hỏi:
 + Người ta tạo ra thể đa bội bằng phương pháp nào?
- HS: Quan sát tranh trả lời câu hỏi nêu được:
 - Trong nguyên phân hợp tử (2n = 6) nhân đôi nhưng vì một lí do nào đó không phân 2 tế bào con, nên tạo ra tế bào đa bội (4n = 12), tế bào này tiếp tục phân chia tạo thể tứ bội (4n).
 - Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử vì một lí do nào đó đã tạo ra các giao tử lưỡng bội 2n = 6. Trong thụ tinh các giao tử lưỡng bội kết hợp với nhau tạo thành hợp tử tứ bội 4n.
 - Vậy TH a hình thành thể đa bội 4n do nguyên phân TH b do giảm phân.
II. Sự hình thành thể đa bội
- Do các tác nhân vật lí, hoá học hay do môi trường bên trong cơ thể tác động vào quá trình phân bào gây ra sự phân li không bình thường của các cặp NST trong quá trình phân bào
4. Củng cố – hoàn thiện.
 1. HS đọc tóm tắt cuối bài
Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK.
 Câu 2. Tìm hiểu về sự hình thành thể đa bội: Sự tự nhân đôi của NST ở hợp tử nhưng không xảy ra nguyên phân ở lần đầu dẫn đến hình thành thể đa bội, sự hình thành giao tử không qua giảm nhiễm và sự phối hợp giữa chúng trong thụ tinh dẫn đến hình thành thể đa bội.
 Câu 3. Có thể nhận biết thể đa bội bằng mắt thường thông qua dấu hiệu tăng kích thước cơ quan của cây như thân, củ, cành lá, đặc biệt là tế bào khổng khí và hạt phấn. Có thể dùng sự tăng kích thước thân cành trong việc tăng sản lượng gỗ cây rừng. Sự tăng kích thước thân, lá, củ trong việc tăng sản lượng rau, củ cải đường.
 Đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịư tốt được ứng dụng trong chọn giống có năng suất cao và chống chịư tốt với các điều kiện không thuận lợi của môi trường. 
 V. Dặn dò: Chuẩn bị bài 25.

Tài liệu đính kèm:

  • doct25.doc