Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người

Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Nhận biết được bệnh Đao và Tớc nơ qua đặc điểm hình thái của bệnh nhân.

 Trình bày được các đặc điểm di truyền của bệnh: Bạch tạng, câm, điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.

 Nêu được nguyên nhân các tật, bệnh di truyền, đề xuất vài biện pháp hạn chế và phát sinh chúng.

 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh

 Kĩ năng hợp tác nhóm

 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập

II. CHUẨN BỊ :: Tranh vẽ H29.1,2,3 SGK.

III . PHƯƠNG PHÁP: thực hành quan sát , thảo luận nhóm , vấn đáp

IVTỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1.Ổn định.1phut sĩ số 9a: /19: 9b /21

. 2Khởi động ( 6 phút )

MT:, . Kiểm tra và đặt vấn đề bài mới

Đồ dùng :

Cách tiến hành :

B1:. Kiểm tra: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta lại dùng phương pháp đó để nghiên cứu một số tính trạng ở người.

B2:- Mở bài: Các đột biến gen, đột biến NST xảy ra ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hoá học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường và do rối loạn quá trình trao đổi chất trong tế bào gây ra các bệnh tật di truyền ở người.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/11/09
Ngày giảng :9b; 1/12 /09
 9a: /12 /09
Tiết 30. Bài 29 
 Bệnh và tật di truyền ở người
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
 Nhận biết được bệnh Đao và Tớc nơ qua đặc điểm hình thái của bệnh nhân.
 Trình bày được các đặc điểm di truyền của bệnh: Bạch tạng, câm, điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
 Nêu được nguyên nhân các tật, bệnh di truyền, đề xuất vài biện pháp hạn chế và phát sinh chúng.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh
 Kĩ năng hợp tác nhóm
 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập
II. chuẩn bị :: Tranh vẽ H29.1,2,3 SGK.
III . Phương pháp: thực hành quan sát , thảo luận nhóm , vấn đáp 
IVTổ chức dạy và học 
1.ổn định.1phut sĩ số 9a: /19: 9b /21
. 2Khởi động ( 6 phút )
MT:, . Kiểm tra và đặt vấn đề bài mới 
Đồ dùng : 
Cách tiến hành : 
B1:. Kiểm tra: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta lại dùng phương pháp đó để nghiên cứu một số tính trạng ở người.
B2:- Mở bài: Các đột biến gen, đột biến NST xảy ra ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hoá học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường và do rối loạn quá trình trao đổi chất trong tế bào gây ra các bệnh tật di truyền ở người.
3 Các hoạt động dạy và học.
 Hoạt động 1 (17 phút ): Tìm hiểu vài bệnh di truyền ở người 
MT:, HS nhận biết được một vài bệnh di truyền ở người, hiểu được N N và dấu hiệu nhận biêt của một số bệnh di truyền 
Đồ dùng : Tranh ảnh ,một số bệnh di truyền ở người
Cách tiến hành : 
Bươc 1: HS hoạt động cá nhân
- GV: Hướng dẫn HS đọc SGK, quan sát hình 29.1, thảo luận trả lời câu hỏi sau:
 + Bộ nhiễm sắc thể của người bình thường và bộ nhiễm sắc thể của người bị bệnh Đao có gì khác nhau? ( Cặp thứ 21 của người bị bệnh Đao có 3 nhiễm sắc thể, của người bình thường có 2 nhiễm sắc thể)
- HS: quan sát tranh, đọc SGk, thảo luận cử đại diện báo cáo.
Bước2: HS thảo luận nhóm
 + Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua đặc điểm bên ngoài nào? ( Người nhỏ bé, lùn, cổ rụt, má phệ... si đần bẩm sinh và không có khả năng sinh con)
- HS: Quan sát tranh, thảo luận nhóm đọc SGK trảlời được:
Bước 3 KL : y/c HS kl NN chính mác bệnh và dâu hiệu của bệnh 
Bước 1: HS Hoạt động cá nhân quan sát tranh và sơ đồ NST 
- GV: Tiếp tục hướng dẫn HS quan sát tranh H 29.2 đọc ÿ SGK Tr 83 thảo luận trả lời câu hỏi:
 + Đặc điểm khác nhau giữa bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân Tơc nơ với bộ NST của người bình thường?
Bước 2: HS thảo luận nhóm
 + Nhận biết bệnh nhân Tơcnơ qua dấu hiệu nào?
- HS: Đọc SGK, quan sát tranh, thảo luận nêu được.
 Bước 3: 
GV nhận xét ,KL chốt kiến thức 
Bước 1: 
Y/c HS thảo luận nhóm bàn 
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu ÿ trả lời câu hỏi:
 + Thế nào là chứng bạch tạng?
 + Bệnh câm điếc bẩm sinh là gì?
- HS: đọc thông tin, trao đổi nêu được:
Bước 2: GV KL và chốt kiên thức 
I. Một vài bệnh di truyền ở người
Bệnh Đao.
- Cặp thứ 21 của người bị bệnh Đao có 3 nhiễm sắc thể, của người bình thường có 2 nhiễm sắc thể.
- Người nhỏ bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng há, lưỡi thè, mắt một mí hơi sâu, khoảng cách giữa 2 mát xa nhau, ngón tay ngắn, si đần bẩm sinh và không có khả năng sinh con.
2. Bệnh Tơcnơ
Cặp NST giới tính của bệnh nhân tơcnơ có 1 NST X
Bệnh nhân Tơcnơ: Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.
Khi trưởng thành không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con
3. Chứng bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh.
 - Chứng bạch tạng do đột biến một gen lặn gây ra, bệnh nhân có da, tóc màu trắng, mắt màu hồng.
- Bệnh câm, điếc bẩm sinh do đột biến một gen lặn khác gây ra, bệnh thường do chất phóng xạ hay chất độc hoá học gây ra.
Hoạt động 2 ( 6 phút ):: Tìm hiểu một số di tật ở người.
MT:, HS nhận biết được một số di tật ở người.hiểu được N N và dấu hiệu nhận biêt của một số tật di truyền Tranh ảnh ,một
Đồ dùng : một số di tật ở ngườ
Cách tiến hành : 
-Bước 1: HS hoạt động cá nhân quan sát tranh GV:Hướng dẫn HS quan sát hình 29.a,b,c,d, thảo luận trả lời câu hỏi:
 + Các dị tật thường gặp ở người?
HS: Quan sát, thảo luận trả lời được:
Bước 2: GV nhận xét , HDHS Kl 
II. Một số dị tật ở người.
Các dị tật bẩm sinh:
- Tật khe hở môi – hàm.
- Bàn tay mất một số ngón.
- Bàn chân mất một số ngón và dính ngón.
- Bàn tay nhiều ngón
 Hoạt động 3 (12 phút ):: Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền.
MT:, HS nêu NN gây ra các bệnh và tật DT ở người từ đó đề xuất vài biện pháp hạn chế và phát sinh chúng.
Đồ dùng : 
Cách tiến hành : 
Bước 1: HS hoạt động cá nhân tìm hiểu TT -
HS đọc SGK Tr 85 
Bước 2: GV: Yêu cầu thảo luận nhóm lớn 
 + Nguyên nhân phát sinh tật, bệnh di truyền ở người? ( do tác nhân vật lí, hoá học hay ô nhiễm môi trường, hay rối loạn TĐC nội bào.)
 + Có thể hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người bằng cách nào?
HS: Cử đại diện nhóm báo cáo và trao đổi 
Bước 3: GV NX ,,bổ sung ,kl 
III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền 
- Nguyên nhân: Do tác nhân vật lí hay hoá học, và do ô nhiễm môi trường hay do rối loạn trao đổi chất nội bào.
Hạn chế: 
- Đấu tranh chống sản xuất, thử sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con ở những cặp vợ chồng nói trên 
4. Tổng kết và HDVN (3 phút )
 1. HS đọc tóm tắt cuối bài.
2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK.: Đọc “ Em có biết”
 Chuẩn bị bài 30.

Tài liệu đính kèm:

  • doct30.doc