I -Mục tiêu:
1- Kiến thức :
- Biết và trình bày được: Nội dung ,mục đích, ý nghĩa của lai phân tích
- Biết ý nghĩa của tương quan trội -lặn
-Sự khác nhau giữa trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn
2-Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, nhận xét.
3-Thái độ: Giáo dục lòng say mê nghiên cứu, yêu thích môn học
II-Đồ dùng cần chuẩn bị:
- Tranh phóng to hình 3
- Sơ đồ lai phân tích.
III-Hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức:
Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Vì sao F2 có sự phân ly tính trạng?
a-Vì hai tính trạng trội và lặn không trộn lẫn vào nhau
b-Vì F1 là cơ thể dị hợp
c-Vì trong cơ thể lai F1gen lặn không bị trộn lẫn với gen trội
d-Vì F1 cho hai loại giao tử A và a
Đáp án:C
Ngày soạn :. 19/8/2010 Ngày giảng: 9A: 23/8/2010 9B : 24/8/2010 Tiết 3:Lai một cặp tính trạng (tiếp theo ) I -Mục tiêu: 1- Kiến thức : - Biết và trình bày được: Nội dung ,mục đích, ý nghĩa của lai phân tích - Biết ý nghĩa của tương quan trội -lặn -Sự khác nhau giữa trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn 2-Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, nhận xét. 3-Thái độ: Giáo dục lòng say mê nghiên cứu, yêu thích môn học II-Đồ dùng cần chuẩn bị: Tranh phóng to hình 3 Sơ đồ lai phân tích. III-Hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức: Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau : Vì sao F2 có sự phân ly tính trạng ? a-Vì hai tính trạng trội và lặn không trộn lẫn vào nhau b-Vì F1 là cơ thể dị hợp c-Vì trong cơ thể lai F1gen lặn không bị trộn lẫn với gen trội d-Vì F1 cho hai loại giao tử A và a Đáp án:C 2-Khởi động: Trong bài trước ta đã biết hoa đỏ F2 có hai kiểu gen là A A và A a.Vậy làm thế nào để biết đâu là cây hoa đỏ thuần chủng hay không thuần chủng? àTìm hiểu bài mới 3-Bài mới: Hoạt động : Lai phân tích Mục tiêu:Hs biết được khái niệm và ý nghĩa phép lai phân tích. Thời gian:12 phút Đồ dùng : Sơ đồ lai phân tích. Cách tiến hành: Hoạt động dạy học Nội dung bài học Bước1: GV hỏi:Khi cho các cây F2 tự thụ phấnàĐược kết quả thế nào ? -Tính trạng trội F2 con cháu không phân ly(đồng tính) àChứng tỏ điều gì ? -Tính trạng trội F2 con cháu phân ly chứng tỏ điều gì ? Hs:Trả lời câu hỏiHs nhóm khác nhận xét. Bước 2: GV :Nêu ví dụ hai sơ đồ laiàGọi hai học sinh lên bảng viết kết quả. HS : viết kết quả hai sơ đồ lai GV Hỏi :Em có nhận xét gì qua kết quả trên ? +Làm thế nào đẻ xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ? -Suy nghĩ cá nhân để điền từ thích hợp hoàn thành bài tập SGK àEm hiểu lai phân tích là gì ? Lai phân tích có ý nghĩa gì ? -Yêu cầu học sinh đọc kỹ thông tin SGK. Suy nghĩ để nêu rõ các khái niệm: +Kiểu hình? +Kiểu gen? +Thể đồng hợp? +Thể dị hợp? 1-Lai phân tích -Ví dụ: + P : A A x a a G : A a F1 : A a ( Đ T ) + P : A a x a a G : A, a a F1: A a , a a -Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. +Nếu kết quả phép lai là đồng tínhàcá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. +Nếu kết quả lai phân lyàcá thể trội có kiểu gen dị hợp Hoạt động : ý nghĩa của tương quan trội- lặn Mục tiêu: Hs biết được. Thời gian:15 phút Đồ dùng : Cách tiến hành: Bước1: GV:Yc Hs đọc kỹ thông tin SGK.Cùng trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi sau: +Vì sao tính trạng trội thường là tính trạng tốt? +Mục tiêu của chọn giống là gì? +Để tránh sự phân ly tính trạng diễn raàphải làm thế nào? +Làm thế nào để xác định độ thuần chủng của giống? HS:Gọi đại diện các nhóm trả lời,các nhóm khác chú ý theo dõi để nhận xét và bổ sung Bước 2: Hs:Trả lời câu hỏiHs nhóm khác nhận xét. Gv :Nhận xét và giúp hs rút ra kết luận. Hs:Hoàn thiện kiến thức 2-ý nghĩa của tương quan trội- lặn -Tương quan trội- lặn là hiện tượng phổ biến ở sinh vật -Tính trạng trội thường là tính trạng tốt -Mục tiêu của chọn giống là: Xác định được gen trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiẻu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao -Để tránh sự phân ly tính trạng diễn ra,làm xuất hiện tính trạng xấuà phải kiểm tra độ thuần chủng của giống -Muốn xác định độ thuần chủng của giống ta dùng phép lai phân tích Hoạt động : Trội không hoàn toàn Mục tiêu: Hs biết được hiện tượng trội không hoàn toàn. Thời gian:10 phút Đồ dùng : Tranh phóng to hình 3 Cách tiến hành: Bước1: GV:Yc Hs đọc kỹ thông tin SGK, quan sát thật kỹ hình 3,cùng trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi : +Nêu sự khác nhau về kiểu hình F1 và F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nhiệm của Men Đen? Hs:Trả lời câu hỏi GV:Gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung - Hiện tượng F1 có kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ,F2 có kiểu hình 1: 2: 1 là hiện tượng trội không hoàn toàn àHọc sinh suy nghĩ chọn và điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm trội không hoàn toàn. Bước 2: Hs:Trả lời câu hỏiHs nhóm khác nhận xét. Gv :Nhận xét và giúp hs rút ra kết luận. Hs:Hoàn thiện kiến thức 3-Trội không hoàn toàn -P : AA(Đỏ) x aa( trắng ) F1 A a (Hồng) F2 1AA(Đỏ)-2Aa (Hồng)- 1aa (Trắng) -Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn F2có tỷ lệ kiểu hình là 1 :2 :1 (1 trội,2 trung gian, 1 lặn) 4. Tổng kết và HDVN (4phút) *.Củng cố. Tóm tắt nội dung toàn bài. Gọi học sinh đọc kỹ kết luận chung. Hướng dẫn trả lời câu hỏi. + Hoàn thành bảng 3(bài tập 3) + Bài 4 dáp án b Đặc điểm Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn Kiểu hình F1 (Aa) Trội Trung gian Tỉ lệ kiểu hình F2 3 trội - 1 lặn 1 trội -2 trung gian -1 lặn Phép lai phân tích được sử dụng trong trường hợp X *. HDVN : + Học kỹ nội dung bài + Làm bài tập 1,2,3,4 SGK + Đọc trước bài lai 2 cặp tính trạng.
Tài liệu đính kèm: