Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Học xong bài, học sinh phải:

 - Sử dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để giải thích, phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người.

 - Phân biệt được hai trường hợp sing đôi cùng trứng và sing đôi khác trứng.

 - Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.

 2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng quan sát quan sát và phân tích kênh hình.Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ:Giáo dục ý thức nghiêm túc trong tập.

II. CHUẨN BỊ:

 GV: - Tranh phóng to h28.1 (HĐ1), 28.2 (HĐ 2)

 HS: - Vẽ các sơ đồ vào vở.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 
9A:
9B:/ 
Tuần:
 Chương V: Di truyền học người 
Tiết 29- Bài 28: phương pháp nghiên cứu
di truyền người
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học xong bài, học sinh phải:
	- Sử dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để giải thích, phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người.
	- Phân biệt được hai trường hợp sing đôi cùng trứng và sing đôi khác trứng.
	- Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
 2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng quan sát quan sát và phân tích kênh hình.Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:Giáo dục ý thức nghiêm túc trong tập.
II. chuẩn bị: 
 GV: - Tranh phóng to h28.1 (HĐ1), 28.2 (HĐ 2)
 HS: - Vẽ các sơ đồ vào vở.
III. hoạt động dạy học.
 1. Tổ chức: (1')9A: 9B:
 2. Kiểm tra: không
 3. Bài mới: - ở người cũng có hiện tượng di truyền và biến dị. Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp 2 khó khăn chính:
 	+ Sinh sản chậm, đẻ ít con.
	+ Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến.
	 ăNgười ta phải đưa ra một số phương pháp nghiên cứu thích hợp.
 Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: Sử dụng các kí hiệu trong phương pháp nghiên cứu phả hệ và ứng dụng phương pháp này trong nghiên cứu di truyền ở một số tính trạng đơn giản.
GV: Treo sơ đồ h28.1, yêu cầu h/s quan sát giải thích các kí hiệu.
HS: Giải thích các kí hiệu: Ê; ; ˜; Â.
? Tại sao người ta dùng 4 kí hiệu để biểu thị sự kết hôn giữa 2 người khác nhau về một tính trạng? 
HS: 1 tính trạng có 2 trạng thái đối lập Ư4 kiểu kết hợp.
 + Cùng trạng thái: Ê ; ˜ Â.
 + Hai trạng thái đối lập:  ; Ê ˜.
GV: Yêu cầu h/s nghiên cứu ví dụ 1, trả lời câu hỏi:
? Mắt nâu và mắt đen, màu mắt nào thể hiện cả ở đời ông bà, đời con F1, đời cháu F2? Màu mắt nào là trội? Tại sao?
HS: Màu mắt nâu là trội. Đời con F1 chỉ có màu mắt nâu; con trai, con gái mắt nâu lấy vợ hoặc chống mắt nâu cho các cháu có mắt nâu hoặc đen, có hiện tượng phân li Ư mắt nâu trội.
GV: Yêu cầu h/s xác định sự di truyền màu mắt có mliên quan đến giới tính không? nếu liên quan thì như thế nào?
? Trong 2 gia đình được lập phả hệ, F2 tính trạng mắt nâu và mắt đen biểu hiện ở giới nào?
HS: Cả giới nam và nữ.
? Vậy, sự di truyền màu mắt có liên quan đến giới tính không? 
HS: Gen qui định tính trạng này không nằm trên NST giới tính mà nằm trên NST thường, không liên quan đến giới tính.
GV: Chốt lại kiến thức :
? Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
? Tại sao người ta dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người?
HS: + Vì người sinh sản chậm, đẻ ít. 
 + Lí do xã hội không áp dụng được phương pháp lai hoặc gây đột biến.
 + Phương pháp này đơn giản dễn thực hiện.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tính trạng theo sơ đồ phả hệ.
GV: Để xác định sự di truyền bệnh máu khó đông dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ. 
GV: Yêu cầu h/s đọc ví dụ tr 79, thảo luận nhóm nội dung:
 + Lập sơ đồ phả hệ từ P ƯF1.
 + Sự di truyền máu khó đông có liên quan đến giới tính không?
 + Trạng thái mắc bệnh do gen trội hay gen lặn qui định? 
HS: Thảo luận nhóm đưa ra kết quả đúng, đại diện nhóm trình bày.
HS: Nêu được:
 +Bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn qui định.
 + Đời bố mẹ: (F1)  Ê
 Đời con (F2)  Â
 + Bệnh máu khó đông liên quan đến giới tính. Nam dễ mắc bệnh, gen gây bệnh năm trên NST X.
GV: Gọi 1 h/s lên bảng viết công thức di truyền (kết hợp giữa NST và gen).
HS: Gen lặn a: mắc bệnh; A: không mắc bệnh.
 F1: XAXa x XAY
 G: XA ; Xa XA ; Y
 F2: XAXA : XAY : XAXa : XaY (mắc bệnh)
* Hoạt động 3: Xác định sự khác nhau cơ bản giữa trường hợp sinh đôi cùng trứng và khác trứng.
GV: Hướng dẫn h/s quan sát sơ đồ h28.2, yêu cầu trả lời câu hỏi:
? Sơ đồ a và b khác nhau về số lượng trứng, tinh trùng, hợp tử như thế nào?
HS: Sơ đồ a: 1 trứng + 1 tinh trùng Ư 1 hợp tử.
 Sơ đồ a: 2 trứng + 2 tinh trùng Ư2 hợp tử.
? Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc nữ? 
HS: Vì chúng được phát triển từ một hợp tử có chung bộ NST, trong đó có cặp NST giới tính qui định giới tính giống nhau.
? Đồng sinh khác trứng là gì? Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không? Tại sao? 
HS: 2 trứng + 2 tinh trùng Ư 2 hợp tử Ư 2 cơ thể.
? Đồng sinh cùng trứng, khác trứng khác nhau ở điểm nào? 
HS: Đồng sinh cùng trứng cùng giới. Đồng sinh khác trứng cùng giới hoặc khác giới.
GV: Cho h/s nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh 2 anh em, đọc mục "Em có biết" trả lời:
? Tính trạng nào của 2 anh em hầu như không thay đổi hoặc ít thay đổi do tác động của môi trường?
HS: Tính trạng chất lượng.
? Tính trạng nào dễ bị thay đổi theo điều kiện môi trường? ( Tính trạng số lượng: da, cao)
? Nêu ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh?
GV: Cho h/s liên hệ, lấy một vài ví dụ về trẻ đồng sinh ở lớp, trường 
 15'
10'
 10'
I. Nghiên cứu phả hệ.
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
II. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
1. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng.
- Đồng sinh cùng trứng: Những đứa trẻ sinh ra từ 1 trứng và 1 tinh trùng.
- Đồng sinh khác trứng: Những đứa trẻ được sinh ra cùng lúc nhưng phát triển từ hợp tử khác nhau.
2. ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh.
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sựhình thành tính trạng.
- Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng.
* Kết luận chung: (sgk)
 4. Củng cố: (8')
	* Đánh dấu vào phương án trả lời đúng:
 1. Vì sao đề nghiên cứu di truyền người phải có các phương pháp riêng thích hợp?
Ê a. Người sinh sản chậm, đẻ ít con. NST người có số lượng tương đối lớn (2n=46), kích thước nhỏ, ít sai khác nhau về hình dạng, kích thước.
Ê b. Vì các lí do xã hội không thể áp dụng các phương pháp phân tích giống lai như đối với động vật, thực vật
 R c. Cả a và b.
 2. Để nghiên cứu vai trò của kiểu gen và môi trường đối với kiểu hình trên cơ thể người, phương pháp nào là phù hợp nhất?
	R a. Nghiên cứu trẻ đồng sing cùng trứng.
	Ê b. Nghiên cứu trẻ đồng sinh khác trứng.
	Ê c. Phân tích phả hệ.
 5. Dặn dò: (1')
	- Học bài, trả lời câu hỏi sgk.
	- Tìm hiểu một số bệnh ( tật) di truyền ở người.
	- Đọc mục "Em có biết"./.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9 - Tiet 29.doc