Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 35: Ôn tập phần di truyền và biến dị

Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 35: Ôn tập phần di truyền và biến dị

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Học xong bài, học sinh cần:

- Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị.

- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn và đời sống.

 2. Kĩ năng:

 - Tiếp tục rèn kĩ năng tư duy lí luận, tổng hợp hệ thống hoá kiến thức.

 - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ:Giáo dục ý thức tìm hiểu các thành tựu khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

 GV: - Nội dung đáp án cho các bảng 40.1 - 40.5.

 HS: - Hoàn thiện các bảng vào vở.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 2079Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 35: Ôn tập phần di truyền và biến dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
9A:
9B: 
Tuần
Tiết 35- Bài 40: ôn tập phần di truyền và biến dị
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học xong bài, học sinh cần:
- Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị.
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn và đời sống.
 2. Kĩ năng: 
	- Tiếp tục rèn kĩ năng tư duy lí luận, tổng hợp hệ thống hoá kiến thức.
	- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:Giáo dục ý thức tìm hiểu các thành tựu khoa học.
II. chuẩn bị: 
 GV: - Nội dung đáp án cho các bảng 40.1 - 40.5.
 HS: - Hoàn thiện các bảng vào vở..
III. hoạt động dạy học.
 1. Tổ chức: (1')9A: 9B:
 2. Kiểm tra: (1')Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức.
GV: Tổ chức cho h/s hoạt động nhóm (10 nhóm) và yêu cầu:
 + Hai nhóm cùng nghiên cứu một nội dung.
 + Hoàn thiện các bảng kiến thức từ 40.1 Ư 40.5.
HS: Các nhóm trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành nội dung đó.
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, nhận xét và bổ sung.
GV: Đánh giá và giúp h/s hoàn thiện kiến thức. Đưa ra bảng đáp án chuẩn cho h/s ghi vào vở bài tập.
25'
I. Hệ thống hoá kiến thức.
Bảng 40.1: Tóm tắt các qui luật di truyền.
Tên qui luật
Nội dung
Giải thích
ý nghĩa
Phân li
- Do sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố trong cặp. 
- Các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau. 
-Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng.
- Xác định tính trội (thường là tốt)
Phân li độc lập
- Phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong phát sinh giao tử .
- F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành.
- Tạo biến dị tổ hợp.
Di truyền liên kết
- Các tính trạng do nhóm gen liên kết qui định được di truyền cùng nhau
- Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào.
- Tạo sự di truyền ổn định của nhóm tính trạng.
Di truyền giới tính
- ở các loài giao phối tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1:1
- Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính.
- Điều khiển tỉ lệ đực cái.
Bảng 40.2: Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì
trong nguyên phân và giảm phân.
Các kì
Nguyên phân
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đầu
- NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt
- Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động
- Các NST xoắn, co ngắn
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau, sau đó lại tách rời.
- NST co lại cho thấy số lượng kép trong bộ đơn bội.
Kì giữa
- Các NST kép đóng xoắn cực đại.
- Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
- Các cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuối
- Các NST đơn giãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất.
- Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.
- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.
Bảng 40.3: Bản chất và ý nghĩa của các quá trình
nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
Quá trình
Bản chất
ý nghĩa
Nguyên phân
- Giữ nguyên bộ NST, nghĩa là 2 tế bào con được tạo ra có 2n giống như tế bào mẹ.
- Duy trì bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở những loài sinh sản vô tính.
Giảm phân
- Làm giảm số lượng NST đi một nửa, nghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST (n=1/2) của tế bào mẹ 2n.
- Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra biến dị tổ hợp.
Thụ tinh
- Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n).
- Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính tạo nguòn BDTH.
Bảng 40.4: Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin.
Đại phân tử
Cấu trúc
Chức năng
ADN
- Chuỗi xoắn kép
- 4 loại Nucleôtit: A, T, G, X
- Lưu giữ thông tin di truyền.
- Truyền đạt thông tin di truyền.
ARN
- Chuỗi xoắn đơn
- 4 loại Nucleôtit: A, U, G, X
- Truyền đạt thông tin di truyền
- Vận chuyển axit amin.
- Tham gia cấu trúc ribôxôm.
Prôtêin
- Một hau nhiều chuỗi đơn: 20 loại axit amin.
- Cấu trúc các bộ phận của tế bào.
- Enzim xúc tác các quá trình trao đổi chất
- Hoocmôn điều hoà quá trình trao đổi chất
- Vận chuyển, cung cấp năng lượng.
Bảng 40.5: Các dạng đột biến
Các loại đột biến
Khái niệm
Các dạng đột biến
Đột biến gen
- Những biến đổi trong cấu trúc của AND thường tại một điểm nào đó.
- Mất, thêm, thay thế cặp nuclêôtit.
Đột biến cấu trúc NST
- Những biến đổi trong cấu trúc NST.
- Mất, lặp, đảo đoạn.
Đột biến số lượng NST
- Những biến đổi về số lượng bộ NST.
- Dị bội thể và đa bội thể.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi ôn tập.
GV: Yêu cầu h/s trả lời một số câu hỏi tr 117, còn lại h/s tự trả lời.
HS: Vận dụng các kiến thức vừa hệ thống ở hoạt động trên để trả lời câu hỏi.
 Câu 1: Hãy giải thích sơ đồ:
 ADN(gen) Ư mARN Ư Prôtêin Ư Tính trạng.
 Câu 2: Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào? 
 Câu 3: Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp? 
 Câu 5: Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào ?
13'
II. Câu hỏi ôn tập.
Câu 1: Mối liên hệ:
 + Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.
 + mARN làm khuôn mẫu tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành nên prôtêin.
 + Prôtêin chịu tác động của môi trường biểu hiện tành tính trạng.
 Câu 2: 
 + Kiển hình là sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
 + Vận dụng: Bất kì một giống nào (kiểu gen) muốn có năng suất (số lượng - kiểu hình) cần được chăm sóc tốt (ngoại cảnh).
 Câu 3: Vì: 
 + Người sinh sản muộn và đẻ ít con.
 + Vì lí do xã hội không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.
Câu 5: Ưu thế:
 + Chỉ nuôi cấy tế bào, mô trên môi trường dĩnh dưỡng nhân tạo, tạo ra cơ quan hoàn chỉnh.
 + Rút ngắn thời gian tạo giống.
 + Chủ động tạo các cơ quan thay thế các cơ quan bị hỏng ở người.
 4. Củng cố: (3')
	- GV đánh giá sự chuẩn bị và các hoạt động của nhóm.
 5. Dặn dò: (1')
	- Hoàn thành các câu hỏi còn lại ở sgk tr 117.
	- Ôn lại toàn bộ chương trình đã học giờ sau kiểm tra học kì I./.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9 - Tiet 35.doc