Giáo án môn sử 9 năm học 2010 - 2011

Giáo án môn sử 9 năm học 2010 - 2011

 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:

+ Những nét nổi bật của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Hoàn cảnh ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và các giai đoạn phát triển từ năm 1945 đến nay.

2. Kĩ năng:

+ Khai thác tranh ảnh, lược đồ.

+ Phân tích, đánh giá.

 

doc 37 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn sử 9 năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỬ 9 NĂM HỌC 2010-2011
Tuần 6	
BÀI 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á.
I/ Mục đích, yêu cầu: 
 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:
+ Những nét nổi bật của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Hoàn cảnh ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và các giai đoạn phát triển từ năm 1945 đến nay.
2. Kĩ năng:
+ Khai thác tranh ảnh, lược đồ.
+ Phân tích, đánh giá.
 3. Tư tưởng: Giáo dục Hs:
+ Tinh thần đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc - thực dân vì hoà bình, độc lập dân tộc.
+ Giữ gìn mối quan hệ hữu nghị giữa nước ta với Trung Quốc.
II. Phương tiện dạy học:
+ Bản đồ châu Á.
+ Một số tranh ảnh, tư liệu về Trung Quốc từ năm 1945 đến nay.
III/ Phương pháp:
Trực quan , phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức:	9A: Vắng 1: Quan
	9B: 0.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu những điểm nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc ở Á-Phi-Mĩ latinh từ năm 1945 đến thập niên 60 của thế kỉ XX?
	9A: 0
	9B: 0
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Với diện tích rộng lớn và dân số đông nhất thế giới, châu Á sau 1945 đã có nhiều thay đổi to lớn và sâu sắc. Trải qua cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, các dân tộc châu Á đã giành được độc lập và ngày nay đang ra sức xây dựng đất nước phát triển kinh tế- xã hội.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: Biết được tình hình chung của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
 GV: Yêu cầu HS đọc mục I sgk 
? Em hãy trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX? 
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Yêu cầu HS xác định vị trí các nước trên bản đồ.
* Nêu số liệu minh họa.
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Những nét nổi bật của tình hình Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển.
GV: Giới thiệu vài nét về TRung Quốc trên bản đồ: Rộng trên 9,5 triệu km2; 1,3 tỉ người(2002).
GV: Nhắc lại cuộc nội chiến kéo dài từ 1946-1949 giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Nói rõ quá trình ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
HS: Trả lời.
GV: Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời.
GV: Kết luận:
Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử lớn đối với đất nước, nhân dân Trung Hoa và thế giới.
GV: Hãy nêu những thành tựu trong 10 năm xây dựng đất nước.
HS: Thảo luận nhóm- trả lời.
GV: Nhấn mạnh:
 Chính sách đối ngoại là tích cực, củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
HS: Đọc sách SGK.
GV: Phân tích: 
- Đường lối Ba ngọn cờ hồng có phong trào Đại nhảy vọt với ý đồ nhanh chóng xây dựng thành công CNXH nhưng kết quả không được như mong muốn.
- Cuộc Đại cách mạng văn hóa vô sản thực chất là sự bất đồng về đường lối và tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
GV: Đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và “Đại cách mạng văn hóa vô sản” để lại hậu quả gì?
GV: Yêu cầu HS trình bày quá trình cải cách 
GV: Phân tích:
Đường lối mới với chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm xây dựng Trung Quốc thành một quốc gia giàu mạnh văn minh.
HS: Quan sát hình 78 SGK và nhận xét về thành tựu của Trung Quốc trong công cuộc cải cách mở cửa.
GV: Liên hệ mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.
I/ TÌNH HÌNH CHUNG:
Sau 1945 :
- Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh.
- Phần lớn các nước giành được độc lập(Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a,...)
- Nửa sau TK XX : Tình hình không ổn định(khu vực Đông Nam Á và Trung Đông).
- Sau chiến tranh lạnh : Diễn ra các cuộc xung đột(giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a,...).
- Một số nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế(Trung Quốc, Hàn Quốc, Sin-ga-po,...)
- Ấn Độ với cuộc cách mạng Xanh trong nông nghiệp, sự phát triển của CN phần mềm, CN thép, xe hơi,...
II/ TRUNG QUỐC :
1. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa :
- 1/10/1949 : Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
* Ý nghĩa :
- Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.
- Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập và hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới(1949-1959) :
- 1950 : Nhân dân Trung Quốc khôi phục kinh tế hoàn thành thắng lợi.
- 1953 : Thực hiện kế hoạch 5 năm đạt nhiều thành tựu to lớn.
- Có 246 công trình được xây dựng và đưa và sản xuất.
- Sản lượng công nghiệp tăng 140%, sản lượng nông nghiệp tăng 125%.
3. Đất nước trong thời kì biến động(1959-1978) :
Hậu quả :
- Nền kinh tế đất nước hỗn loạn.
- Sản xuất giảm sút.
- Đời sống nhân dân điêu đứng.
- Nạn đói xảy ra khắp nơi.
4. Công cuộc cải cách mở cửa(từ 1978 đến nay)
- 12/1978 : Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới.
* Thành tựu :
- Tổng sản phẩm trong nước tăng trung bình hàng năm 9,6%.
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu (1997) đạt 325,06 tỉ USD.
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Đối ngoại : Cải thiện quan hệ với nhiều nước, thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông(1997), Macao(1999).
 4/ Củng cố: 
- GV nhắc lại những nội dung đã học.
 5/ Hướng dẫn dặn dò :
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
- Trả lời câu hỏi :
+ Nêu sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
+ Sưu tầm tranh ảnh để minh họa.
Tuần	9	Ngày soạn: 20/10 
Tiết 6 Ngày dạy: 21/10 T2 9A
Bài 5:	CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á.
I Mục đích:
 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:
+ Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
+ Sự ra đời và phát triển của tổ chức Asean, vai trò của nó đối với sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
 2. Kĩ năng:
+ Khai thác tranh ảnh, bản đồ.
+ Phân tích, đánh giá.
 3. Tư tưởng: Giáo dục Hs:
+ Tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc trong khu vực.
+ Trách nhiệm bản thân đối với đất nước khi gia nhập Asean.
II/ Phương tiện dạy học:
 + Bản đồ các nước Đông Nam Á.
 + Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan.
III/ Phương pháp:
Trực quan , phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử.
IV/ Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức:	9A: Vắng 2: Trinh, Chí
	9B: 0
 2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu những thành tựu nổi bật của nhân dân Trung Quốc trong công cuộc Đổi mới từ năm 1978 đến nay?
	9A: Quan: 5 
	9B: 0
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Từ năm1945, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Đông Nam Á phát triển mạnh. Nơi đây coi như khởi đầu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á đã xây dựng đất nước, phát triển kinh tế và văn hoá đạt được những thành tựu to lớn. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã chứng minh điều đó. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: Biết được tình hình chung của Đông Nam Á trước và sau 1945.
GV: Dùng bản đồ ĐNÁ giới thiệu về các nước này. 
-Em hãy trình bày những nét chủ yếu về các nước Đông Nam Á trước 1945?
HS: Dựa vào sgk trả lời 
GV: Em hãy trình bày tình hình Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới lần thứ hai?
HS: Trả lời sgk
GV: Sau khi một số nước giành được độc lập, tình hình khu vực này ra sao? 
HS: Dựa vào sgk trả lời
 GV: Từ những năm 50 của thế kỷ XX, đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á có gì thay đổi?
GV Kết luận: Như vậy, từ cuối những năm 50, đường lối ngoại giao của các nước Đông Nam Á bị phân hoá.
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Hoàn cảnh ra đời và mục tiêu của tổ chức ASEAN.
GV: Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì?
HS: Trả lời 
GV: Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ ASEAN là gì?
HS: Dựa vào sgk trả lời 
GV: Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN như thế nào?
GV: Nhấn mạnh: Nền kinh tế các nước ASEAN đã có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,...
GV: Giới thiệu trụ sở ASEAN tại Gia-cac-ta (Inđônêxia), đó là nước lớn nhất và đông dân cư nhất Đông Nam Á
Hoạt động 3: 
Mục tiêu: Qúa trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay.
GV: Tổ chức ASEAN đã phát triển như thế nào?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Hoạt động chủ yếu của ASEAN hiện nay là gì?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn HS xem hình 11. Hội nghị cấp cao ASEAN VI, họp tại Hà Nôi, thể hiện sự hợp tác hữu nghị, giúp đỡ nhau cùng phát triển của ASEAN .
I/ Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945:
- Trước năm 1945, hầu hết là thuộc địa của đế quốc (trừ Thái Lan)
- Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, một loạt các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền: 
 + In-đô-nê-xia (8/1945)
 + Việt Nam (8/1945)
 + Lào (10/1945)
- Sau khi giành độc lập, bọn đế quốc trở lại xâm lược như Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
- Tháng 9/1954, Mĩ lập khối quân sự (SEATO) ở Đông Nam Á.
+ Thái Lan, Philippin: Tham gia SEATO.
+ In-đô-nê-xi-a, Miến Điện: Thi hành chính sách hòa bình trung lập.
+ Việt Nam, Lào, Campuchia: tiến hành kháng chiến chống Mỹ.
II/ Sự ra đời của tổ chức ASEAN:
1/ Hoàn cảnh thành lập:
 Ngày 8/8/1967, ASEAN ra đời gồm 5 nước: In-đô-nê-xia, Thái Lan, Ma-lai-xia, Phi-lip-pin, Xingapo
2/ Mục tiêu hoạt động
 Phát triển kinh tế, văn hoa, thông qua sự hợp tác hoà bình ổn định giữa các thành viên 
- Từ đầu những năm 80 của TK XX, do “vấn đề Cam-pu-chia” quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương lại trở nên căng thẳng, đối đầu nhau. 
III/ Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”:
- Tháng 1/1984, Bru-nây xin gia nhập ASEAN
- 7/1995, Việt Nam
- 9/1997, Lào và Myanma 
- 4/1999, Campuchia
- Hiện nay ASEAN có 10 nước
 - 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do(AFTA.)
- 1994, diễn ra đàn khu vực ARF gồm 23 nước trong và ngoài khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển 
- Lịch sử Đông Nam Á bước sang thời kỳ mới
 4/ Củng cố:
Vòng tròn chữ cái đầu câu em cho là sai về lí do tổ chức Asean ra đời:
Xuất phát từ nhu cầu phát triển của các nước ĐNA.
Hạn chế ảnh hưởng các nước lớn.
Tăng thêm sức mạnh cho phe XHCN.
Cư dân ĐNA đều là cư dân của văn minh lúa nước.
 5/ Hướng dẫn tự học:
 a/ Bài vừa học: Theo phần đã củng cố
 b/ Bài sắp học: Bài 6 Các nước châu Phi
 + Trả lời các câu hỏicuối bài.
 + Đọc và trả lời các câu hỏi ở bài 6.
 + Sưu tầm một số tranh ảnh về châu Phi từ sau năm 1945 đến nay.
Tuần	 9	Ngày soạn: 22/10
Tiết 7	Ngày dạy: 23/10 T2 9B
	28/10 T2 9A
BÀI 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI.
I/ Mục đích:
 1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:
+ Tình hình chung của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai: cuộc đấu tranh giành độc lập và sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước châu Phi.
+ Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi.
 2. Kĩ năng:
+ Khai thác tranh ảnh, bản đồ.
+ Phân tích, đánh giá.P
 3. Tư tưởng: Giáo dục Hs:
+ Tinh thần đoàn kết, tương trợ và ủng hộ nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập và chống đói nghèo.
II/ Phương tiện dạy học:
+ Bản đồ các nước châu Phi.
+ Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan.
III/ Phương pháp ... rong lòng xã hội Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất và thái độ chính trị của từng giai cấp?
GV : Giải thích :
- Giai cấp địa chủ phong kiến làm tay sai cho thực dân Pháp, áp bức, bóc lột nhân dân.
- Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh ngày càng đông.
- Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng cách mạng.
- Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, bị áp bức bóc lột nặng nề, là lực lượng hăng hái đông đảo của cách mạng.
- Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, có quan hệ với nông dân, có truyền thống yêu nước, vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
GV: Kết luận:
Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa sâu sắc.
I/ Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp:
- Hoàn cảnh: sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp bị thiệt hại nặng nề.
+ Kinh tế kiệt quệ.
- Mục đích: để bù đắp vào sự thiệt hại trong chiến tranh.
* Nông nghiệp:
- Chú trọng khai thác đồn điền cao su, khai mỏ(mỏ than).
* Công nghiệp:
- Mở một số cơ sở công nghiệp: nhà máy sợi Hải Phòng, Nam Định, nhà máy rượu Hà Nội, nhà máy diêm Hà Nội-Hàm Rồng.
* Thương nghiệp:
- Phát triển hơn, đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam.
* Giao thông vận tải:
- Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền: Đồng Đăng-Na Sầm(1922), Vinh-Đông Hà(1927).
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế.
- Đặc điểm: khai thác mạnh nhưng chính sách vẫn không thay đổi. 
- Tăng cường thủ đoạn bóc lột, vơ vét.
II/ Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục:
- Chính trị: thực hiện chính sách “chia để trị”, chia nước ta thành 3 kì, lợi dụng triệt để địa chủ phong kiến. 
- Văn hoá, giáo dục: thi hành chính sách văn hoá nô dịch, ngu dân, tuyên truyền cho chính sách “khai hoá” của thực dân Pháp.
+ Khuyến khích các tệ nạn, các hoạt động mê tín dị đoan.
+ Hạn chế mở trường học.
III/ Xã hội Việt Nam phân hoá:
- Giai cấp địa chủ phong kiến cấu kết chặt chẽ với Pháp, tuy nhiên một bộ phận vẫn có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp tư sản: 
+ Tư sản mại bản, có quyền lợi gắn chặt với Pháp, thái độ thỏa hiệp.
+ Tư sản dân tộc, thái độ chính trị cải lương. 
- Giai cấp tiểu tư sản hăng hái cách mạng. 
- Giai cấp nông dân bị bần cùng hoá không lối thoát, là lực lượng cách mạng hùng hậu.
- Giai cấp công nhân chịu 3 tầng áp bưc " Nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
 4/ Củng cố:
- Nêu nội dung chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở nước ta?
- Mục đích của các thủ đoạn chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì? Hậu quả của các chính sách trên.
 5/ Hướng dẫn dặn dò:
- Về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất(1919-1925)
- Trả lời câu hỏi:
+ Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào?
+ Cuộc bãi công Ba Son có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta?
Tuần	17	Ngày soạn: 17/12 
Tiết 17	Ngày dạy: 18/12 T2 9B
	23/12 T2 9A
Bài 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919- 1925)
I/ MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: 
 - Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công và sự tồn tại vững chắc của nhà nước Xô viết đầu tiên, đã ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
 - Những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1925.
 2/ Tư tưởng: 
Bồi dưỡng HS lòng yêu nước, kính trọng và khâm phục các bậc tiền bối cách mạng, luôn phấn đấu, hy sinh cho cách mạng (Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh, Tôn Đức Thắng, Phạm Hồng Thái).
 3/ Kĩ năng: 
Rèn luyện cho HS kỹ năng trình bày các sự kiện lịch sử và có sự đánh giá đúng đắn về các sự kiện.
II/ THIẾT BỊ DẠY - HỌC: 
Một số tài liệu và chân dung các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh, Tôn Đức Thắng, Phạm Hồng Thái.
III/ Phương pháp:
Trực quan , phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử., so sánh nhận định.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1/ Ổn định tổ chức:	9A: 0
	9B: 0
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? 
	9A: Viêng: 7
	9B: Yêu: 8	
 3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: trong lúc XHVN phân hóa sâu sắc do ảnh hưởng của tình hình khai thác lần thứ hai của thực dân pháp, thì tình hình thế giới sau CTTG có những thuận lợi như thế nào đến cách mạng việt nam . phong trào VN phát triển ra sao?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: Những ảnh hưởng, tác động của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cách mạng Việt Nam.
GV: Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhấn:
Đây là đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
GV: Kết luận " Tất cả những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về các cuộc đấu tranh trong phong trào dân chủ công khai(1919-1923).
 GV: Yêu cầu HS đọc sgk mục II và đặt câu hỏi
 GV: Em hãy cho biết những nét khai quát của phong trào dân chủ công khai (1919 -1925)?
HS: Trả lời.
GV: Em hãy trình bày phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản (1919 - 1925)?
HS: Trả lời.
GV: Em hãy trình bày phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản (1919-1925)?
GV: Kể chuyện Phạm Hồng Thái ném bom.
HS: Trả lời
GV: Em cho biết những điểm tích cực và hạn chế của phong trào dân chủ công khai?
HS: Trả lời: + Tích cực
 + Hạn chế
GV: Liên hệ trách nhiệm của HS đối với phong trào cách mạng.
Hoạt động 3:
Mục tiêu: Phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1919-1925. Sự phát triển của phong trào.
GV: Bối cảnh lịch sử của phong trào công nhân Việt Nam trong mấy năm đầu chiến tranh thế giới thứ nhất?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Giới thiệu với HS chân dung cụ Tôn Đức Thắng và một số nét khái quát về cụ
GV: Em hãy trình bày những phong trào đấu tranh điển hình của công nhân Việt Nam? (1919-1925).
GV: Theo em phong trào đấu tranh của công nhân Ba Sơn (8-1925) có điểm gì mới so với với phong trào công nhân trước đó? (GV gợi ý để HS trả lời).
HS: Suy nghĩ trả lời:
Cuộc đấu tranh này đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.
I/ Ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga và phong trào cách mạng thế giới:
- Phong trào giải phóng dân tộc phương Đông và phong trào công nhân phương Tây gắn bó mật thiết với nhau
- Phong trào cách mạng lan rộng khắp thế giới.
- Thành lập các tổ chức trên lập trường chủ nghĩa quốc tế vô sản.
- 3/1919: Quốc tế cộng sản được thành lập tại Mát-xcơ-va.
- 1920: Đảng Cộng sản Pháp ra đời.
- 1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập.
II/ Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919- 1925):
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh với những hình thức phong phú.
- Giai cấp tư sản: Phát động các phong trào chấn hưng, nội hóa, bài trừ ngoại hóa, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kỳ của tư bản Pháp.
- Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức: Chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do, dân chủ.
- Xuất bản những tờ báo tiến bộ: Chuông Rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.
- Lập các nhà xuất bản tiến bộ: Cường học thư sản, Nam Đồng tư sản.
- 6/1924, Phạm Hồng Thái ném bom ở Sa Diện(Quảng Châu).
- Tích cực: Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân tộc, dân chủ, tư tưởng cách mạng mới trong nhân dân
- Hạn chế: 
 + Phong trào tư sản còn mạng theo tính chất cải lương.
 + Phong trào của tiểu tư sản: ấu trĩ.
III/ Phong trào công nhân (1919- 1925)
* Bối cảnh: 
- Thế giới: ảnh hưởng của phong trào thuỷ thủ Pháp và Trung Quốc. 
- Trong nước: Phong trào tuy còn tự phát nhưng ý thức cao hơn.
- Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng lãnh đạo.
* Diễn biến:
 - 1920, công nhân Sài Gòn-Chợ Loén thành lập Công hội “Bí mật”.
- 1922, công nhân Bắc Kỳ đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật thắng lợi.
- 1924, nhiều cuộc bãi công nổ ra ở Hà Nội, Nam Định, Hải Dương
- Tháng 8/1925, phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son (Sài Gòn) nhằm ngăn cản tàu chiến Pháp chở binh lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc.
 4/ Củng cố: 
 - Những ảnh hưởng của cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
 - Nắm được các cuộc đấu tranh của phong trào công nhân (1919-1925). 
 - Lập niên biểu về phong trào yêu nước và phong trào công nhân từ 1919-1925.
 - Vai trò của HS trong thời đại mới.
 5/ Hướng dẫn dặn dò:
Học bài cũ.
Chuẩn bị bài mới: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925.
Trả lời các câu hỏi.
Sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về Nguyễn Ái Quốc tại thư viện trường.
Tuần	18	Ngày soạn: 21/12
 	Ngày dạy: 23/12 T3 9A
	25/12 T1,2 9B
CÂU HỎI ÔN TẬP
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1. Kiến thức: GV giúp HS hệ thống toàn bộ kiến thức đã học HKI.
2. Tư tưởng: Yêu mến, ham thích học tập bộ môn lịch sử.
3. Thái độ: Làm bài tập tốt, có hiểu biết về bộ môn lịch sử vận dụng kiến thức lịch sử để hiểu rõ hơn các vấn đề khác.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
- Trả lời câu hỏi, đặt vấn đề, gợi ý.
- GV yêu cầu HS học thuộc, hoàn chỉnh câu trả lời.
III/ PHƯƠNG TIỆN LÊN LỚP:
- Hệ thống câu hỏi, đáp án.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: 	9A: 0
	9B: 0
2. Ôn tập:
3. Hệ thống câu hỏi:
C1. Qúa trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào?
C2. Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn.
C3. Nêu tình hình các nước châu Á, Đông Nam Á từ sau 1945.
C4. Tại sao nói từ đầu những năm 90 của TK XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vự Đông Nam Á?
C5. Nêu tình hình chung các nước châu Phi, Mỹ La-tinh. 
C6. Vì sao nước Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới tư bản sau chiến tranh thế giới 2?
C7. Nêu tình hình chung của Nhật Bản, các nước Tây Âu. Cho biết những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực chau Âu.
C8. Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
C9. Nêu những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của CM KH-KT.
C10. Trình bày chương trình khai thác lần 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam. Nguyên nhân.
C11. Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào?
V/ Củng cố: 
- GV nhắc lại những nội dung trọng tâm cần ghi nhớ.
VI/ Hướng dẫn dặn dò:
- Về nhà học bài, làm đề cương ôn tập.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì I.
Tuần 18	Ngày kiểm tra: 29/12
Tiết 18 
ĐỀ SỞ RA

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoansu9.doc