Giáo án môn tự chọn năm 2009 - Chủ đề I: Ôn tập văn thuyết minh

Giáo án môn tự chọn năm 2009 - Chủ đề I: Ôn tập văn thuyết minh

GIÁO ÁN MÔN TỰ CHỌN

CHỦ ĐỀ I

ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH

(Thời gian thực hiện 6 tiết)

 Tiết 1

 ĐẶC ĐIỂM CHUNG

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Giúp HS nắm lại đặc điểm chung của văn Thuyết minh, yêu cầu về thể loại, phương pháp thuyết minh.

 - Biết xác định đề văn Thuyết minh, phân biệt nó với các thể loại khác.

 - Biết phân biệt các dạng văn Thuyết minh : Thuyết minh về danh lam thắng cảnh; Thuyết minh về thể loại văn học; Thuyết minh cách làm (Phương pháp).

B- CHUẨN BỊ

 GV : Giáo án, tài liệu về văn Thuyết minh.

 HS : SGK văn học 8, Vở ghi.

C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.

 2. Kiểm tra : KT việc chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập của HS.

 3. Bài mới :

 

doc 44 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn tự chọn năm 2009 - Chủ đề I: Ôn tập văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 25/08/2010
Ngµy d¹y :
GIÁO ÁN MÔN TỰ CHỌN
CHỦ ĐỀ I
ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
(Thời gian thực hiện 6 tiết)
	Tiết 1
	 ĐẶC ĐIỂM CHUNG
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Giúp HS nắm lại đặc điểm chung của văn Thuyết minh, yêu cầu về thể loại, phương pháp thuyết minh.
 - Biết xác định đề văn Thuyết minh, phân biệt nó với các thể loại khác.
 - Biết phân biệt các dạng văn Thuyết minh : Thuyết minh về danh lam thắng cảnh; Thuyết minh về thể loại văn học; Thuyết minh cách làm (Phương pháp).
B- CHUẨN BỊ
 	 GV : Giáo án, tài liệu về văn Thuyết minh.
 	 HS : SGK văn học 8, Vở ghi.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : KT việc chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập của HS.
 	 3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV
1
2
GV
GV
GV
3
GV
4
5
HS
GV
6
7
HS
GV
- Yêu cầu HS dựa vào SGK để trả lời nội dung sau :
- Thế nào là văn thuyết minh ?
- Yêu cầu chung của bài Thuyết minh là gì ?
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của HS.
- Đưa ra một số đề văn, yêu cầu HS xác định đề văn Thuyết minh, giải thích sự khác nhau giữa đề văn thuyết minh với các đề văn khác.
- Hướng dẫn HS đi đến nhận xét : Đề văn Thuyết minh không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm mà yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích.
- Em hãy ra một vài đề văn thuộc dạng văn Thuyết minh ?
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm và trả lời các nội dung sau :
- Em hãy nêu các dạng văn Thuyết minh và nêu sự khác nhau giữa các dạng đó ?
- Mỗi dạng văn Thuyết minh có đặc điểm gì khác nhau ? Yêu cầu của mỗi dạng là gì ?
- Cử đại diện trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả lời của HS.
- Em hãy kể tên các phương pháp thuyết minh thường sử dụng ?
- Tại sao cần phải sử dụng các phương pháp đó ?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét- kết luận 
I. Đặc điểm chung của văn Thuyết minh.
1- Thế nào là văn Thuyết minh :
- Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân  của hiện tượng, sự vật.
2- Yêu cầu :
- Tri thức đối tượng thuyết minh khách quan, xác thực, hữu ích.
- Trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ.
3- Đề văn Thuyết minh :
- Nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.
- Ví dụ : Giới thiệu một đồ chơi dân gian; Giới thiệu về tết trung thu.
4- Các dạng văn Thuyết minh :
- Thuyết minh về một thứ đồ dùng.
- Thuyết minh về một thể loại văn học.
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
5- Các phương pháp thuyết minh :
- Nêu định nghĩa, giải thích.
- Liệt kê
- Nêu ví dụ, số liệu.
- So sánh, phân tích, phân loại.
 	4. Củng cố :
 	? : em hãy trình bày đặc điểm chung của văn thuyết minh ?
 	? : Em hãy trình bày những yêu cầu của các dạng đề văn Thuyết minh ?
 	5. Hướng dẫn học tập : Đọc các bài văn thuyết minh đã học; xem lại thể loại văn thuyết minh đã học ở lớp 8.
----------------------------------------------------------------
Ngµy so¹n: 15/08/2009
Ngµy d¹y :
Tiết 2
	CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT
MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 	- Giúp HS nắm được phương pháp, các bước trình bày một bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
 - HS có được một tri thức khái quát để trình bày một bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
 B- CHUẨN BỊ
 	 GV : Giáo án, một số bài văn mẫu.
 	 HS : SGK văn học 8, Vở ghi.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : 
 ? : Em hãy nêu những hiểu biết của em về văn Thuyết minh ?
 3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV
1
2
GV
GV
3
HS
GV
GV
HS
GV
- Yêu cầu HS trả lời nội dung sau :
- Muốn làm được bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng em phải làm gì ?
- Phương pháp thuyết minh chủ yếu của thể loại văn này là gì ?
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của HS. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời nội dung sau :
- Hãy nêu dàn ý chung vủa bài văn thuyết mimh về một thứ đồ dùng ?
- Thảo luận, cử đại diện trả lời. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của học sinh.
- Yêu cầu HS dựa vào dàn ý mẫu, trình bày dàn ý và viết đoạn văn (Từ 10 đến 15 dòng)
- 2 -> 4 HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
I. Yêu cầu chung.
- Thuyết minh một đồ dùng trong sinh hoạt.
- Hiểu biết đối tượng thuyết minh : Đặc điểm, cấu tạo, công dụng .
- Chủ yếu dùng phương pháp phân tích, giải thích.
II. Dàn bài chung :
1- Xây dựng dàn ý :
a) Mở bài :
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh, ý nghĩa của nó đối với con người.
b) Thân bài :
- Xác định cấu tạo đồ dùng : Do những bộ phận nào tạo thành, ý nghĩa của từng bộ phận.
- Liệt kê các chủng loại : Bao nhiêu loại, đặc điểm.
- Cách sử dụng, bảo quản.
- Tác dụng của đồ dùng đó với cuộc sống con người.
c) Kết bài :
- Lời nhận xét, đánh giá, cảm nghĩ của người viết đối với đồ dùng đó.
2- Thực hành :
- Đề bài : Thuyết minh về kính đeo mắt.
 4. Củng cố :
 	 ? : Em hãy trình yêu cầu, trình tự một bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng ?
 	 5. Hướng dẫn học tập : Đọc các bài văn mẫu, tài liệu tham khảo về văn thuyết minh. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngµy so¹n: 15/08/2009
Ngµy d¹y :
	Tiết 3
	 	CÁCH LÀM BÀI VĂN
THUYẾT MINH THỰC VẬT
(Các loài cây )
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Hướng dẫn HS nắm được phương pháp làm bài văn thuyết minh về các loài cây.
 - HS có được tri thức khái quát để trình bày bài văn thuyết minh.
 - Củng cố, nâng cao kĩ năng viết bài văn thuyết minh.
B- CHUẨN BỊ
 	GV : Giáo án, tài liệu về văn Thuyết minh.
 	HS : Vở ghi, tài liệu tham khảo.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : 
? : Nêu phương pháp thuyết minh, cách sử dụng của nó trong bài văn thuyết minh?
 3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV
HS
GV
1
HS
GV
GV
2
HS
HS
GV
GV
HS
GV
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu chung khi viết bài văn về các loài cây.
- 2 ->3 HS trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Em hãy trình bày trình tự viết bài thuyết minh về loài cây ?
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. HS các nhóm khác theo dõi , nhận xét bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của học sinh.
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời nội dung sau :
- Em hãy trình bày dàn ý chung của bài văn thuyết minh các loài cây ?
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp.
- HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét-Bổ sung cho hoàn thiện dàn ý mẫu.
- Yêu cầu HS lập dàn ý và viết bài văn thuyết minh ngắn.
- 2 -> 4 HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, chữa bài tại lớp.
I. Yêu cầu chung.
- Cần quan sát tìm hiểu đối tượng thuyết minh : Giá trị, đặc điểm, chủngloại.
- Chủ yếu dùng phương pháp phân tích, giải thích, nêu số liệu 
- Phải hiểu biết đối tượng thuyết minh: Đặc điểm, cấu tạo, chủng loại, cách chăm sóc, bảo quản của loài cây cần thuyết minh.
II. Dàn bài chung :
a) Mở bài :
- Giới thiệu loài thực vật cần thuyết minh (Thường bằng câu định nghĩa).
b) Thân bài :
- Thuyết minh laòi thực vật ở các mặt :
+ Nguồn gốc.
+ Đặc điểm (Kết hợp miêu tả hình dáng, gố, thân, lá, cành, ý nghĩa tác dụng của chúng.
+ Nêu các chủngloại, đặc điểm.
+ Cách chăm sóc, bảo quản.
+ Giá trị kinh tế, môi trường, thẩm mĩ.
+Vai trò, ý nghĩa của loài cây đối với con người.
c) Kết bài :
- Lời nhận xét, đánh giá, cảm nghĩ của người viết loài cây ấy.
III. Thực hành :
- Đề bài : Giới thiệu cây Cam.
4. Củng cố :
 	GV tổng kết tiết học, tuyên dương những HS và những nhóm HS chuẩn bị bài và tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài tốt.
 5. Hướng dẫn học tập : Đọc các bài văn thuyết minh đã học; xem lại thể loại văn thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật.
----------------------------------------------------------------
Ngµy so¹n: 20/08/2009
Ngµy d¹y :
Tiết 4
 THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH
 CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỆ THUẬT
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Giúp HS rèn luyện kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 - Biết vận dụng phù hợp các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
 - Biết phân biệt các dạng văn Thuyết minh : Thuyết minh về danh lam thắng cảnh; Thuyết minh về thể loại văn học; Thuyết minh cách làm (Phương pháp).
B- CHUẨN BỊ
 GV : Giáo án, tài liệu tham khảo về văn Thuyết minh.
 	 HS : Vở ghi, tài liệu tham khảo, SGK.
C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp.
 2. Kiểm tra : 
GV : Yêu cầu HS đọc bài văn hoàn chỉnh theo đề bài cho ở tiết 3.
 3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV
1
GV
GV
2
GV
HS
GV
4
HS
GV
GV
HS
GV
- Yêu cầu HS dựa vào SGK để trả lời nội dung sau :
- Kể tên các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn thuyết minh ?
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện nội dung trả lời của HS.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm và trả lời những nội dung sau :
- Để sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh em phải làm gì ?
- Gợi ý : Sử dụng so sánh, liên tưởng bằng cách nào? Muốn sử dụng biện pháp Nhân hoá ta cần làm gì ?
- Cử đại diện trả lời trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả lời của HS.
- Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật tròng văn thuyết minh ?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét- Lấy một số dẫn chứng minh hoạ cho HS hiểu rõ vấn đề.
- Yêu cầu HS chọn một trong hai đề để viết.
- HS đọc bài trước lớp và chỉ ra những biện pháp ng ... a đình, đảm bảo cuộc sống gia đình và các anh chị em đều được đi học ... 
	Trình bày luận điểm học tốt của bạn học sinh -> một buổi học ở trường về nhà một buổi giúp đỡ bố mẹ làm vườn, tối đến mới có thời gian làm bài, soạn bài, làm bài. Đến lớp đoàn kết giúp để bạn, có ý thức xây dựng bài, tham gia tốt các hoạt động của trường, lớp, suốt 4 năm đều đạt học sinh giỏi của trường.
	Kết bài : Noi gương vượt khó học tốt ở bạn
	Cần ý thức về tấm gương của bạn vận dụng trong đời sống học tập của mình.
	Dựa dàn ý giáo viên hướng dẫn học sinh làm từng phần có nhận xét, đánh giá...
	Tiết 3,4 : 
	Học sinh tập viết đề văn trên.
	Mở bài : ( Có rất nhiều cách vào đề. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vào đề sau :
	Trường THCS Nhơn an chúng em có nhiều tấm gương vượt khó học tốt. Cụ thể như lớp chúng em có bạn Trí là một tấm gương vượt khó học tốt tiêu biểu của trường. Bạn Trí được tyhầy cô yêu thương và bạn bè quí mến.
	Thân bài : Học sinh làm sáng tỏ hai luận điểm mà đề bài đặt ra.
	Trước hết bạn Trí là một học sinh có tinh thần và ý chí vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình, Trí sinh ra trong một gia đình có bố mẹ là thương binh loại 2 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bố Trí mất sức lao động, chỉ làm công việc nhẹ trong nhà. Như vậy mẹ Trí là một phụ nữ đảm đan toàn bộ gia đình, một mình mẹ Trí lao động để nuôi 4 anh em Trí được ăn đi học. Trí là một con trai út trong gia đình, trên Trí còn có 2 anh trai và một chị gái, cã 3 anh chi đều đi học ở xa. Chỉ có Trí ở nhà với bố mẹ. Với hoàn cảnh như thế tưởng chừng như việc học của Trí chỉ học hết tiểu học, thế mà Trí vẫn học hết lớp 9 hiện nay.Trí đã ý thức được nỗi khó khăn khổ nhọc của gia đình, Trí rất thiết tha được đi học. Cho nên Trí đến trường một buổi còn một buổi về nhà giúp mẹ, cùng mẹ lao động cuốc đất, xới đất, trồng rau, chăm sóc rau một sào đất ở vườn nhà. Vườn rau nhờ chưm sóc nên lúc nào cũng nhuộm một màu xanh tươi tốt. Sáng nào mẹ Trí cũng có một gánh rau tươi đem đến chợ bán. Trí còn có kkế hoạch chăn nuôi gà, vịt, cùng mẹ chăn nuôi lợn nữa, nhờ đó mà nền kinh tế gia đình của Trí tạm ổn định, tạo mẹ có điều kiện nuôi 4 anh em Trí được đi học tử tế. Đó là tấm gương vượt khó của bạn Trí giúp mẹ làm kinh tế gia đình để được đi học không những một mình Trí mà còn cả 3 anh chị emcủa Trí nữa.
	 Bên cạnh Trí còn là một học sinh học rất giỏi. Từ lúc vào lớp 6 đến nay năm nào Trí cũng được nhận phần thưởng học sinh giỏi xuất sắc nhất trường. Trí luôn luôn ý thức, tự giác về việc học tập và tự học vươn lên là chính. Trong một ngày học một buổi ở trường, còn một buổi về nhà Trí không có thời gian học tập mà chỉ dành thời gian giúp đỡ mẹ làm kinh tế gia đình. Tối đến Trí học bài, làm bài, soạn bài nghiên cứu thêm về tư liệu, khi nào chuẩn bị bài xong cho một buổi học Trí mới đi ngủ. Có hôm bài vở nhiều Trí còn tranh thủ dậy thật sớm lúc 3 giờ sáng để chuẩn bị bài. Sáng ra Trí còn giúp mẹ cắt rau, bó rau để mẹ kịp đến nhiều chợ vào buổi sáng sớm. Đến trường Trí luôn luôn là học sinh gương mẫu, yêu thương, hòa lẫn giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ. Tiết học nào Trí cũng ý thức phát biểu xây dựng bài sôi nổi có chất lượng và Trí luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình với cương vị là lớp phó học tập. Nhờ đức tính cần cù, chăm chỉ, siêng năng và chịu khó cho nên việc học của Trí lúc nào cũng giỏi.
	Kết bài : Tóm lại sự khắc phục khó khăn về hoàn cảnh gia đình và vươn lên học giỏi của Trí là một tấm gương tốt biết yêu thương bố mẹ đáng cho chúng em học tập. Em nguyện học tập tính tốt của Trí ra sức học tập, biết giúp đỡ bố mẹ để đem lại niềm tin yêu cho gia đình, cho thầy cô giáo.
	+ Học sinh viết bài sau đó các em trình bày.
	+ Các bạn nhận xét đánh giá.
	+ Giáo viên nhận xét tổng kết.
	Tiết 5-6.	Kiểm tra 2 tiết.
	Đề : Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra trường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bàn hồ, dù là hồ đẹp nói riêng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống... Em hãy đặt một nhan đề gợi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
	Đáp án : 
	Mở bài : Giới thiệu trong cuộc sống hiện nay môi trường ở những nơi công cộng có nguy cơ ô nhiễm nặng do một số con người chưa ý thức về việc bảo vệ môi trường về sức khỏe chung của cộng đồng.
	Thân bài :
- Trình bày môi trường ở đường phố bị ô nhiễm.
- Trình bày môi trưừong ở những nơi công cộng khác cũng bị ô nhiễm.( công viên, đầm hồ)
- Suy nghĩ của em về hiên tượng đường phố và một công cộng bị ô nhiễm.
Kết bài : kêu gọi cộng đồng cần ý thức bảo vệ môi trường để có khoảng không gian xanh, sạch đẹp, đảm bảo sức khỏe chung cho cộng đồng, thể hiện nếp sống có văn hóa, văn minh trong một XH đang trên con đường phát triển.
Điểm : 9-10 – Đảm bảo các yêu cầu nên đầy đủ không thiếu sót.
7- 8 _ Đảm bảo các yêu cầu trên sai chính tả, nội dung.
 6- 5 – Đảm bảo các yêu cầu nhưng vẫn còn lúng túng trong việc diễn đạt.
3 - 4 – Chưa đảm bảo các yêu cầu trên còn sơ sài.
1 - 2 – Chưa đạt yêu cầu, chưa làm được bài.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngµy so¹n: 
Ngµy d¹y:
TiÕt 43,44
CHỦ ĐỀ 5.
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, vận dụng phương pháp kỹ năng làm tốt thể loại này.
B. Thời gian 6 tiết :
C. Tư liệu : SGK, SHD, một số tư liệu khác có liên quan đến nghị luận về một tư tưởng đạo lí. 
A. Ôn lại kiến thức đã học: 
I. Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí :
Nghị luận về một tư tưởng đạo lia là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí lẽ sống của con người. 
- Yêu cầu nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích ... Để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của tư tưởng nao đó, nhằm khẳng định ở con người viết.
- Về hình thức : Bài viết phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động. 
II. Muốn làm tốt bài văn nghị luận về tư tưởng d dạo lí cần phải chú ý những điều gì ?
 Muốn làm tốt bài văn nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí ngoài các yêu cầu chung đối với một bài văn, cần chú ý các phép lập luận giải thích, tổng hợp. 
+ Dàn bài chung : 
Mở bài : Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận 
Thân bài : Giải thích chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí 
Nhận định : đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí trong đó bối cảnh cuộc sống riêng, chung. 
Kết bài : Kết luận, tổng kết, nên nhận thức mới, tỏ ý khuyen bài hoặc tỏ ý hành động.
- Bài làm cần lượt chọn góc đi đi riêng, để giải thích, đánh giá, và đưa ra chọn ý kiến người viết. 
3. Khảo sát vấn đề nghị luận: 
Hướng dẫn học sinh phân tích đề, lập d àn ý về hình thành bài làm. 
Đề : Em hãy nghị luận câu tục ngữ "Tiên học lễ, hậu học văn" 
Dàn ý :
1/ Mở bài : Giới thiệu hình ảnh tương đồng – phân tích 
2/ Thân bài : 
a) Giải thích làm TN : 
Nghĩa chính 
Nghĩa chuyển 
b) Bài học đạo đức là bài học đầu tiên trong cuộc đời của mỗi một con người (khi sinh ra, đi học, trưởng thành – học suốt đời)
c) Tiếp đến là mới học kiến thức văn hoá để lập nghiệp. (học văn hoá có thể 20 năm hoặc 30 năm còn học đạo đức suốt đời). 
d) Nhận định đánh giá : Người có tài mà không có đức 
	Người có đức mà không có tài 
Rút ra quan điểm về văn tục ngữ nên 
Kết luận : Khẳng định lại câu tục ngữ, nhớ lời dạy của Bác "có tài mà không có đức là vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Nên luyện cả 2 mặt thì con người mới giúp ích được cho đời, cho dân, cho nước nhà. 
Tiết 3,4 : Học sinh tập viết đề văn nghị luận trên 
Học sinh dựa vào dàn ý trên để viết thành bài văn hoàn chỉnh. 
Có nhiều cách vào bài, giáo viên định hướng cách vào bài khác nhau. 
e) Mở bài : Tài và Đức là hai yếu tố rất cần thiết, để hình thành nhân cách của một con người. Để nhắc nhở điều này nhân dân Việt Nam đã phản ánh trong câu tục ngữ "Tiên học lễ hậu học văn". Vậy chúng ta nên nghĩ lại câu tục ngữ trên như thế nào và chúng ta định cho nó một giả sử thích hợp. 
2) Giải thích câu tục ngữ :
Theo nghĩa của Đức Khổng Tử : 
Tiên học lễ -> Lễ giáo phong kiến, Nam Tam Cương Ngũ Thường, Nữ Tam Tòng Tứ Đức. Học lễ giáo trước sau đó mới học chữ. 
Hiểu theo nghĩa câu tục ngữ Việt Nam 
Học lễ là học những bài học đạo đức vẫn dùng từ lễ giáo tốt đẹp. Học về cách sống, cách ăn, cách ở, cách cư xử đối với cha mẹ, với anh em, với gia đình, với bà con làng xóm cộng đồng. 
Học văn là học kiến thức tự nhiên xã hội để có tri thức lập nghiệp. Như vậy bài học đạo đức vẫn là bài học đầu tiên. 
- Bài học đạo đức là bài học đầu tiên (dùng luận cứ, lập luận làm sáng tỏ) 
- Học đạo đức học suốt đời, còn học văn hóa có thời gian hạn định có thể là 20 năm. 
- Tác dụng của người có kiến thức văn hóa mà không có đạo đức. 
- Ngược lại người có đạo đức mà không có năng lực học còn đỡ hơn. 
Kết luận : khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ 
Rút ra bài học 
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định luận điểm và vận dụng luận cứ, lập luận để làm sáng tỏ luận điểm. 
Học sinh nhận xét đánh giá
Giáo viên tổng kết
+ Tiết 5,6 : 
Đề kiểm tra 
Nghị luận câu ca dao sau :
" Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lai thành hòn núi cao"
Dàn ý : 
	1. Mở bài : Tìm hình ảnh tương đồng khái quát dẫn trích đề

Tài liệu đính kèm:

  • docboi duong van 9Duc Nganh 1.doc