Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.

- Bố trí được TN chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.

- Nhận biết được kí hiệu của ampe kế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được chúng để đo cường độ và hiệu điện thế sử dụng của dòng điện xoay chiều.

II. Chuẩn bị:

+ Đối với mỗi nhóm HS:

- 1 nam châm điện; 1 nguồn điện xoay chiều 3V-6V; 1 nam châm vĩnh cửu; 1 nguồn điện một chiều 3V-6V

+ Đối với GV:

- 1 ampe kế xoay chiều; 1 vôn kế xoay chiều; 1 bóng đèn 3V có đui; 1 công tắc; 8 sợi dây nối; 1 nguồn điện một chiều 3V-6V; 1 nguồn điện xoay chiều 3V-6V.

III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 3582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 35: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.
- Bố trí được TN chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
- Nhận biết được kí hiệu của ampe kế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được chúng để đo cường độ và hiệu điện thế sử dụng của dòng điện xoay chiều.
II. Chuẩn bị:
+ Đối với mỗi nhóm HS:
- 1 nam châm điện; 1 nguồn điện xoay chiều 3V-6V; 1 nam châm vĩnh cửu; 1 nguồn điện một chiều 3V-6V
+ Đối với GV:
- 1 ampe kế xoay chiều; 1 vôn kế xoay chiều; 1 bóng đèn 3V có đui; 1 công tắc; 8 sợi dây nối; 1 nguồn điện một chiều 3V-6V; 1 nguồn điện xoay chiều 3V-6V.
III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Phát hiện dòng điện xoay chiều có cả tác dụng giống và khác với dòng điện một chiều.
- Cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV. 
- Nhắc lại những tác dụng của dòng điện một chiều và nêu những tác dụng của dòng điện xoay chiều đã biết. (không thảo luận).
+ Nêu vấn đề:
? Trong các bài trước đã biết một số tính chất của dòng điện một chiều và xoay chiều, hãy nêu tên những tác dụng giống nhau, khác nhau của hai dòng điện đó.
+ Gợi ý: Dòng điện xoay chiều luôn đổi chiều. Vậy liệu có tác dụng nào phụ thuộc vào chiều dòng điện không ? Khi dòng điện đổi chiều thì tác dụng đó có gì thay đổi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những tác dụng của dòng điện xoay chiều.
- Quan sát GV làm 3 TN ở hình 35.1 SGK. Trả lời câu hỏi của GV và C1.
- Nêu lên những thông tin biết được về hiện tượng bị điện giật khi dùng điện lấy từ lưới điện quốc gia.
- Nghe GV thông báo.
+ Lần lượt biểu diễn 3 TN hình 35.1 SGK .
? Mỗi TN chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng gì.
+ Ngoài ra ta đã biết dòng điện dòng đện một chiều còn có tác dụng sinh lý. Vậy dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý không ? Tại sao ?
+ Thông báo: Dòng điện xoay chiều cũng có tác dụng sinh lý. Dòng điện xoay chiều thường dùng có HĐT 220V nên tác dụng sinh lý rất mạnh, gây nguy hiểm chết người. 
I. Tác dụng của dòng điện xoay chiều.
+ Nhận xét: Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, quang và từ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện xoay chiều. Phát hện lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. Chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tần số lớn và lực từ luôn đổi chiều.
- Làm việc theo nhóm, đưa ra dự đoán.
- HS làm theo gợi ý của GV để rút ra kết luận về sự phụ thuộc của lực từ vào chiều dòng điện.
- Làm việc theo nhóm. Nêu dự đoán và làm TN kiểm tra. Cần mô tả rõ đã nghe thấy gì, nhìn thấy gì và giải thích.
? Ta đã biết, khi cho dòng điện xoay chiều vào nam châm điện thì nam châm điện cũng hút đinh sắt giống như khi cho dòng điện một chiều vào nam châm điện. Vậy, có phải tác dụng từ của dòng điện xoay chiều giống hệt của dòng điện một chiều không ? Việc đổi chiều của dòng điện liệu có ảnh hưởng gì đến lực từ không? Em thử dự đoán.
+ Gợi ý: Khi ta đổi chiều của dòng điện vào ống dây thì kim nam châm sẽ có chiều thế nào.
? Làm TN để chứng tỏ khi dòng điện đổi chiều thì lực từ cũng đổi chiều.
? Hiện tượng gì sảy ra với nam châm khi ta cho dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây như hình 35.3 SGK. Làm TN kiểm tra.
II. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.
1. Thí nghiệm.
2. kết luận.
- Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các dụng cụ đo, cách đo cường độ và HĐT của dòng điện xoay chiều.
- Làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi của GV. Nêu dự đoán.
- Xem GV biểu diễn TN, rút ra nhận xét xem có phù hợp với dự đoán không.
- Xem GV giới thiệu về đặc điểm của vôn kế xoay chiều và cách mắc vào mạch điện (không phân biệt hai chốt + và -)
- Rút ra kết luận về cách nhận biết vôn kế, ampe kế xoay chiều và cách mắc chúng vào mạch điện.
- Ghi nhận thông báo của GV về giá trị hiệu dụng của CĐDĐ.
? Ta đã biết dùng ampe kế và vôn kế một chiều để đo CĐDĐ và HĐT của mạch điện một chiều. Có thể dùng các dụng cụ này để đo CĐDĐ và HĐT của mạch điện xoay chiều được không ? Nếu dùng thì xẽ có hiện tượng gì xảy rá với kim của các dụng cụ đo.
+ Biểu diễn TN: Mắc vôn kế một chiều vào chốt lấy điện xoay chiều. ? Hãy xem hiện tượng có phù hợp với dự đoán không.
+ GV giới thiệu một loại vôn kế khác có ký hiệu AC (đó là ký hiệu của dòng điện xoay chiều theo tiếng Anh, alternating current). Trên vôn kế không có chốt + và -.
? Kim vôn kế chỉ bao nhiêu khi mắc vôn kế vào hai chốt lấy điện xoay chiều 6V.
+ Đổi chỗ hai chốt lấy điện thì kim của điện có quay ngược lại không? Số chỉ là bao nhiêu?
? Cách mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện có gì khác với cách mắc ampe kế và vôn kế một chiều.
+ Nêu vấn đề: CĐDĐ và HĐT của dòng điện xoay chiều luôn biến đổi. Vậy các dụng cụ đó cho ta biết gí trị nào?
+ Thông báo về ý nghĩa CĐDĐ và HĐT hiệu dụng như trong SGK. (giá trị hiệu dụng không phải là giá trị trung bình mà là do hiệu quả tương đương với dòng điện một chiều có cùng giá trị).
III. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều.
1. Quan sát GV làm TN.
2. Kết luận.
- Đo HĐT và CĐDĐ xoay chiều bằng vôn kế và ampe kế có ký hiệu là AC (hay ~). Kêt quả không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện.
Hoạt động 5: Vận dụng. Dựa trên thông báo về ý nghĩa CĐDĐ hiệu dụng, suy ra ý nghĩa của HĐT hiệu dụng: gây ra hiệu quả tương đương.
- Làm việc cá nhân trả lời C3, C4.
- Thảo luận chung cả lớp.
+ Yêu cầu HS lập luạn để trả lời được C3, C4. cần nêu được sự t6ương tự như với cường độ hiệu dụng.
Hoạt động 6: Củng cố.
- Tự đọc phần nghi nhớ .
- Trả lời câu hỏi củng cố của GV.
? Dòng điện xoay chiều có những tá dụng nào.
? Hãy mô tả TN chứng tỏ dòng điện xoay chiều cũng tác dụng từ và lực từ khi đó thay đổi chiều theo chiều dòng điện. 
? Vôn kế và ampe kế xoay chiều có ký hiệu thế nào ? Mắc vào mạch điện thế nào?
* DẶN DÒ:
- Học thuộc ghi nhớ, xem phần có thể em chưa biết.
- Làm bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài 36. “TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA”.
* RÚT KINH NGHIỆM QUA TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docB35.doc