Giáo án môn Vật lý 9 năm 2011 - Tuần 29

Giáo án môn Vật lý 9 năm 2011 - Tuần 29

A. Mục tiêu :

- Trả lời được câu hỏi : kính lúp dùng để làm gì ?

- Nêu được hai đặc điểm của kính lúp:

o Là thấu kính hội tụ

o Có tiêu cự ngắn.

- Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp.

- Sử dụng được kính lúp để quan sát một vật nhỏ.

B. Chuẩn bị :

- Đối với học sinh.

- 3 kính lúp có số bội giác đã biết (có thể dùng thấu kính hội tụ có f 0,2 m hay D = 5 diốp)

- Công thức tính số bội giác G = 0,25 D

- 3 thước nhựa có GHĐ : 30 mm, ĐCNN 1 mm.

- 3 vật nhỏ : tem, lá cây.

C. Tiến trình lên lớp :

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

? Cho một TKHT, hãy dựng ảnh của vật khi f > d. Hãy nhận xét ảnh của vật?

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 năm 2011 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29	Ngày soạn 20 / 03 / 2011
Tiết 56	Ngày dạy: 22 / 03 / 2011
§50. KÍNH LÚP
A. Mục tiêu :
Trả lời được câu hỏi : kính lúp dùng để làm gì ?
Nêu được hai đặc điểm của kính lúp:
Là thấu kính hội tụ
Có tiêu cự ngắn.
Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp.
Sử dụng được kính lúp để quan sát một vật nhỏ.
B. Chuẩn bị :
Đối với học sinh.
3 kính lúp có số bội giác đã biết (có thể dùng thấu kính hội tụ có f £ 0,2 m hay D = ³ 5 diốp)
Công thức tính số bội giác G = 0,25 D
3 thước nhựa có GHĐ : 30 mm, ĐCNN 1 mm.
3 vật nhỏ : tem, lá cây.
C. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Cho một TKHT, hãy dựng ảnh của vật khi f > d. Hãy nhận xét ảnh của vật?
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Đặt vấn đề:
Trong môn sinh học các em đã được quan sát các vật nhỏ bằng dụng cụ gì? Tại sao nhờ dụng cụ đó mà quan sát được các vật nhỏ như vậy? Bài này giúp các em giải quyết được thắc mắc đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của kính lúp.
- Dựa vào đặc điểm nào các em biết các kính lúp là các TKHT ? (mời vài em).
- GV bổ sung nếu cần.
b) - Kính lúp là TKHT có tiêu cự ntn ?
 - Dùng kính lúp để làm gì ?
 - Số bội giác của kính lúp được ký hiệu ntn ?
- Liên hệ giữa số bội giác và tiêu cự f của 1 kính lúp là hệ thức nào ?
. Yêu cầu các nhóm HS dùng các kính lúp có số bội giác khác nhau để quan sát cùng một vật nhỏ. Từ đó đề nghị đại diện của một vài nhóm sắp xếp các kính lúp theo thứ tự cho ảnh từ nhỏ đến lớn khi quan sát cùng 1 vật nhỏ.
- Các em có nhận xét gì về số bội giác của các kính lúp này ?
c) Cho HS làm C1 và C2 ?
d) Đề nghị một vài HS nêu kết luận về công thức và ý nghĩa của số bội giác của kính lúp.
- Thảo luận các câu trả lời chưa chính xác.
- Các nhóm xếp thứ tự các kính lúp sau khi quan sát cùng một vật nhỏ.
- Học sinh trả lời câu hỏi của GV.
c) Vận dụng các hiểu biết trên để thực hiện C1, C2.
d) Rút ra kết luận về công thức và ý nghĩa của số bội giác của kính lúp.
Phần ghi của HS
1. Kính lúp là gì ?
- Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ
Hệ thức : Với
G : Số bội giác
f : Tiêu cự đv xentimét (cm)
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách quan sát một vật qua một kính lúp và sự tạo ảnh qua kính lúp.
a) Nếu không có giá quang học thì GV hướng dẫn HS đặt vật trên mặt bàn, 1 HS giữ cố định kính lúp ở phía trên, trục chính của kính lúp song song với vật sao cho quan sát thấy ảnh của vật, 1 HS khác đo áng chừng (không cần quá chính xác) khoảng cách từ vật tới kính lúp. Ghi lại kết quả đo và so sánh với tiêu cự của kính.
b) Yêu cầu học sinh vẽ ảnh qua kính lúp và trả lời các câu hỏi : 
- Vị trí đặt vật như thế nào ?
- Các em chỉ cần mấy tia để vẽ.
- Yêu cầu học sinh trả lời C3, C4
c) Đề nghị một vài HS nêu kết luận đã rút ra và cho các HS khác góp ý để có kết luận đúng cần có.
a) Các nhóm quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp có tiêu cự đã biết để :
- Đo khoảng cách từ vật đến kính lúp và so sánh khoảng cách này với tiêu cự của kính.
- Vẽ ảnh của vật qua kính lúp.
- HS trả lời câu hỏi của GV sử dụng tia qua quang tâm và tia song song với trục chính để vẽ ảnh.
b) Thực hiện C3 và C4
c) Rút ra kết luận về vị trí của vật cần quan sát bằng kính lúp và đặc điểm của ảnh tạo bởi kính lúp khi đó.
Hoạt động 3 : Củng cố kiến thức và kĩ năng thu được qua bài học.
- Kính lúp là thấu kính loại gì ? Có tiêu cự ntn ? Được dùng để làm gì ?
- Để quan sát một vật qua kính lúp thì vật phải ở vị trí như thế nào so với kính.
- Các em hãy nêu đặc điểm của ảnh được quan sát qua kính lúp ?
- Số bội giác của kính lúp có ý nghĩa gì ?
- Nếu dùng kính lúp để quan sát vật nhỏ nhưng ta vẫn chưa thấy rõ, thì nên dùng kính lúp khác có số bội giác như thế nào so với kính ban đầu ?
GDMT: Kính lúp thích hợp giúp chúng ta quan sát được các vật nhỏ. Trong khoa học người ta sử dụng kính lúp để quan sát các sinh vật nhỏ, các mẫu vật là tác nhân gây ô nhiểm môi trường mà bình thường mắt ta không quan sát được.
Trả lời từng câu hỏi của GV đặt ra.
Phần ghi của HS
2. Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để cho một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.
3. Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn.
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Hướng dẫn bài 50.5; 50.6:
Vẽ hình à lập tỉ số đồng dạng hai tam giác.
Bài 50. 6 dựa trên kết quả của bài 50.5
Học phần ghi nhớ, làm bài tập SBT 
Tuần 29	Ngày soạn: / / 2010
Tiết 57	Ngày dạy: / / 2010
§52. ÁNH SÁNG TRẮNG - ÁNH SÁNG MÀU.
A. Mục tiêu :
Kiến thức :
Nêu được ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.
Nêu được ví dụ về việc tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.
Kỹ năng:
Giải thích được sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng thực tế .
Thái độ : 
Rèn tính tích cực , tự giác trong việc đọc tài liệu để tìm kiến thức.
Thái độ trung thực trong khi làm thí nghiệm.
B. Chuẩn bị :
Đèn pin , đèn Led, bút laze.
Một bộ các tấm lọc màu đỏ , vàng , lục ,lam , tím.
Một bình nước trong.
C. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : (không)
3. Bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Kính cận là thấu kính gì?
Tại sao một số kính cận lại có màu?Người ta tạo màu cho kính để làm gì?
Để trả lời cho câu hỏi này , chúng ta sẽ tìm hiểu về ánh sáng trắng và ánh sáng màu.
Ôn lại kiến thức cũ.
Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các nguồn phát ánh sáng trắng và các nguồn phát ánh sáng màu
Hướng dẫn học sinh đọc SGK từ đó nắm và trả lời các ý chính:
Nguồn nào phát ra ánh sáng trắng? nguồn nào phát ra ánh sáng màu?
Cho một số ví dụ cụ thể 
Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và nhận xét nguồn nào phát ra ánh sáng trắng , nguồn nào phát ra ánh sáng màu , màu gì?
Đọc SGK và rút ra được những ý chính.
Nhận biết nguồn nào phát ánh sáng trắng, ánh sáng màu.
Hoạt động 3 : Nghiên cứu tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu
Có thể tạo ra ánh sáng màu được không? Bằng cách nào?
Hướng dẫn học sinh đọc SGK để tìm hiểu về tấm lọc màu.
Yêu cầu học sinh đọc và thực hành thí nghiệm . Từ đó thảo luận rút ra nhận xét.
Đánh giá các nhận xét mà học sinh rút ra từ thí nghiệm .
Tổ chức cho học sinh làm các thí nghiệm tương tự với các tấm lọc màu khác nhau và với các ánh sáng màu khác nhau.
Đề nghị học sinh dựa vào các kết quả thí nghiệm để thảo luận rút ra kết luận .
Yêu cầu học sinh đọc SGK “3.Rút ra kết luận”.
Trả lời câu hỏi của giáo viên.
Đọc SGK để biết được các ý chính
Làm thí nghiệm 1 và trả lời C1.
Làm các thí nghiệm tương tự.
Rút ra kết luận sau khi thực hành thí nghiệm.
Đọc SGK để so sánh với các kết luận trong SGK
Hoạt động 3 : Củng cố – Vận dụng
GDMT: Vậy ta có thể tạo ra được ánh sáng màu. Nhưng trong đời sống học tập và lao động chúng ta không nên sử dụng ánh sáng màu vì chúng có hại cho mắt.
Yêu cầu học sinh làm C2 , C3.
Đánh giá và hợp thức hoá cách trả lời đúng.
Từ đó yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi đặt ra ở phần tổ chức tình huống học tập.
Đề nghị học sinh thảo luận theo nhóm câu C4 và trả lời.
Nhận xét, sửa C4.
Các câu hỏi củng cố kiến thức:
+ Nguồn nào phát ra ánh sáng trắng? nguồn nào phát ra ánh sáng màu?Cho một số ví dụ cụ thể.
+ Tấm lọc màu là gì? Sử dụng tấm lọc màu để làm gì?
+ Khi chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu thì như thế nào? Khác màu thì như thế nào?
Làm theo yêu cầu của giáo viên.
Phát biểu , trả lời sau khi thảo luận.
Trả lởi các câu hỏi củng cố của giáo viên.
Đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Hướng dẫn bài 52.4.
Ta xét xem ánh sáng qua từng tấm lọc màu sẽ được kết quả ánh sáng như thế nào rồi qua tấm lọc kế tiếp.
Về nhà làm thí nghiệm bài 52.3. lưu ý cẩn thận tránh gây hỏa hoạn.
Học phần ghi nhớ, làm bài tập SBT 
Đọc trước bài 54. SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG , SỰ TRỘN ÁNH SÁNG MÀU.

Tài liệu đính kèm:

  • docL9 58-59.doc