Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 1 đến tiết 70

Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 1 đến tiết 70

A.MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

-Nêu được cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

-Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm.

-Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của Cường độ dòng điện vào Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

 2.Kĩ năng: Mắc mạnh điện theo sơ đồ; Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, Ampe kế; Xử lí đồ thị

 3.Thái độ: Trung thực; cẩn thận; yêu thích môn học.

 

doc 175 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1341Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 1 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Điện học
Tiết 1:bài 1: sự PHụ THUộC CủA Cường độ dòng điện 
vào Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
Ngày soạn:..............................
Ngày giảng:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên Học sinh vắng
A.Mục tiêu:
	1.Kiến thức:
-Nêu được cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
-Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm.
-Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của Cường độ dòng điện vào Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
	2.Kĩ năng: Mắc mạnh điện theo sơ đồ; Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, Ampe kế; Xử lí đồ thị
	3.Thái độ: Trung thực; cẩn thận; yêu thích môn học.
B.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm Học sinh
Đối với giáo viên
-1Ampe kế; 1 Vôn kế; 1 nguồn điện; 1 khoá; 
7 đoạn dây dẫn; 1 điện trở mẫu.
-Dụng cụ cho các nhóm
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ-Đặt vấn đề bài mới:
+Trả lời câu hỏi của GV.
-Để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn cần dùng dụng cụ gì? Nêu nguyên tắc dùng dụng cụ đó?
-Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn cần dùng dụng cụ gì? Nêu nguyên tắc dùng dụng cụ đó?
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phụ thuộc của Cường độ dòng điện vào Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn:
I. Thí nghiệm:
a- Tìm hiểu sơ đồ mạch điện H 1.1 Sgk-4. Trả lời câu hỏi của GV
b-Tiến hành TN:
-Các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ1.1 Sgk-4
-Tiến hành đo, ghi các kết quả đo được vào B1.
-Thảo luận nhóm để trả lời C1 Sgk-4
Yêu cầu HS:
+Quan sát H1.1 Sgk-4:
-CH 1: Kể tên, nêu công dụng và cách mắc của từng bộ phận trong sơ đồ?.
-CH 2: Chốt + của các dụng cụ đo điện có trong sơ đồ được mắc về phía điểm A hay điểm B?.
+Theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ H1.1 Sgk-4.
+Yêu cầu đại điện nhóm trả lời C1: Từ kết quả TN hãy cho biết khi thay đổi Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có mối quan hệ ntn với Hiệu điện thế ?
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
3.Hoạt động 3: Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ra kết luận:
II. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế:
a- Dạng đồ thị:
+Từng HS đọc phần thông báo về dạng đồ thị Sgk-5 trả lời CH của GV.
b- Tiến hành vẽ đồ thị: (C2 Sgk-5).
+Thảo luận nhóm: Nhận xét dạng đồ thị, rút ra kết luận.
+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đồ thị biểu diễn sự thuộc của Cường độ dòng điện vào Hiệu điện thế có đặc điểm gì?
+ Yêu cầu HS trả lời câu C2
+HD HS xác định các điểm biểu diễn, vẽ một đường thẳng đi qua gốc tọa độ, đồng thời đi gần tất cả các điểm.
+Yêu cầu đại diện 1 vài nhóm nêu kết luận về mối quan hệ giữa I và U:
4..Hoạt động 4: Vận dụng -Củng cố -Hướng dẫn về nhà:
a.Củng cố:
+ Từng HS chuẩn bị trả lời câu hỏi của GV.
b.Vận dụng:
+Từng HS trả lời câu hỏi C5 Sgk-5.
c.Học tập ở nhà:
-Nắm vững kết luận về mối quan hệ giữa I và U. 
-Vận dụng trả lời câu hỏi C3, C4 Sgk-5.
-Chuẩn bị Tiết 2: Điện trở của đây dẫn Định luật Ôm
+Nêu kết luận về mối quan hệ giữa Cường độ dòng điện (I) và Hiệu điện thế (U). 
+Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I và U có đặc điểm gì?.
+ở lớp 7 ta đã biết, khi Hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng cao và đèn càng sáng. Vậy Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có tỉ lệ với Hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây đó không?
+HD HS học tập ở nhà:
-Nắm vững kết luận về mối quan hệ giữa I và U. 
-Vận dụng trả lời câu hỏi C3, C4 Sgk-5.
-Chuẩn bị Tiết 2: Điện trở của đây dẫn Định luật Ôm
Tiết 2: bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật ôm
Ngày soạn:..............................
Ngày giảng:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên Học sinh vắng
A.Mục tiêu:
	1.Kiến thức: Nhận biết được đơn vị của điện trở và vận dụng được công thức tính điện trở để giải bài tập. Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Ôm.
-Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản.
	2.Kĩ năng: Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về HĐT; CĐDĐ; Vẽ sơ đồ mạch điện sử dụng các dụng cụ đo để xác định điện trở của một dây dẫn
	3.Thái độ: Trung thực; cẩn thận; yêu thích môn học.
B.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm Học sinh
Đối với giáo viên
+Nghiên cứu bài học; Các câu hỏi Bài tập 
Bảng phụ: Bảng thương số U/I đối với mỗi dây dẫn:
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ-Đặt vấn đề bài mới: 
+Từng HS chuẩn bị, trả lời câu hỏi của GV
+CH1: Nêu kết luận về mối quan hệ giữa Cường độ dòng điện và Hiệu điện thế ?
+CH2: Đổ thị biểu diễn mối quan hệ đó có đặc điểm gì?.
+ĐVĐ: Trong TN với mạch điện có sơ đồ H1.1 Sgk-4, nếu sử dụng cùng một HĐT đặt vào hai đầu dây khác nhau thì CĐDĐ qua chúng có như nhau hay không?
2.Hoạt động 2: Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn:
I. Điện trở của dây dẫn:
1. Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn
+Từng HS dựa vào B1, B2 Tiết1, tính thương số U/I đối với mỗi dây dẫn.
-Hoàn thành bảng sau:
+Trả lời C2 thảo luận
+Theo dõi HS tính thương số đối với mỗi dây dẫn.
+Yêu cầu HS trả lời C2 và cho cả lớp thảo luận: Nhận xét giá trị của thương số đối với mỗi dây dẫn và với hai dây dẫn khác nhau?.
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
3.Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm điện trở:
2. Điện trở:
a-Cá nhân đọc phần thông báo khái niệm điện trở Sgk-7.
b-Trả lời câu hỏi của GV
+Tính Điện trở của dây dẫn bằng công thức nào?.
+Khi tăng Hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn lên hai lần thì Điện trở của nó tăng lên mấy lần? Vì sao?
+Khi Hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 3V, Cường độ dòng điện chạy qua nó là 250mA. Tính Điện trở của dây?
+Nêu ý nghĩa của điện trở. 
4.Hoạt động 4: Phát biểu và viết biểu thức Định luật Ôm:
II. Định luật Ôm:
+Từng HS Phát biểu và viết biểu thức Định luật Ôm.
-Cường độ dòng điện chạy qua day dẫn tỉ lệ thuận với Hiệu điện thế đặt vào hai dầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với Điện trở của dây dẫn đó.
I = 
-Yêu cầu HS Phát biểu Định luật Ôm
-Yêu cầu HS từ biểu thức I = 
=> các đại lượng:
U = ?
R = ?
5.Hoạt động 5: Vận dụng-Củng cố-Hướng dẫn về nhà:
+Trả lời câu hỏi của GV.
+Trả lời câu hỏi C3, C4 Sgk-8
+ Yêu cầu HS làm Trả lời câu hỏi:
-Công thức R = U/I dùng để làm gì? từ công thức này có thể nói rằng U tăng lên bao nhiêu lần thì R tăng lên bấy nhiêu lần được không ? tại sao ?
+Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3, C4 Sgk-8
+HD HS học tập ở nhà:
-Nắm vững Định luật ôm. Vận dụng tính U, I, R.
-Chuẩn bị T3: Mẫu báo cáo TH Sgk-10
Tiết 3: bài3: Thực hành: Xác định Điện trở của một dây dẫn
 bằng Ampe kế và vôn kế
Ngày soạn:..............................
Ngày giảng:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên Học sinh vắng
A.Mục tiêu:
	1.Kiến thức:Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở. Mô tả được cách bố trí và tiến hành được TN xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế.
	2.Kĩ năng: Mắc mạnh điện theo sơ đồ; Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, Ampe kế; Làm và viết báo cáo thực hành.
	3.Thái độ: Có ý thức chấp hành nghiêm túc quy tắc sử dụng các thiết bị điện trong TN.
B.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm Học sinh
Đối với giáo viên
+Mỗi nhóm HS: 1Dây Điện trở chưa biết giá trị; 1 nguồn điện 6-12V; 1 Vôn kế; 1 Am pe kế; 7Đoạn dây nối; Báo cáo TH theo mẫu.
+Đồng hồ đo điện đa năng
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:Trình bày câu hỏi chuẩn bị trong báo cáo thực hành 
+Từng HS chuẩn bị trả lời CH của GV:
+Từng HS Vẽ sơ đồ mạch điện đo điện trở bằng Vôn kế và Ampe kế
+Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành của HS.
+Nêu công thức tính Điện trở ?
+Muốn đo Hiệu điện thế giữa hai đầu của một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?.
+ Muốn đo Cường độ dòng điện qua một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?.
+Vẽ sơ đồ mạch điện đo điện trở bằng Vôn kế và Ampe kế?
2.Hoạt động 2: Mắc mạch điện theo sơ đồ và tiến hành đo:
+Nhận dụng cụ TN, Phân công bạn ghi chép kết quả TN, ý kiến nhận xét thảo luận của nhóm.
+Các nhóm tiến hành TN.
-Tất cả các thành viên trong nhóm tham gia vào mắc mạch điện hoặc theo giõi, kiểm tra cách mắc 
- Đọc kết quả đo đúng quy tắc
+ Chia nhóm, phân công nhóm trưởng, yêu cầu các nhóm phân công nhiệm vụ của cac bạn trong nhóm
+Giao dụng cụ TN cho các nhóm
+ Y/C các nhóm tiến hành TN thoe nội dung II
+Theo dõi, giũp đỡ, kiểm tra các nhóm HS mắc mạch điện, đặc biệt là việc mắc Vôn kế và Ampe kế vào mạch điện.
+Theo giõi HS tiến hành TN; Đọc chỉ số Ampe kế, Vôn kế.
+Yêu cầu tất cả HS đều phải tham gia vào tiến hành TN
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
3.Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá thái độ học tập của HS:
+Hoàn thành báo cáo thực hành. Trao đổi nhóm để nhận xét nguyên nhân gây ra sự khác nhau của các trị số Điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo
+Thu báo cáo thực hành.
+Nhận xét, rút kinh nghiệm:
-Các thao tác thí nghiệm.
-Cách sử dụng Ampe kế, Vôn kế
-Thái độ học tập của nhóm HS
-ý thức kỷ luật.
4.Hoạt động 4: Củng cố-Hướng dẫn về nhà:
-Ôn tập các kiến thức của lớp 7 về mạch điện mắc nối tiếp; Mạch điện mắc song song.
-Đọc trước tiết 4: Đoạn mạch nối tiếp
+HDHS ôn tập các kiến thức của lớp 7 về mạch điện mắc nối tiếp; Mạch điện mắc song song.
+ Yêu cầu HS đọc trước tiết 4: Đoạn mạch nối tiếp 
Mẫu báo cáo thực hành
1. Trả lời câu hỏi:
a.Viết công thức tính điện trở:.................
b.Muốn đo HĐT giữa hai đầu đoạn mạch cần dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo HĐT?............................................................................................................................................
c. Muốn đo CĐDĐ chạy qua một dây dẫn cần dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo ?....................................................................................................................................................
2.Kết quả đo:
KQ
Lần đo
Hiệu điện thế 
U(V)
Cường độ dòng điện I(A)
Điện trở 
R()
a.Tính giá trị Điện trở của dây dẫn trong mỗi lần đo
b.Tính giá trị TBC của Điện trở:
.................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................
c.Nhận xét nguyên nhân gây ra sự khác nhau (nếu có) của các trị số Điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo:
.................................................................................................................................................................. .... ... đến câu 10: Mỗi câu trả lời đúng : 0.5 điểm. (Tổng: 2 điểm) 
Câu 6: Hiện tượng khúc xạ của một tia sáng là: hiện tượng đường truyền của ánh sáng bị gẫy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khi nó truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
Câu 7: Tia sáng qua quang tâm O của một thấu kính thì sẽ truyền thẳng.
Câu 8: Máy ảnh là dụng cụ dùng để tạo ra ảnh thật của một vật mà ta muốn ghi lại trên phim ảnh, ảnh này nhỏ hơn vật. Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là vật kính và buồng tối.
Câu 9- Tác dụng của ánh sáng lên pin mặt trời làm cho nó có thể phát điện được gọi là ( tác dụng quang điện
Câu 10: Dùng một đĩa CD ta có thể thu được nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau khi chiếu một chùm ánh sáng trắng vào mặt ghi của đĩa CD đó.
II.Phần tự luận: (Tổng: 5 điểm)
C.Từ câu 12 và câu 13: Mỗi câu trả lời đúng 1.5 điểm; 
Câu 14: 2 điểm 
	a. Vẽ ảnh A'B' của AB tạo bởi thấu kính. 
Tính chất: ảnh là ảnh ảo, cùng chiều , nhỏ hơn vật	
b. Tính được A’B’ của AB : A’B’=2/3 vật
Đề kiểm tra học kỳ II
Môn: Vật lý 9
Đề số 1
Phần I: Trắc ngiệm khách quan
 I) Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:
 1- Đặt một vật trước một thấu kính phân kỳ,ta sẽ thu được :
A- Một ảnh ảo lớn hơn vật. 	B- Một ảnh ảo nhỏ hơn vật.
D- Một ảnh thật nhỏ hơn vật. 	C- Một ảnh thật lớn hơn vật.
2- Có thể kết luận như câu nào dưới đây?
A- ảnh của một vật nhìn qua kính lúp là ảnh thật, lớn hơn vật.
B- ảnh của một vật nhìn qua kính lúp là ảnh thật, nhỏ hơn vật.
C- ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn vật.
D- ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là ảnh thật, lớn hơn vật.
3- Có thể kết luận như câu nào dưới đây?
A- Chiếu tia sáng đơn sắc đỏ qua một lăng kính ta có thể được tia sáng xanh.
B- Chiếu tia sáng đơn sắc đỏ qua một lăng kính ta có thể được tia sáng trắng.
C- Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính ta có thể được tia sáng xanh.
D- Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính ta có thể được tia sáng trắng.
4- Nhìn một mảnh giấy xanh dưới ánh sáng đỏ, ta sẽ thấy mảnh giấy có màu: 
A- Trắng B- Đỏ C- Xanh D- Đen
5. Trộn ba ánh sáng đỏ, lục, lam vào màn trắng ta thu được ánh sáng màu:
A. Trắng B. Vàng C. Hồng D. Xanh nõn chuối
 6. Tác dụng sinh học của ánh sáng được thể hiện ở hiện tượng nào dưới đây?
A. ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.
B. ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí Clo và Hyđrô đựng trong ống nghiệm có thể gây ra sự nổ
C. ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi sương.
D. ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó có thể phát điện.
II- Hãy điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
7- Hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại mặt nước khi truyền từ không khí vào nước gọi là
8.Thấu kính hội tụ có bề dày.
9.Kính lúp là dụng cụ dùng để .Nó là mộtcó.không dài hơn 
25 cm
10- Tác dụng của ánh sáng lên pin mặt trời làm cho nó có thể phát điện được gọi là
Phần II: Tự luận
11-Đặt một vật AB, có dạng một mũi tên dài 0,5cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 6cm. Thấu kính có tiêu cự 4cm . Hãy dựng ảnh theo đúng tỷ lệ xích và tính độ cao của ảnh,nêu tính chất của ảnh.
12- Một người chỉ nhìn rõ những vật cách mắt từ 15cm đến 50cm.
a) Mắt người ấy mắc tật gì?
b) Người ấy phải đeo thấu kính loại gì ? Khi đeo kính phù hợp thì người ấy sẽ nhìn rõ vật xa nhất cách mắt bao nhiêu ?
13- Em hiểu thế nào là tác dụng nhiệt của ánh sáng? Tác dụng nhiệt của ánh sáng trên các vật có màu sắc khác nhau như thế nào?
Đề kiểm tra học II
Môn : Vật lý 9 
đề ii
Phần I: Trắc ngiệm khách quan
 I) Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: 
1. Nhìn một mảnh giấy đỏdưới ánh sáng đỏ, ta sẽ thấy mảnh giấy có màu: 
A- Trắng B- Đỏ C- Xanh D- Đen 
2- Đặt một vật trước một thấu kính phân kì ta sẽ thu được:
A- Một ảnh thật , nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
B- Một ảnh thật , nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính.
C- Một ảnh ảo , nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
D- Một ảnh ảo , nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính.
3- Có thể kết luận như câu nào dưới đây?
A- ảnh trên phim trong máy ảnh là ảnh ảo, lớn hơn vật.
B- ảnh trên phim trong máy ảnh là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
C- ảnh của một vật nhìn qua kính lúp là ảnh ảo, lớn hơn vật.
D- ảnh của một vật nhìn qua kính lúp là ảnh ảo,nhỏ hơn vật.
4- Có thể kết luận như câu nào dưới đây?
A- Chiếu một tia sáng đơn sắc đỏ vào mặt ghi của đĩa CD, ta có thể thu được ánh sáng trắng.
B- Chiếu một tia sáng đơn sắc đỏ vào mặt ghi của đĩa CD, ta có thể thu được ánh sáng xanh.
C- Chiếu một tia sáng trắng vào mặt ghi của đĩa CD, ta có thể thu được ánh sáng trắng.
D- Chiếu một tia sáng trắng vào mặt ghi của đĩa CD, ta có thể thu được ánh sáng xanh.
5-Tác dụng sinh học của ánh sáng thể hiện ở hiện tượng nào dưới đây?
A- ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.
B- ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđrô đựng trong ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.
C- ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.
D- ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó có thể phát điện,
II- Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
6- Hiện tượng khúc xạ của một tia sáng là.
7- Tia sáng qua quang tâm của một thấu kính thì sẽ 
8- Máy ảnh là dụng cụ dùng đểHai bộ phận quan trọng của máy ảnh là
9- Dùng một đĩa CD, ta có thể thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau khi
10. Tác dụng của ánh sáng lên pin mặt trời làm cho nó có thể phát điện được gọi là..
Phần II : Tự luận
11- Đặt một vật AB, có dạng một mũi tên dài 1cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì và cách thấu kính 6cm. Thấu kính có tiêu cự 4cm . Hãy dựng ảnh theo đúng tỷ lệ xích và tính độ cao của ảnh,nêu tính chất của ảnh
12- Mắt người già thường hay mắc tật gì? Để khắc phục, người già phải đeo thấu kính lọai gì? Mục đích việc đeo kính là gì? Khi đã đeo kính phù hợp thì người ấy có thể nhìn rõ các vậtở xa hay không?
13- Có thể dùng thấu kính hội tụ có tiêu cụ 10cm làm kính lúp được không? Nếu dùng thì kính lúp có số bội giác bằng bao nhiêu? Khi quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp nói trên thì phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
 ngày soạn: / /200
Tiết 69: Ôn tập
A – Mục tiêu
- Củng cố, nắm vững các kiến thức của chương trình vật lí (chương III, chương IV). 
- Hệ thống hóa các kiến thức vật lí lớp 9. 
- Hướng dẫn HS lập đề cương ôn tập chương trình vật lí THCS
B – Chuẩn bị
C- Tổ chức hoạt động dạy học
1- Tổ chức
Ngày dạy: .......... ........... 
Lớp: 9A: 9B: 9C 
2. Bài mới :
HĐ1 : Ôn tập
I. Yêu cầu học sinh làm lại bài tổng kết chương III
II. Yêu cầu HS trả lời cá câu hỏi sau :
(Thảo luận – GV đưa ra đáp án đúng – HS ghi vở).
Dựa vào dấu hiệu nào mà ta nhận biết được cơ năng và nhiệt năng ?
Có những dạng năng lượng nào phải chuyển hoá thành cơ năng và nhiệt năng mới nhận biết được
Trong quá trình biến đổi qua lại giữa thế năng và động năng, giữa cơ năng và điện năng, ta thường thấy cơ năng bị hụt đi. Điều đó có trái với định luật bảo toà năng lượng không ? Phát biểu định luật đó ?
Làm thế nào để có được điện năng ? 
Sử dụng điện năng có thuận lợi gì hơn so với sử dụng năng lượng của than đá, dầu mỏ, khí đốt ?
Nêu ưu điểm, nhược điẻm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện mặt trời.
Nêu ưu điểm, nhược điẻm của việc sản xuất và sử dụng điện năng của nhà máy điện hạt nhân ?
So sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa nhà máy và điện nguyên tử ?
HĐ 2 : Giải bài tập
Một kính lúp có tiêu cự f=16,7cm. Một vật đặt cách quang tâm O 1 đoận 10,7cm 
Vẽ ảnh của vật. Nêu tính chất của ảnh.
Biết ảnh cách quang tâm O 1 đoạn 29,7cm. Tính chiều cao của ảnh. Biết chiều cao của vật là 5cm
Tính độ bội giác của kính
HD giải
f=16,7cm 
d= 10,7cm
d,= 29,7cm
h= 5cm
vẽ, tính chất
h’ = ? 
G = ?
O
B
A
A’
B’
F
F
Giải 
Vẽ. ảnh là ảnh ảo, 
cùng chiều với vật và lớn hơn vật
Xét 2 tam giác đồng dạng
 ABOA’B’O
 = A’B’=== 13,8(cm)
c) Số bội giác G==
HĐ3 : HDVN
Yêu cầu HS về nhà ôn lại kiến thức từ đầu năm học theo câu hỏi SGK và phần ghi nhớ
Yêu cầu làm lại các bài tập trong sách bài tập. 
ngày soạn: / /200
Tiết 69 : Bài tập
A- Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức về sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải các bài tập có liên quan.
- Rèn kỹ năng tính toán trong các bài tập định lượng và biết vận dụng kiến thức làm các bài tập định tính.
- Thái độ nghiêm túc, trung thực và hứng thú học tập bộ môn.
B- Chuẩn bị
- Cả lớp: Các bài tập trong sấch bài tập
C- Tổ chức hoạt động dạy học
1- Tổ chức
Ngày dạy: .......... ........... 
Lớp: 9A: 9B: 9C 
2- Kiểm tra
Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng? Chữa bài tập 59.1 và 59.2
3- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Bài tập 1 :
 Trong nhà máy thuỷ điện có một tuabin. Khi tuabin này quay làm cho máy phát điện quay theo, cung cấp cho ta năng điện. Tuabin này quay liên tục nhờ nước ở hồ chứa mà ta không mất công bơm lên. Phải chăng tuabin này là một động cơ vĩnh cửu ? Vì sao ? 
Yêu cầu HS đọc kỹ và tóm tắt đề bài
Để trả lời câu hỏi này thì phải dựa vào kiến thức nào ?
 Gọi 1HS lên bảng làm bài tập 
HĐ2: Bài tập 2 :
Hãy chỉ ra một máy phát điện chạy bằng năng lượng của chất đốt mà em thường thấy hằng ngày và chỉ quá trình biến đổi năng lượng xảy ra như thế nào trong máy đó?
Yêu cầu HS đọc kỹ và tóm tắt đề bài
Để giải bài tập này cần liên hệ thực tế và vận dụng kiến thức sự chuyển hoá năng lượng 
 Gọi 1HS lên bảng làm bài tập 
HĐ3: Bài tập 3:
Những ngày trời nắng không có mây, bề mặt có diện tích 1m2 của tấm pin mặt trời để ngoài nắng nhận được một năng lượng mặt trời là 1 400J trong 1s. Hỏi cần phủ trên mái nhà một tấm pin mặt trời có diện tích tối thiểu là bao nhiêu để có đủ điện thắp sáng hai bóng đèn có công suất 100W và một máy thu hình có công suất 75W. Biết rằng hiệu suất của pin mặt trời là 10%.
Bài tập 1:
Giải
 Không phải, muốn cho tuabin chạy, phải cung cấp cho nó năng lượng ban đầu, đó là năng lượng của nước từ trên cao chảy xuống. Ta không phải bơm nước lên, nhưng chính Mặt Trời đã cung cấp nhiệt năng làm cho nước bốc hơi bay lên cao thành mây rồi thành mưa rơi xuống hồ chúă nước ở trên cao.
Bài tập 2:
 Giải
Máy phát điện tên ô tô, xe máy.
Trong xilanh: Xăng bị đốt cháy, hoá năng biến thành nhiệt năng. Hơi bị đốt nóng dãn nở đẩy pittông chuyển động, nhiệt năng thành cơ năng. Pittông truyền cơ năng cho rôto của máy phát điện. Cuối cùng trong máy phát điện của xe, cơ năng thành điện năng. 
Bài tập 3:
 Giải
Công suất tiêu thụ: 
2 . 100 + 75 = 275W
Công suất ánh sáng mặt trời cần thiết cung cấp cho mpin mặt trời:
275 . 10 = 2750W.
Diện tích tấm pin mặt trời cần thiết: 
4- Củng cố
Nhắc lại phần ghi nhớ cuă từng bài trong chương 4
5- Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm các bài tập phần quang học .

Tài liệu đính kèm:

  • docvat ly 9 tu 1-70.doc.doc