I. Mục tiêu:
- HS biết suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song và hệ thức từ những kiến thức đã học.
- HS biết cách bố trí và tiến hành TN kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lý thuyết đối với đoạn mạch mắc song song.
- Vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế và giải một số bài tập về đoạn mạch mắc song song.
II. Chuẩn bị
* Mỗi nhóm:
+ 3 điện trở mẫu; 1 ampe kế, 1 vôn kế.
+ 1 công tắc, 1 nguồn điện 6 V.
+ 9 dây dẫn, mỗi đoạn dài khoảng 30 cm.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Tiết 5 Bài 5: ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG I. Mục tiêu: - HS biết suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song và hệ thức từ những kiến thức đã học. - HS biết cách bố trí và tiến hành TN kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lý thuyết đối với đoạn mạch mắc song song. - Vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế và giải một số bài tập về đoạn mạch mắc song song. II. Chuẩn bị * Mỗi nhóm: + 3 điện trở mẫu; 1 ampe kế, 1 vôn kế. + 1 công tắc, 1 nguồn điện 6 V. + 9 dây dẫn, mỗi đoạn dài khoảng 30 cm. III. Các hoạt động dạy và học. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV NỘI DUNG Hoạt Động 1: Ôn lại kiến thức có liên quan đến bài học. - Cá nhân HS trả lời câu hỏi GV - Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song thì: I = I1 + I2 (1) U = U1 = U2 (2) ? Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song U và I mạch chính có mối quan hệ như thế nào với U và I của các mạch rẽ. I. CĐDĐ và hđt trong đoạn mạch mắc song song. 1. Oân lại kiến thức lớp 7. Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song thì: + CĐDĐ chạy qua mạch chính bằng tổng CĐDĐ chạy qua mạch rẽ: I = I1 + I2 + HĐT giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng HĐT giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2 Hoạt Động 2: Nhận biết được 2 điện trở mắc song song. HS trả lời câu hỏi C1. HS thảo luận nhóm CM câu C2: Hãy đọc và trả lời câu C1: ? 2 điện trở có mấy điểm chung? I và U của đoạn mạch này có đặc điểm gì? * GV thông báo hệ thức (1), (2) vẫn đúng với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song . - Hướng dẫn HS vận dụng công thức: I = I1 + I2 và U = U1 = U2 và hệ thức của định luật Ôm để CM câu C2 . 2. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. - CĐDĐ chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó. Hoạt Động 3: Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. - Từ CT : Mà: I = I1 + I2 ; U = U1 = U2. Thay vào (*) ta có : - GV hướng dẫn HS xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song gồm 2 điện trở. - Viết hệ thức liên hệ giữa I, I1, I2 theo U, Rtđ, R1, R2. - Vận dụng hệ thức I = I1 + I2 để suy ra công thức tính điện trở tương đương. II. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song. 1. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song. Hoạt Động 4: Tiến hành TN kiểm tra. - Tiến hành TN theo nhóm để rút ra kết luận. - HS phát biểu KL. - Theo dõi, kiểm tra các nhóm làm TN theo SGK. - Trợ giúp thêm cho các nhóm còn yếu. - Yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu kết luận của nhóm mình. - GV thông báo nội dung phần 3 SGK/15. 2. Thí nghiệm kiểm tra. 3.Kết luận. - Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng các nghịch đảo của từng điện trở thành phần. Hoạt Động 5: Củng cố, Vận dụng . - HS trả lời câu hỏi của GV. - Cá nhân HS làm câu C4. - Đặt câu hỏi để HS sinh trả lời được nội dung ghi nhớ. - Hướng dẫn HS làm câu C4. - Hướng dẫn HS về nhà làm C5. III. Vận dụng. C4.U nguồn 220V. Quạt vẫn hoạt động bình thường vì mạch vẫn kín. * DẶN DÒ: - Học bài. - Làm bài tập từ 5.1 đến 5.5 ( SBT). -Xem trước các bài tập ở bài 6 (SGK).
Tài liệu đính kèm: