I – MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1- Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
2 - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Đối với mỗi nhóm học sinh: (lớp gồm 6 nhóm)
· 1 hộp kín trong đó dán sẳn một mảnh giấy trắng; bóng đèn pin được gắn bên trong hộp như hình 1.2a SGK.
· Pin, dây nối, công tắc.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1 - Ổn định tình hình lớp: (1 phút) Nói qua nội quy tiết học đặc biệt là nội quy tiết học môn Vật lý.
2 - Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3 - Giảng bài mới:
TIẾT 01 Ngày soạn: 22/08/2004 NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG I – MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1- Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. 2 - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: Đối với mỗi nhóm học sinh: (lớp gồm 6 nhóm) 1 hộp kín trong đó dán sẳn một mảnh giấy trắng; bóng đèn pin được gắn bên trong hộp như hình 1.2a SGK. Pin, dây nối, công tắc. III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1 - Ổn định tình hình lớp: (1 phút) Nói qua nội quy tiết học đặc biệt là nội quy tiết học môn Vật lý. 2 - Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3 - Giảng bài mới: 3 3 10 15 5 5 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. Đây là bài đầu chương nên GV cần đưa ra một số hiện tượng, một số câu hỏi gây cho học sinh một số bất ngờ, vừa nhằm giới thiệu một số vấn đề lớn sẽ nghiên cứu trong chương, vừa thu hút sự chú ý, tạo hứng thú cho HS. Thí dụ GV nêu câu hỏi: Một người mắt không bị tật, bệnh, có khi nào mở mắt ra mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? Khi nào ta mới nhìn thấy một vật? Các em hãy nhìn ảnh chụp ở đầu chương và trả lời xem trên miếng bìa viết chử gì (có thể cho HS quan sát thực trên gương). Nhiều HS sẽ nói sai. Không cần giải thích, chỉ cần nêu vấn đề: Ảnh ta quan sát được trong gương phẳng có tính chất gì? Tóm lại: Những hiện tượng nêu trên đều có liên quan đến ánh sáng và ảnh của các vật quan sát được trong các loại gương mà ta sẽ xét ở chương này. HS đọc 6 câu hỏi nêu ở đầu chương. GV nhấn mạnh đó cũng là những câu hỏi chính mà ta phải trả lời được sau khi học chương này. Hoạt động 2: GV có thể tổ chức tình huống để dẫn đến câu hỏi: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? GV đưa cái đèn pin ra, bật đèn và chiếu về phía HS để HS thấy đèn có thể bật sáng hay tắt đi. Sau đó để đèn pin ngang trước mặt và nêu câu hỏi như SGK. Chú ý phải che để HS không thấy vệt sáng của đèn chiếu lên tường hay các đồ vật xung quanh. Thí nghiệm chứng tỏ rằng, kể cả khi đèn pin đã bật sáng mà ta cũng không nhìn thấy được ánh sáng từ đèn pin phát ra. Đó là điều trái với suy nghĩ thông thường của HS. Giáo viên đề xuất vấn đề nghiên cứu: ”Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?” Hoạt động 3: HS tìm câu trả lời cho câu hỏi: Khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng? GV có thể gợi ý cho HS tìm những điểm giống nhau hoặc khác nhau trong 4 trường hợp đó để tìm nguyên nhân khách quan nào làm cho mắt ta nhận biết được ánh sáng trong khi mắt ta không có gì thay đổi. Đó là khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Hoạt động 4: Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật. GV có thể đặt vấn đề như sau: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta, nhưng điều quan trọng đối với chúng ta không phải là thấy ánh sáng chung chung mà là nhìn thấy, nhận biết được bằng mắt các vật quanh ta. Vậy khi nào ta nhìn thấy một vật? GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: đọc mục Nhìn thấy một vật, làm thí nghiệm và thảo luận để trả lời C2. Sau đó thảo luận chung cả lớp để rút ra kết luận. Để kiểm tra lại xem có thật là HS đã nắm vững lập luận khi xử lí kết quả quan sát để rút ra kết luận không, GV có thể nêu thêm câu hỏi: Căn cứ vào đâu mà em khẳng định rằng ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta? Hoạt động 5: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng GV yêu cầu HS nhận xét sự khác nhau giữa dây tóc bóng đèn đang sáng và mảnh giấy trắng, cụ thể hơn là vật nào tự nó phát ra ánh sáng, vật nào phải nhờ ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó rồi hắt ánh sáng đó lại. Sau đó thông báo từ mới nguồn sáng để biểu thị các vật tự nó phát ra ánh sáng, vật sáng để biểu thị chung cho các vật hoặc tự phát ra ánh sáng hoặc hắt ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó Hoạt động 6: Vận dụng. Tổ chức cho HS ghi nhớ phần đóng khung ngay tại lớp dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn như: Đọc phần đóng khung. Chép phần đóng khung vào vở. Tìm từ quan trọng nhất trong phần đóng khung. Đặt câu hỏi cho từng câu kết luận của phần ghi nhớ. Hướng dẫn HS lần lượt thảo luận về câu hỏi C4 và C5. HS làm việc cá nhân. HS xem tranh và trả lời. HS quan sát và nhận xét. HS tự đọc SGK mục quan sát và thí nghiệm, nhớ lại kinh nghiệm của mình trong 4 trường hợp nêu ra trong SGK. Sau đó thảo luận nhóm đẻ tìm câu trả lời cho C1. Thảo luận chung ở lớp rút ra kết luận. C1: Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện giống nhau là có ánh sáng truyền vào mắt ta. C2: Ta nhìn thấy mảnh giấy trắng khi đèn bật sáng. Đó là vì đèn chiếu sáng mảnh giấy rồi mảnh giấy hắt lại ánh sáng, cuối cùng ánh sáng truyền vào mắt ta. Vậy ta nhìn thấy mảnh giấy trắng vì có ánh sáng từ mảnh giấy truyền vào mắt ta. C3: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng còn mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu vào nó. CHƯƠNG I QUANG HỌC NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG I- Nhận biết ánh sáng Quan sát và thí nghiệm Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có (ánh sáng) truyền vào mắt ta. II- Nhìn thấy một vật Thí nghiệm Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có (ánh sáng từ vật đó) truyền vào mắt ta. III- Nguồn sáng và vật sáng Kết luận: Dây tóc bóng đèn tự nó (phát ra) ánh sáng gọi là nguồn sáng. Dây tóc bóng đèn phát ra và mảnh giấy trắng (hắt lại) ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng. VI- Vận dụng C4: Bạn Thanh đúng. Vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta, không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt ta nên ta không nhìn thấy. C5: Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành vệt sáng mà ta nhìn thấy được. 4 – Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút) Học thuộc phần ghi nhớ, khi học bài cần liên hệ với thực tế. Làm lại các bài tập vận dụng Làm bài tập 1.1 – 1.5 trong sách bài tập. Hôm sau mỗi em mang theo 3 cái đinh ghim. IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: TIẾT 02 Ngày soạn: 05/09/2004 SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG I – MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1 - Biết thực hiện một thí nghiệm đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng. 2 - Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng. 3 - Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng. 4 - Nhận biết được ba loại chùm sáng (song song, hội tụ, phân kỳ). II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: Đối với mỗi nhóm học sinh: (lớp gồm 6 nhóm) 1 đèn pin. 1 ống trụ thẳng f = 3mm, 1 ống trụ cong không trong suốt. 3 màn chắn có đục lỗ. 3 màn chắn có đục lỗ. 3 cái đinh ghim (hoặc kim khâu). III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1 - Ổn định tình hình lớp: (1 phút) 2 - Kiểm tra bài cũ: a- Khi nào ta nhận biết được ánh sáng , ta nhìn thấy các vật? b -Lấy ví dụ về nguồn sáng và vật sáng? 3 - Giảng bài mới: 5 10 10 5 5 3 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. Khi Kiểm tra bài củ GV nhấn mạnh: ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đến mắt ta (hiểu là lọt qua lỗ con ngươi vào mắt) Sau đó đặt vấn đề: Các em hãy vẽ trên giấy xem có bao nhiêu đường có thể đi từ một điểm trên vật sáng đến lỗ con ngươi của mắt, kể cả đường thẳng và đường ngoằn nghèo? Có vô số đường. Vậy ánh sáng đi theo đường nào trong những con đường có thể đó, để truyền đến mắt? Có thể để HS sơ bộ trao đổi về thắc mắc của Hải nêu ra ở đầu bài. Hoạt động 2: Nghiên cứu tìm quy luật về đường truyền của ánh sáng. Có thể có hai mức độ trong hoạt động này ứng với hai loại đối tượng học sinh: Mức độ 1: Đối với đa số học sinh trung bình: GV giới thiệu ngay thí nghiệm theo hình 2.1 của SGK. Sau khi quan sát, HS thấy rằng chỉ có thể dùng ống thẳng mới nhìn thấy dây tóc bóng đèn. Từ đó suy ra ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Để khẳng định thêm kết luận trên, có thể yêu cầu HS vận dụng kết luận trên để giải thích: vì sao dùng ống cong không thể nhìn thấy ánh sáng từ dây tóc bóng đèn phát ra? (Vì ánh sáng đi thẳng bị thành ống chặn lại). Mức độ 2: Đối với HS khá đã quen tìm tòi theo cách dự đoán và kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm thì tiến hành theo hai bước: GV yêu cầu HS dự đoán xem ánh sáng đi theo đường nào? Đường thẳng, đường cong hay đường gấp khúc? GV yêu cầu HS nghĩ ra một thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. Các phương án mà HS có thể nêu: Phương án 1: Dùng một màn chắn có dùi một lỗ nhỏ di chuyển từ nguồn sáng tới mắt. Đánh dấu các vị trí liên tiếp của màn mà ở đó mắt nhìn thấy dây tóc bóng đèn, chứng tỏ ở vị trí đó lỗ nằm trên đường truyền của ánh sáng. Nối liền các vị trí đó ta sẽ có đường truyền của ánh sáng từ vật sáng đến mắt. Phương án 2: Dùng các ống thẳng hay cong để quan sát dây tóc của bóng đèn. Phương án 3: Dùng phương pháp che khuất. Tháo gương phản xạ của đèn pin ra, Lấy một vật tròn chắn sáng nhỏ đặt trong khoảng từ đèn pin tới mắt. Nếu vật tròn che khuất bóng đèn thì có nghĩa là ánh sáng từ bóng đèn phát ra đã bị vật tròn chặn lại. Tiếp tục di chuyển vật tròn như thế từ đèn đến mắt. Đường dịch chuyển của vật tròn là đường truyền của ánh sáng. GV có thể tổ chức cho mỗi nhóm HS làm thí nghiệm theo một phương án trên. GV yêu cầu HS điền vào chổ trống để hoàn thành câu kết luận. Hoạt động 3: Khái quát hoá kết quả nghiên cứu, phát biểu định luật. GV thông báo thêm: Không khí là một ... ân kế được mắc song song với đèn 1 và dèn 2. 1: (hiệu đện thế) 2: (dương) 3: (cường độ dòng điện) 4: (nối tiếp), (dương) THỰC HÀNH ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG I-Chuẩn bị II-Nội dung thực hành 1.Mắc song song hai bóng đèn 2.Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song Nhận xét Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: U12 = U34 = UMN. 3.Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song Nhận xét Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ: I = I1 + I2. III-Mẫu báo cáo 4 – Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút) Học thuộc phần ghi nhớ, khi học bài cần liên hệ với thực tế. Làm lại các bài tập vận dụng. Làm bài tập 28.1 – 28.5 trong sách bài tập. Nhóm chuẩn bị nguồn điện 3V (pin). IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: TIẾT 33 Ngày soạn: 24/04/2005 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I – MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1- Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. 2- Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch. 3- Biết và thực hiện tốt một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: Đối với cả lớp: Một số loại cầu chì có ghi số (A) trên đó, trong đó có loại 1A; 1 acquy 6V hay 12V; 1 bóng đèn 6V hay 12V phù hợp với acquy; 1 công tắc; 5 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 40cm; Tranh vẽ to hình 29.1 SGK; 1 bút thử điện. Đối với mỗi nhóm học sinh: (lớp gồm 6 nhóm) 1 nguồn điện 3V; 1 mô hình “người điện” như trong hình 29.1SGK.; 1 công tắc; 1 bóng đèn pin; 1 ampe kế có GHĐ là 2A; 1 cầu chì loại ghi dưới hoặc bằng 0,5A; 5 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài khoảng 30cm. III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1 - Ổn định tình hình lớp: (1 phút) 2 - Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) 3 - Giảng bài mới: 6 15 12 6 3 Hoạt động 1: GV trả lại cho HS báo cáo thực hành của bài 28, nêu các nhận xét, lưu ý và đánh giá chung những trường hợp cụ thể. GV giới thiệu yêu cầu bài học này: Dòng điện có thể gây nguy hiểm cho cơ thể người, do đó sử dụng điện phải tuân thủ các quy tắc để đảm bảo an toàn. Hoạt động 2: Tìm hiểu các tác dụng nguy và giới hạn hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. GV cắm bút thử điện vào một trong hai lổ lấy điện để HS quan sát khi nào thì đèn của bút thử sáng và trả lời câu hỏi C1 SGK. GV đề nghị HS làm thí nghiệm với mô hình “người điện” và viết đâyd đủ câu nhận xét mà SGK yêu cầu. GV ôn tập cho HS về tác dụng sinh lí. GV cho HS đọc SGK về mức độ tác dụng và giới hạn nguy hiểmcủa dòng điện đối với cơ thể người. Lưu ý ghi nhớ ở HS về giới hạn nguy hiểm này (hiệu điện thế từ 40V trở lên hoặc cường độ dòng điện từ 70mA trở lên). Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì. HS làm thí nghiệm về hiện tượng đoản mạch (sơ đồ hình 29.2) như hướng dẫn của SGK. Cuối mục này, GV cho các nhóm HS và cả lớp thảo luận về các tác hại của hiện tượng đoản mạch. GV ôn tập cho HS những hiểu biết về cầu chì. HS có thể suy luận hoặc không thể suy luận về hiện tượng gì xảy ra với cầu chì khi bị đoản mạch với mạch điện có sơ đồ hình 29.3. Để tạo điều kiện cho HS quan sát thật cụ thể, GV làm thí nghiệm đoản mạch như sơ đồ hình 29.3. Sau đó HS tìm hiểu các cầu chì thật hoặc qua hình vẽ 29.4 cũng như lựa chọn cầu chì cho mạch điện thắp sáng bóng đèn như SGK yêu cầu. Hoạt động 4: Tìm hiểu các quy tắc an toàn (bước đầu) khi sử dụng điện. HS tìm hiểu các quy tắc này với SGK. GV có thể đặt câu hỏi “Tại sao?” cho mỗi quy tắc này để HS giải thích. GV cho HS vận dụng hiểu biết về quy tắc này khi quan sát các hình 29.5 như yêu cầu SGK. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm và các nhóm nêu kết quả thảo luận với cả lớp. Hoạt động 5: Củng cố bài học và giao công việc ở nhà cho HS. GV đề nghị HS ghi phần ghi nhớ. Yêu cầu HS đọc mục có thể em chưa biết. Giao bài tập về nhà. GV đè nghị HS chuẩn bị trước ở nhà phần “Tự kiểm tra” và “Vận dụng” của bài tổng kết chương III. C1: Bóng đèn bút thử diện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây “nóng” của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài hay đầu kia bằng kim loại của bút thử điện. C2: Các tác hại của hiện tượng đoản mạch: Cường đọ dòng điện tăng lên quá lớn có thể làm cháy vỏ bọc cách điện và các bộ phận tiếp xúc với nó hoặc gần nó. Từ đó có thể gây hoả hoạn. C3: Khi đoản mạch xảy ra với mạch điện hình 29.3, cầu chì nóng lên, chảy, đứt và ngắt mạch. C4: Ý nghĩa của số ampe ghi trên mỗi cầu chì: Dòng điện có giá trị vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt. C5: Với mạch điện thắp sáng bóng đèn, thì nên dùng cầu chì có số ghi 1,2A hoặc 1,5A. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I-Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm 1.Dòng điện đi qua cơ thể người Nhận xét Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể. 2.Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người II-Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì 1.Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch) Nhận xét Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn. 2.Tác dụng của cầu chì III-Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện 4 - Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút) Học thuộc phần ghi nhớ, khi học bài cần liên hệ với thực tế. Làm lại các bài tập vận dụng. Làm bài tập 29.1 – 29.4 trong sách bài tập. Lớp chuẩn bị bảng trò chơi ô chử. IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: TIẾT 34 Ngày soạn: 01/05/2004 TỔNG KẾT CHƯƠNG III ĐIỆN HỌC I – MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1- Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương Điện học. 2- Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề (trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích hiện tượng) có liên quan. II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: Đối với cả lớp: Vẽ to bảng trò chơi ô chử. III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1 - Ổn định tình hình lớp: (1 phút) 2 - Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) 3 - Giảng bài mới: 15 17 10 Hoạt động 1: Củng cố các kiến thức cơ bản thông qua phần tự kiểm tra của HS. GV hỏi cả lớp xem có những câu hỏi nào của phần tự kiểm tra chưa làm được và tập trung vào các câu hỏi này để củng cố cho HS nắm chắc các kiến thức này. GV kiểm tra một vài câu khác của phần này để biết HS đã thật sự nắm chắc hay chưa. 1: Có thể một trong các câu sau: Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát. Nhiều vật bị nhiễm điện khi cọ xát. 2: Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Điện tích khác loại thì hút nhau. Điện tích cùng loại thì đẩy nhau. 3: Vật nhiễm điện dương do mất bớt electron. Vật nhiễm điện âm do nhận thêm electron. 4: (các điện tích dịch chuyển), (các electron tự do dịch chuyển) 5: Ở điều kiện bình thường: Các vật liệu dẫn điện là: a), e). Các vật liệu cách điện là: b), c), d), f). 6: Năm tác dụng chính của dòng điện là: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hoá học, tác dụng sinh lí. 7: Đơn vị cương độ dòng điện là ampe. Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện là ampe kế. 8: Đơn vị hiệu điện thế là vôn. Đo hiệu điện thế bằng vôn kế. 9: Có thể một trong các câu sau: Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế. Số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đó khi để hở. 10: Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp: Cường độ dòng điện như nhau tại các vị trí khác nhau của mạch. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. 11: Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song: Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn và giữa hai điểm nối chung đều bằng nhau. Cường độ dòng điện chính bằng tổng các cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn. Hoạt động 2: Vận dụng tổng hợp các kiến thức. GV cho HS lần lượt làm 7 câu phần vận dụng. Chú ý đến những câu có liên quan trực tiếp đến kiến thức cần cũng cố hơn qua phần hoạt động1. Hoạt động 3: Trò chơi ô chử về điện học. GV giải thích trò chơi ô chử với tranh vẽ to. GV chia lớp thành 4 đội để thi đua với nhau. GV kẻ bảng ghi điểm cho mỗi đội. GV lần lượt cho các đội chọn từ hàng ngang, hàng dọc. GV tổng kết xếp loại các đội sau cuộc chơi. Thường các em biết trước kết quả. Có thể chọn câu khác hoặc chọn hình thức khác mà ở đó mỗi câu có thể có hơn 1 từ chìa khoá với kết quả hàng dọc có thể khác. 1: cực dương 2: an toàn điện 3: vật dẫn điện 4: phát sáng 5: lực đẩy 6: nhiệt 7: nguồn điện 8: vôn kế dọc: dòng điện TỔNG KẾT CHƯƠNG III ĐIỆN HỌC I-Tự kiểm tra II-Vận dụng III-Trò chơi ô chử 1: D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô. 2: a) Ghi dấu(-) cho B, b) Ghi dấu(-) cho A, c) Ghi dấu(+) cho B, d) Ghi dấu(+) cho B. 3: Mảnh nilông bị nhiễm điện âm, nhận thêm electron. Miếng len mất bớt electron nên nhiễm điện dương. 4: Sơ đồ c. 5: Thí nghiệm c. 6: Dùng nguồn 6V là phù hợp nhất. Vì hiệu điện thế trên mỗi đèn là 3V (để đèn sáng bình thường), khi mắc nối tiếp hai bóng đèn đó hiệu điện thế tổng cộng là 6V. 7: Số chỉ của ampe kế A2 là: 0,35A – 0,12A = 0,23A. 4 - Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút) Học thuộc phần ghi nhớ, khi học bài cần liên hệ với thực tế. Làm lại các bài tập vận dụng, làm các bài tập trong sách bài tập. Chuẩn bị cho tiết kiểm tra. IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: