Giáo án môn Vật lý lớp 6 - Tiết 26: Kiểm tra 1 tiết

Giáo án môn Vật lý lớp 6 - Tiết 26: Kiểm tra 1 tiết

I. Phạm vi kiểm tra

 - Kiểm tra giữa chương

II . Mục tiêu.

 - Kiểm tra tất cả những kiến thức mà học sinh đó học

 - Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh

 - Trung thực , nghiờm tỳc trong kiểm tra

III. Ma trận đề kiểm tra

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1347Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 6 - Tiết 26: Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28 / 2 Tuần 26
Ngày giảng : 8 / 3
Tiết 26 : KIỂM TRA 1 tiết
I. Phạm vi kiểm tra
 - Kiểm tra giữa chương
II . Mục tiêu.
 - Kiểm tra tất cả những kiến thức mà học sinh đó học 
 - Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh 
 - Trung thực , nghiờm tỳc trong kiểm tra
III. Ma trận đề kiểm tra
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1) Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí
2
 1(1,3)
 1(2,4)
5
3
1 
1 
2) ứng dụng sự nở vì nhiệt của các chất
 1,2
5
5
Cộng
3
1
6
10
IV. Nội dung đề kiểm tra
A. Đề bài
I-Trắc nghiệm khách quan. (5 điểm)
Câu 1.(2 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.
1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
Khối lượng của vật tăng.
Khối lượng của vật giảm.
Khối lượng riêng của vật giảm.
Khối lượng riêng của vật tăng.
2. Một viên bi sắt có thể tích V0. Nung nóng viên bi rồi thả vào bình chia độ chứa nước và đậy kín nắp ngay. Sau một thời gian nước và bi trở lại nhiệt độ ban đầu, thể tích nước dâng thêm trong bình là bao nhiêu?
V>V0	B. V=V0
V=2V0	D. V<V0
3. Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
Hơ nóng nút.
Hơ nóng cổ lọ.
Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
Hơ nóng đáy lọ.
4. Tại sao không đặt các đầu thanh ray đường xe lửa sát vào nhau?
Tiết kiệm đường ray.
Giảm trọng lượng trên nền đường.
Dễ đặt thanh ray chỗ đường vòng.
Có khoảng cách cho thanh ray nở ra khi nhiệt độ tăng do vậy không bị uốn cong.
Câu 2. (3 điểm) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Nở ra; Lạnh đi; Giống nhau; Khác nhau; Nhiều hơn; ít hơn; lực rất lớn; ngăn cản
Chất khí..khi nóng lên, co lại khi..
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt
Các chất khí nở vì nhiệt..chất lỏng
Chất rắn nở vì nhiệt chất lỏng
Khi dãn nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra
Khi co lại vì nhiệt nếu bị ..thanh thép có thể gây ra lực rất lớn.
II-Phần tự luận. (5 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dầy thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?
Câu 2.(2,5 điểm) Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
B. Đáp án biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
1- C	2 – B 	3 – B	4 – D
Câu 2. (3 điểm) Điền đúng mỗi ý cho 0,5 điểm
Nở ra – Lạnh đi
Giống nhau
Nhiều hơn
ít hơn
Lực rất lớn
Ngăn cản.
II-Phần tự luận. (5 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm)
Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp 
xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở.	(0,5 điểm)
Trong khi lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. 	(0,5 điểm)
Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. 	(1 điểm)
Với cốc mỏng thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.	(0,5 điểm)
Câu 2 (2,5 điểm)
Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. 	(0,5 điểm)
Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước nóng trong phích, làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.	(1 điểm)
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần rồi mới đậy nút lại.(1 điểm)
*) Củng cố – dặn dò
- Học bài, ôn lại các kiến thức đã học
- Xem trước bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc