I . Mục tiêu.
- Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống
II . Chẩn bị.
1. Giáo viên:
- Ống nghiệm
- Vài ba dải lá chuối
- “ Bộ đàn ống nghiệm” gồm 7 ống nghiệm đã được đổ nước đến các mức khác nhau”
2. Học sinh:
- 1 sợi dây cao su mảnh
- 1 thìa và 1 cố thuỷ tinh
- 1 âm thoa và 1 búa cao su
III . Hoạt động dạy học
1 . ổn định tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ
Ngày soạn : 25 / 10 Tuần 11 Này giảng : 3 / 11 Tiết 11 : Nguồn âm I . Mục tiêu. - Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống II . Chẩn bị. 1. Giáo viên: - ống nghiệm - Vài ba dải lá chuối - “ Bộ đàn ống nghiệm” gồm 7 ống nghiệm đã được đổ nước đến các mức khác nhau” 2. Học sinh: - 1 sợi dây cao su mảnh - 1 thìa và 1 cố thuỷ tinh - 1 âm thoa và 1 búa cao su III . Hoạt động dạy học 1 . ổn định tổ chức . 2 . Kiểm tra bài cũ 3 . Bài mới Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gọi HS đọc các câu hỏi đầu chương 2: Âm học (Sgk-T27) - Gv giới thiệu các nội dung chính của chương 2 - Gv giới thiệu và đặt vấn đề vào bài như Sgk-T28) Y/c hs nêu một số âm thanh mà chúng ta nghe thấy Gv giới thiệu về nguồn âm Y/c hs trả lời C2 - Yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 10.1; 10.2 (Sgk) theo nhóm: - Giới thiệu dao động. - Gv làm thí nghiệm như hình 10.3 và yêu cầu học sinh trả lời C5 - Cá nhân trả lời kết luận. - Yêu cầu HS làm câu C6 -> C9 Gv hướng dẫn hs làm, y/c hs trả lời trước lớp - Gv đưa ra một nhạc cụ (đàn, ống nghiệm) như hình 10.4 - Gọi HS làm thí nghiệm theo Sgk Hoạt động 1 : Giới thiệu chương và bài - HS lắng nghe Hoạt động 2: Nhận biết nguồn âm - Hs trả lời - Hs lấy VD Tiếng chim hót, tiếng xe máy, tiếng trống trường Hoạt động 3 : Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm II. Các nguồn âm có chung đặc điẻm gì? 1) Thí nghiệm: - Các nhóm làm thí nghiệm như hình 10.1; 10.2 và trả lời câu C3, C4 - Hs trả lời: C3: Ta nhìn thấy dây cao su dao động (rung động) và âm phát ra. C4: Cốc thuỷ tinh phát âm thành cốc thuỷ tinh có rung động. Nhận biết: đổ nước vào cốc thì khi cốc rung làm mặt nước chuyển động. C5: Âm thoa có dao động. Có thể kiểm tra dao động của âm thoa bằng cách: Khi âm thao phát ra âm, ta chạm 2 nhánh của âm thao vào mặt nước thấy mặt nước rung động. * Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều rung động. Hoạt động 4 : Vận dụng - Hs suy nghĩ trả lời theo cá nhân C6: Giấy: Lấy tay búng; xé, vò . Lá chuối: thổi, xé C7: Sáo: cột không khí dao động. Mặt trống dao động C8: Ta cho que hương đang đốt thấy: Thổi hơi vào lọ nhỏ, cột không khí chuyển động dưới và lên trên theo (khói hương) C9: a) ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động. Âm phát ra âm trầm nhất là ống cónhiều nước nhất. Âm phát ra âm bổng nhất là ống có ít nước nhất 4 . Củng cố _ dặn dò. Qua bài học hôm nay ta cần ghi nhớ kiến thức cơ bản nào? Gv chốt lại kiến thức cơ bản Về nhà học bài. Làm bài : 10.3 -> 10.5 (SBT) IV . Bài học kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: