Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 14: Môi trường truyền âm

Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 14: Môi trường truyền âm

I . Mục tiêu.

1- Kiến thức:

 - Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.

 - Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí.

2- Kĩ năng:

 - Làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng.

3- Thái độ:

 - Cẩn thận khi làm thí nghiệm và tích cực hợp tác nhóm.

II . Chuẩn bị.

 * Giáo viên:

 * Cho mỗi nhóm:

 + Hai trống, hai quả cầu bấc.

 + Một nguồn âm dùng vi mạch kèm pin.

 + Một bình nước có thể cho lọt nguồn phát âm vào bình.

III . Hoạt động dạy học

 1 . ổn định tổ chức .

 2 . Kiểm tra bài cũ

 Độ to của âm phụ thuộc vào nguồn âm như thế nào? Đơn vị?

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 14: Môi trường truyền âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15 / 11 Tuần 14
Này giảng : 24 / 11
Tiết 14 : Môi trường truyền âm.
I . Mục tiêu.
1- Kiến thức:
 - Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.
 - Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí.
2- Kĩ năng:
 - Làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng.
3- Thái độ: 
 - Cẩn thận khi làm thí nghiệm và tích cực hợp tác nhóm. 
II . Chuẩn bị.
 * Giáo viên: 
 * Cho mỗi nhóm:
 + Hai trống, hai quả cầu bấc.
 + Một nguồn âm dùng vi mạch kèm pin.
 + Một bình nước có thể cho lọt nguồn phát âm vào bình.
III . Hoạt động dạy học
 1 . ổn định tổ chức . 
 2 . Kiểm tra bài cũ
 Độ to của âm phụ thuộc vào nguồn âm như thế nào? Đơn vị?
 3 . Bài mới
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên đưa ra tình huống học tập như SGK
- Yêu cầu học sinh trự đọc thông tin trong SGK tìm hiểu:
? Dụng cụ thí nghiệm.
? Bố trí thí nghiệm.
? Cách tiến hành thí nghiệm.
Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm, và trả lời câu hỏi C1.
GV cho học sinh nhận xét nhóm bạn. thảo luận chung rút ra kết luận.
? Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK tìm hiểu thí nghiệm 2.
- Cho học sinh nêu trước lớp.
- Cho học sinh hoạt động nhóm 3 người làm thí nghiệm, thay đổi chỗ cho nhau để tất cả cùng thấy hiện tượng.
+ Lưu ý: Cho hai đến ba nhóm làm một lúc: Gõ vào mặt bàn thật nhẹ để bạn đứng không nghe thấy( Bạn đứng không nhìn bạn gõ).
- Cho học sinh báo cáo hiện tượng
? Hiện tượng gì sảy ra ?
? Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường nàokhi nghe thấy tiếng gõ.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3.
- Yêu cầu học sinh tự đọc thông tin trong SGK :
? Mục đích của thí nghiệm.
? Dụng cụ thí nghiệm
? Cách tiến hành thí nghiệm.
- Cho học sinh tiến hành thí nghiệm.
- ? Âm có thể truyền qua môi trường chất lỏng( Nước ) không.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4.
 Giáo viên treo tranh giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm, hiện tượng sảy ra.
? Kết quả trên chứng tỏ điều gì.
- Cho học sinh hoàn thành câu C5.
? Vậy âm có thể truyền qua những môi trường nào và không thể truyền qua những môi trường nào.
? ở càng xa nguồn âm thì nghe thấy âm như thế nào.
- Giáo viên thông báo nội dung SGK: trong các môi trường khác nhau âm truyền đi với vận tốc khác nhau. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Giáo viên giới thiệu bảng vận tốc truyền âm trong một số môi trường
( SGK).
? So sánh vận tốc truyền âm trong không khí, trong nước và thép
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi đặt ra phần mở bài.
Giáo viên cho học sinh làm câu C7, C8 SGK.
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập
Hoạt động 2 : Nghiên cứu môi trường truyền âm
1. Sự truyền âm trong chất khí.
* Thí nghiệm1.
- Học sinh hoạt động cá nhân tự nghiên cứu SGK tìm hiểu :
+ Dụng cụ thí nghiệm.
+ Cách bố trí thí nghiệm.
+ Cách tiến hành thí nghiệm.
- Trình bày trước lớp.
- Hoạt động cá nhân làm thí nghiệm.
- Báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Thảo luận chung cả lớp thống nhất
C1: + Quả cầu 2 dao động
 + Chứng tỏ âm đã được không khí truyền từ mặt trống 1 sang mặt trống 2.
C2: + Biên độ dao động của quả cầu 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu 1.
Kết luận: Càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ.
2. Sự truyền âm trong chất rắn.
- Học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin trong SGK tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm cách bố trí và tiến hành thí nghiệm,
* Thí nghiệm 2:
- Hoạt động cá nhân tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm.
- Hoạt động nhóm ba người làm thí nghiệm.
- Báo cáo hiện tượng xảy ra:
+ Bạn B không nghe thấy tiếng gõ của bạn A.
+ Bạn C áp tai xuống mặt bàn nghe thấy tiếng gõ.
C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường chất rắn( Gỗ).
3. Sự truyền âm trong chất lỏng.
* Thí nghiệm 3
- Học sinh hoạt động cá nhân tìm hiểu thí nghiệm 3.
- Hoạt động nhóm làm thí nghiệm.
- báo cáo kết quả thí nghiệm.
*)C4: Âm truyền đến tai qua môi trường : Khí, rắn, lỏng.
4. Âm có truyền được trong chân không hay không.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Hoàn thành câu C5.
- Học sinh trả lời.
5. Vận tốc truyền âm.
 Học sinh so sánh: vận tốc truyền âm trong thép > vt truyền âm trong nước > vt truyền âm trong không khí.
Hoạt động 3 : Vận dụng
- Học sinh hoạt động cá nhân làm câu C7, C8
C7: Truyền qua môi trường không khí.
C8: Khi đi câu , người trên bờ phải đi nhẹ nhàng để cá không nghe thấy tiếng động 
 cá không bơi đi.
Hoặc: Khi đánh cá: Thả lưới , rồi người trèo thuyền bơi xung quanh lưới, vừa chèo vừa gõ để cá nghe thấy tiếng động, chạy vào lưới..
4 . Củng cố _ dặn dò.
Qua bài học hôm nay ta cần ghi nhớ kiến thức cơ bản nào?
Gv chốt lại kiến thức cơ bản
Về nhà học bài , làm bài tập trong SBT
IV . Bài học kinh nghiệm.
....

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc