Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 2: Sự truyền ánh sáng

Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 2: Sự truyền ánh sáng

I . Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Biết làm thí nghiệm để xác định được đường truyền của ánh sáng.

- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.

- Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế.

- Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm ánh sáng.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thí nghịêm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng.

3. Thái độ:

- Tích cực trong hợp tác nhóm ; đồng ý hay bác bỏ. Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II . Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Bảng phụ ghi các câu hỏi.

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 ống nhựa cong ; 1 ống nhựa thẳng đều dài 20 cm.

1 nguồn sáng dùng pin. 3 màn chắn có đục lỗ như nhau ; 3 đinh ghim mạ mũ nhựa to.

2. Học sinh:

- Làm bài tập ở Bài 1. Đọc trước bài 2 : Sự truyền ánh sáng.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1056Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 2: Sự truyền ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / 9 Tuần 2
Này giảng : / 9
Tiết 2 : Sự truyền ánh sáng
I . Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Biết làm thí nghiệm để xác định được đường truyền của ánh sáng.
- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế.
- Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm ánh sáng.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thí nghịêm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng.
3. Thái độ:
- Tích cực trong hợp tác nhóm ; đồng ý hay bác bỏ. Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II . Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Bảng phụ ghi các câu hỏi.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 ống nhựa cong ; 1 ống nhựa thẳng đều dài 20 cm.
1 nguồn sáng dùng pin. 3 màn chắn có đục lỗ như nhau ; 3 đinh ghim mạ mũ nhựa to.
2. Học sinh:
- Làm bài tập ở Bài 1. Đọc trước bài 2 : Sự truyền ánh sáng.
III . Hoạt động dạy học
 1 . ổn định tổ chức . 
 2 . Kiểm tra bài cũ
Khi nào ta nhận biết được ánh sáng. ? Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật. ? Giải thích hiện tượng khi nhìn thấy vệt sáng trong đám bụi ban đêm.
 3 . Bài mới
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Hãy dự đoán ánh sáng truyền đi theo đường cong hay đường thẳng.
? Nêu phương án kiểm tra.
- GV đánh giá các phương án : có thực hiện được; không thực hiện được vì sao.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm để trả lời cá nhân C1
? Không có ống thẳng thì ánh sáng có truyền theo đường thẳng không. ? Có phương án thí nghiệm nào để kiểm tra được.
- GV đánh giá các phương án và cho HS thực hiện để báo cáo C2
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- Gv chốt lại.
- Yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
- Chốt lại và ghi bảng : 
- Thông báo : môi trường không khí, nước, tấm kính trong gọi là môi trường trong suốt.
? Quy ước tia sáng như thế nào.
- Quan sát màn chắn : có vệt sáng hẹp thẳng là hình ảnh đường truyền của ánh sáng.
? Chùm sáng là gì. ? Có mấy loại chùm sáng.
- Yêu cầu HS làm C3 theo nhóm.
- Chốt lại và ghi bảng.
? Chúng ta cần nhớ những kiến thức gì.
- Yêu cầu HS làm C4
- Yêu cầu HS làm C5
Hoạt động 1 : Nghiên cứu tìm quy luật đường truyền của ánh sáng (15 ph). 
I. Đường truyền của ánh sáng.
- Hs dự đoán (đúng hoặc sai ).
- Quan sát dây tóc bóng đèn pin qua ống thẳng và ống cong. 
- Trả lời : C1 
ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng.
- HS nêu phương án thí nghiệm 
- Các nhóm hoạt động ; báo cáo ; nhận xét chéo 
- C2 . Thí nghiệm : 
+ Bật đèn để 3 màn chắn 1; 2; 3 sao cho nhìn qua 3 lỗ A; B; C vẫn thấy ánh sáng.
+ Kiểm tra 3 lỗ A; B; C có thẳng hàng không.
* kết quả : 3 lỗ A; B; C có thẳng hàng
- Tự hoàn thành kết luận. (3 HS trả lời).
- Ghi định luật vào ở : Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Hoạt động 2 : Nghiên cứu thế nào là ánh sáng và chùm ánh (10 ph).
II. Tia sáng và chùm sáng.
- Trả lời : Tia sáng (SGK-7). Và vẽ đường truyền ánh sáng từ điểm S đến điểm M : 
 S > M
- Trả lời : 
Chùm sáng gồm nhiều tia sáng. Có ba loại chùm sáng. Khi vẽ chùm sáng chỉ cần vẽ hai tia sáng ngoài cùng.
- Trả lời : C3 
a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
b) hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
c) Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Hoạt động 3 : Vận dụng :
- Hs suy nghĩ trả lời C4 , C5. 
C4 : ánh sáng từ đèn phát ra đã đến mắt ta theo đường thẳng ( qua 2 thí nghiệm hình 2.1 ; 2.2
4 . Củng cố _ dặn dò.
? Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
? Biểu diễn đường truyền của ánh sáng như thế nào.
? Có mấy loại chùm sáng ; nêu đặc điểm của các loại chùm sáng đó.
- Học thuộc bài theo SGK định luật truyền thẳng của ánh sáng ; đặc điểm của các loại chùm sáng.
- Làm bài : 2.1 đến 2.4 (SBT).
- Đọc trước bài 3: ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng.
IV . Bài học kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.doc