Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại

Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại

I . Mục tiêu.

1) Kiến thức :

 - Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

2)Kỹ năng :

 - Kể tên một số vật dẫn điện và các vật cách điện thường dùng.

 - Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các e tự do dịch chuyển có hướng.

II . Chuẩn bị.

* Đối với cả lớp:

 - Một số dụng cụ hoặc thiết bị dùng điện: bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, dây nối các loại, quạt điện.

 - Tranh vẽ to các hình 20.1, 20.3 ( SGK)

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17 / 1 Tuần 22
Ngày giảng : 26 / 1
Tiết 22 : Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại
I . Mục tiêu.
1) Kiến thức :
 - Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
2)Kỹ năng :
 - Kể tên một số vật dẫn điện và các vật cách điện thường dùng.
 - Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các e tự do dịch chuyển có hướng.
II . Chuẩn bị.
* Đối với cả lớp:
 - Một số dụng cụ hoặc thiết bị dùng điện: bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, dây nối các loại, quạt điện.
 - Tranh vẽ to các hình 20.1, 20.3 ( SGK)
* Đối với mỗi nhóm học sinh:
 - 1 bóng đèn ( thắp sáng trong gia đình), đui cài, đui xoáy.
 - 1 phích cắm điện nối với 1 đoạn dây điện có vỏ bọc cách điện, 1 pin.
 - 1 bóng đèn pin, 5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạn dài 30cm.
 - 2 mỏ kẹp ( dạng hàm cá sấu)
 - 1 số vật cần xác định xem là dẫn điện hay cách điện: Một đoạn dây đồng, dây thép, dây nhôm ...., 1 đoạn vỏ nhựa bọc ngoài dây điện; thanh thuỷ tinh; 
 - Vỏ nhựa bút bi; 1 đoạn ruột bút chì; miếng sứ ( hay một chén sứ)
III . Hoạt động dạy học
 1 . ổn định tổ chức. Lớp 7 / 
 2 . Kiểm tra bài cũ
 Dòng điện là gì? Nguồn điện có tác dụng gì? Kể tên một số nguồn điện mà em biết? Nêu hai cực của nguồn điện pin và ắc quy? Dòng điện lâu dài được duy trì trong đâu?
 3 . Bài mới
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên giới thiệu bài học trong SGK
? Tìm hiểu thông tin SGK.
? Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì?
? Chất dẫn điện, chất cách điện thường được dùng làm những bộ phận nào trong các dụng cụ điện.
? Yêu cầu học sinh trả lời câu C1.
Giáo viên giới thiệu mục đích thí nghiệm.	
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu dụng cụ, cách bố trí và tiến hành thi nghiệm.
? Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm, ghi kết quả vào bảng báo cáo.
 Thống nhất kết quả.
? Y/c học sinh làm câu C2,C3.
? Cho học sinh trả lời các câu C4,C5.
? Cho học sinh trả lời câu C6.
? 1 học sinh lên bảng vẽ thêm mũi tên chỉ chiều chuyển động của các e tự do.
? Yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận về dòng điện trong kim loại.
? Y/c hs làm kết luận ?
? Yêu cầu học sinh:Trả lời các câu hỏi C7, C8, C9 ( SGK) 
Đối với mỗi câu hỏi cho một học sinh đọc, cả lớp suy nghĩ, một học sinh nêu phương án lựa chọn.
? Yêu cầu học sinh giải thích:
? Vì sao lựa chọn phương án đó.
? Nhận xét câu trả lời của bạn.
Giáo viên kết hợp nhận xét thảo luận thống nhất phương án chọn.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chất dẫn điện và chất điện
- Học sinh hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin SGK về chất dẫn điện, chất cách điện.
 Trả lời câu hỏi SGK.
- H/S: Chất dẫn điện làm các bộ phận dẫn điện.
- Chất cách điện làm các bộ phận cách điện.
- Học sinh hoạt động cá nhân làm câu C1.
 Thảo luận trước lớp thống nhất kết quả.
C1: Các bộ phận dẫn điện là: dây tóc, dây trực, 2 đầu dây đèn, 2 chốt cắm, lõi dây ( của phích cắm điện)
 Các bộ phận cách điện là: trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen ( của bóng đèn) vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây ( của phích cắm điện)
Hoạt động 2 : Xác định vật dẫn điện, vật cách điện.
1. Thí nghiệm
- Học sinh: hoạt động cá nhân tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm cách bố trí và tiến hành thí nghiệm.
- Trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh: hoạt động nhóm làm thí nghiệm, ghi kết quả vào bảng.
- Báo cáo kết quả của thí nghiệm thảo luận thống nhất học sinh trả lời trước lớp các câu C2, C3.
C2: + Đồng, sắt, nhôm,trì ....( KL) dẫn điện
 + Nhựa,( chất dẻo), thuỷ tinh, sứ, cao su, không khí...
Hoạt động 3: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại
1. êlêctron tự do trong kim loại.
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của C5,C6.
- Nhận xét câu trả lời của bạn thống nhất phương án trả lời.
- Học sinh hoạt động cá nhân làm câu C6: vẽ thêm chiều CĐ của các e tự do bằng các mũi tên.
- 1 học sinh lên bảng.
- Nhận xét bài bạn 
 thống nhất kết quả.
2. Dòng điện trong kim loại.
Các e tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó.
Hoạt động 4 : Vận dụng
- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Làm các câu C7,C8,C9. 
C7: B. Một đoạn ruột bút chì.
C8: C. Nhựa.
C9: C. Một đoạn dây nhựa. 
4 . Củng cố _ dặn dò.
Qua bài học hôm nay ta cần ghi nhớ kiến thức cơ bản nào?
Gv chốt lại kiến thức cơ bản
Về nhà học bài , làm bài tập trong SBT
IV . Bài học kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22.doc