Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 7: Gương cầu lồi

Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 7: Gương cầu lồi

I . Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.

- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước.

- Vận dụng kiến thức để giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.

2. Kĩ năng:

- Làm thành thạo thí nghiệm và quan sát hiện tượng.

3. Thái độ:

- Cẩn thận khi làm thí nghiệm ; tích cực học tập ; hợp tác nhóm.

II . Chẩn bị.

*. Giáo viên:

- Bảng phụ ghi bài tập và câu hỏi ; chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 gương cầu lồi ; 1 gương phẳng tròn có cùng kích thước với gương cầu lồi .

*. Học sinh:

- Bảng nhóm ; mỗi nhóm : 1 cây nến ; 1 bao diêm ; đọc trước bài mới ; làm bài cũ.

*. Ghi bảng

I/Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi

- ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây:

+ Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.

+ ảnh nhỏ hơn vật.

II. Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi

- Bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước

III. Vận dụng

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 7: Gương cầu lồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28 / 9 Tuần 7
Này giảng : 6 / 10
Tiết 7 : Gương cầu lồi.
I . Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước.
- Vận dụng kiến thức để giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.
2. Kĩ năng:
- Làm thành thạo thí nghiệm và quan sát hiện tượng.
3. Thái độ:
- Cẩn thận khi làm thí nghiệm ; tích cực học tập ; hợp tác nhóm.
II . Chẩn bị.
*. Giáo viên:
- Bảng phụ ghi bài tập và câu hỏi ; chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 gương cầu lồi ; 1 gương phẳng tròn có cùng kích thước với gương cầu lồi .
*. Học sinh:
- Bảng nhóm ; mỗi nhóm : 1 cây nến ; 1 bao diêm ; đọc trước bài mới ; làm bài cũ.
*. Ghi bảng
I/ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi 
- ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây:
+ Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
+ ảnh nhỏ hơn vật.
II. Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi 
- Bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước
III. Vận dụng 
III . Hoạt động dạy học
 1 . ổn định tổ chức . 
 2 . Kiểm tra bài cũ
 3 . Bài mới
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc phần mở đầu SGK-20.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm quan sát để trả lời câu C1 ?
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm hình 7. 2
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm với lưu ý sau: 
+ Hai cây nến giống hệt nhau.
+ Hai cây nến đặt thẳng đứng cách gương phẳng và gương cầu lồi một khoảng bằng nhau.
? Mục đích thí nghiệm là gì.
- Yêu cầu HS cá nhân trả lời kết luận. (bảng phụ).
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm SGK-21. 
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời 
Lưu ý:
+ ta xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng trước rồi thay gương cầu lồi.
+ đặt hai gương ở cùng một vị trí và chúng cùng kích thước.
- Yêu cầu HS làm cá nhân hoàn thành kết luận 
- Y/s hs trả lời câu C3 , C4theo cá nhân 
- GV hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK-21 và có thể em
 chưa biết
Hs đọc phần mở đầu SGK-20.
Hoạt động 1 : Nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi 
I/ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi 
- HS làm thí nghiệm theo nhóm bố trí thí nghiệm như hình 7.1 SGK-20 và trả lời:
C1 .ảnh của vật là ảnh ảo. Vì ảnh của vật không hứng được trên màn chắn. Nhìn thấy ảnh nhỏ hơn vật.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm để so sánh độ lớn ảnh của hai cây nến tạo bởi hai gương.
- Trả lời : 
* Kết luận: ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây:
1. Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
2. ảnh nhỏ hơn vật.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi 
- Đọc thí nghiệm.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời 
Bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng.
* Kết luận: Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
Hoạt động 3 : Vận dụng 
- Hs trả lời : 
C 3 : Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. Vì vậy giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn đằng sau.
C4 ; Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản ở bên đường che khuất, tránh được tai nạn.
- Đọc ghi nhớ.
4 . Củng cố _ dặn dò.
? Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. 
? So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Gv chốt lại kiến thức cơ bản
Học thuộc bài theo SGK-21.
Làm bài : 7.1 đến 7.4 (SBT)
Đọc trước bài 8: Gương cầu lõm. 
IV . Bài học kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc