Giáo án môn Vật lý lớp 8 - Tiết 20: Cơ năng

Giáo án môn Vật lý lớp 8 - Tiết 20: Cơ năng

I . Mục tiêu.

 - Tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.

 - Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc.

 - Tìm được các ví dụ minh hoạ

II . Chuẩn bị.

Quả nặng, ròng rọc, lò xo lá tròn, bao diêm, khối gỗ, viên bi sắt, máng nghiêng

III . Hoạt động dạy học

 1 . ổn định tổ chức. Lớp 8 / 34

 2 . Kiểm tra bài cũ

 Công suất là gì ? Viết công thức tính công suất ? Làm bài tập 15.1

 3 . Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 8 - Tiết 20: Cơ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 4 / 1 Tuần 20
Ngày giảng : 13 / 1
Tiết 20 : cơ năng
I . Mục tiêu.
 - Tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.
 - Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc.
 - Tìm được các ví dụ minh hoạ
II . Chuẩn bị.
Quả nặng, ròng rọc, lò xo lá tròn, bao diêm, khối gỗ, viên bi sắt, máng nghiêng
III . Hoạt động dạy học
 1 . ổn định tổ chức. Lớp 8 / 34 
 2 . Kiểm tra bài cũ
 Công suất là gì ? Viết công thức tính công suất ? Làm bài tập 15.1
 3 . Bài mới
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đặt vấn đề: Năng lượng là gì ? Tồn tại dưới những dạng nào ? Bài này chúng ta tìm hiểu dạng năng lượng đơn giản là cơ năng.
GV: đưa tranh vẽ H16.1.a và 16.1.b.
? Quan sát vị trí của quả nặng trong 2 trường hợp
? Nếu buông tay ra thì hiện tượng gì xảy ra ?
GV Ta nói quả nặng hình b có cơ năng.
? Vậy cơ năng là gì ?
GV: Làm thí nghiệm H16.1.a,b
Cơ năng của vật có được ở thí nghiệm 2 gọi là thế năng. Vậy thế năng là gì ?
? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào ?
? GV: Làm thí nghiệm: 2 quả nặng có khối lượng khác nhau ở cùng một độ cao. 
Khả năng sinh công nào lớn ?
A = P . h = m .10.h
? Vậy thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào?
GV: giới thiệu lò xo lá tròn. Lò xo bị ép ( GV làm thí nghiệm) trả lời câu C2
Cơ năng này gọi là thế năng đàn hồi
? Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào?
? Thế năng tồn tại dưới những dạng nào ?
GV: Làm thí nghiệm 1 H16.3
? Hiện tượng xảy ra như thế nào ?
? Y/c hs suy nghĩ trả lời C4, C5
GV Cơ năng của vật trong trường hợp này gọi là động năng
Vậy động năng là gì ?
GV: Làm thí nghiệm 2
Thay đổi vị trí của quả cầu
? So sánh vận tốc quả cầu trong hai trường hợp và quãng đường đi được của vật B.
? So sánh công sinh ra ?
GV: Làm thí nghiệm 3
? So sánh m1, m2 ? So sánh A1 và A2
? Có kết luận gì ?
? Vậy động năng phụ thuộc những yếu tố nào?
? Y/c hs làm câu C9, C10 ?
Hoạt động 1 : Cơ năng
a) ở độ cao h = 0 So với mặt đất
b) ở độ cao h 0
a) Quả nặng A không sinh công
b) Quả nặng A sinh công
- Vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng.
- Khả năng sinh công lớn => Cơ năng lớn
- Đơn vị cơ năng là: J (Jm)
Hoạt động 2 : Thế năng
1. Thế năng hấp dẫn
- Thế năng hấp dẫn của vật có được do vật ở độ cao h so với mặt đất.
- Khi h = 0 thì thế năng = 0
wt = 0
- Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất
- Vật có khối lượng lớn có khả năng sinh công lớn hơn
- Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và khối lượng của vật.
2. Thế năng đàn hồi
- Đặt một hộp diêm phía trên, cắt dây nén => bao diêm bay đi => sinh công. Ta nói lò xo bị nén có cơ năng.
- Thế năng đàn hồi có được là do sự biến dạng đàn hồi.
- Thế năng đàn hồi phụ thuộc sự biến dạng đàn hồi
Hoạt động 3: Động năng
1/ Khi nào vật có động năng:
- Hs suy nghĩ trả lời C3 -> C5
C3 : Quả cầu A chuyển động tác dụng vào vật B.
C4 : Vật B chuyển động => Vật A sinh công.
C5 : Sinh công
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
2/ Động năng của vật phụ thuộc những yếu tố nào ?
- Vận tốc, quãng đường đi được của quả cầu B lớn hơn quả cầu A
- V lớn => công sinh ra lớn => động năng lớn
- m1 < m2 , A1 < A 2
- Động năng phụ thuộc vào vân tốc của vật và khối lượng của vật
Hoạt động 4 : Vận dụng
- Hs suy nghĩ làm C9, C10
a) Thế năng đàn hồi
b) Thế năng hấp dẫn, động năng
c) Thế năng hấp dẫn
4 . Củng cố - dặn dò.
Qua bài học hôm nay ta cần ghi nhớ kiến thức cơ bản nào?
Gv chốt lại kiến thức cơ bản
Về nhà học bài , làm bài tập trong SBT
IV . Bài học kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc