Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 61 đến 78

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 61 đến 78

TUẦN 16

 . Tiết 61. CỤM ĐỘNG TỪ

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Giúp HS hiểu khái niệm và cấu tạo của cụm động từ.

 - Rèn luyện kỹ năng nhận biết và vận dụng cụm động từkhi nói và viết.

 - Tích hợp với văn bản truyện trung đại: mẹ hiền dạy con và kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo.

B.Chuẩn bị:

 GV: Soạn giáo án và bảng phụ.

 HS: Soạn hệ thống câu hỏi SGK.

C. Lên lớp:

 1. OĐTC: SS tham gia học tập.

 2. Bài cũ: Cho HS quan sát và so sánh 2 VD

 - Đá

 - Hay đá bóng.

 “Đá” là động từ chỉ hành động. “Hay đá bóng” là cụm động từ .

 Vậy cụm động từ là gì? Vai trò của nó như thế nào so với động từ? Ta học bài hôm nay.

 3.Bài mới:

 

doc 30 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 61 đến 78", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
.
. Tiết 61. CỤM ĐỘNG TỪ
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp HS hiểu khái niệm và cấu tạo của cụm động từ.
 - Rèn luyện kỹ năng nhận biết và vận dụng cụm động từkhi nói và viết.
 - Tích hợp với văn bản truyện trung đại: mẹ hiền dạy con và kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo.
B.Chuẩn bị:
 GV: Soạn giáo án và bảng phụ.
 HS: Soạn hệ thống câu hỏi SGK.
C. Lên lớp: 
 1. OĐTC: SS tham gia học tập.
 2. Bài cũ: Cho HS quan sát và so sánh 2 VD
 - Đá
 - Hay đá bóng.
 “Đá” là động từ chỉ hành động. “Hay đá bóng” là cụm động từ .
 Vậy cụm động từ là gì? Vai trò của nó như thế nào so với động từ? Ta học bài hôm nay.
 3.Bài mới:
Hoạt động 1: 15’
 - GV cho HS quan sát, đọc VD SGK (Bảng phụ)
 - HS tìm hiểu các từ in đậm trong câu văn xem nó bổ sung ý nghĩa cho động từ nào?
 - Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng?
- GV cho 1 động từ “cắt” (cắt lúa, cắt rau)
HS tìm một cụm động từ và đặt câu.
- GV khái quát.
- HS đọc ghi nhớ: SGK T 148
Hoạt động 2: 15’
- GV hướng dẫn HS vẽ mô hình cụm động từ dựa vào mô hình cụm danh từ.
- Điền các cụm động từ vào mô hình ở bài tập 1.
I. Cụm động từ là gì?
1. Ví dụ: SGK
2.Nhận xét:
 + Đã, nhiều nơi đi 
 + Cũng, những câu đố oái ăm ra
- Lược bỏ các từ in đậm thì các từ bổ nghĩa trên trở nên thừa, câu tối nghĩa hoặc vô nghĩa.
 (Nếu chỉ viết: đến đâu quan ra) 
 Câu vô nghĩa.
 Động từ ra phải có “cũng”
“những câu đố oái ăm” đi kèm câu mới có nghĩa.
* Bài tập nhanh:
- Cụm động từ: Đang cắt lúa ngoài đồng 
- Câu:
 Mẹ đang cắt lúa ngoài đồng.
 CĐT trực tiếp làm vị ngữ trong câu.
3. Kết luận:
GHI NHỚ 1: SGK T148
- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
 Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ. Nhưng hoạt động trong câu giống như động từ.
II. Tìm hiểu cấu tạo của cụm động từ:
Phần phụ trước
Phần trung tâm
Phần phụ sau
T1
T2
TT1
TT2
còn
đang
đùa
nghịch
ở sau nhà
Muốn
Đành
Để
yêu
kén
tìm cách
có
để
thương
cho con
giữ
hỏi
Mị Nương hết mực 
một người chồng
sứ thần ở công quán
thì giờ
ý kiến em bé
Tóm tắt ý nghĩa các phụ ngữ trước, sau của phần trung tâm: Động từ.
Gv khái quát
HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 3: 10’
Nêu ý nghĩa các phụ ngữ in đậm.
- Các phụ ngữ trước bổ sung cho động từ về các ý nghĩa sau:
+ Quan hệ về thời gian: đã, sẽ, đang, còn, cũng, không, chưa, chẳng.
+ Tiếp diễn tương tự.
+ Khuyến khích hoặc, ngăn cản hành động: hãy, đừng, chớ..
+ Khẳng định hoặc phủ định hành động: nhất quyết, đành, phải, chẳng
- Các phụ ngữ sau bổ sung cho động từ các chi tiết về:
+ Đối tượng, hướng, địa điểm.
+ Thời gian, mục đích
+ Phương tiện và cách thức, hành động.
Kết luận:
 GHI NHỚ : SGK T148
III. Luyện tập:
 Bài 1, 2: đã làm ở phần bài học
 Bài 3: 
- Phụ ngữ “chưa” đứng trước các động từ “biết” trả lời mang ý nghĩa phủ định tương đối.
- Phụ ngữ “không” đứng trước các động từ “biết, đáp” mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối. 
Cả hai phụ ngữ đều cho thấy sự thông minh, nhanh trí của em bé cha chưa kịp suy nghĩ ra câu trả lời thì con đã đáp lại bằng một câu mà chính viên quan cũng không thể trả lời được.
Bài tập 4
 Viết một câu trình bày ý nghĩa truyện Treo Biển. Chỉ ra các cụm động từ có câu văn đó.
VD: Treo biển có ngụ ý khuyên răn người ta cần giữ vững quan điểm, chủ kiến của bản thân mặc dù vẫn cần lắng nghe ý kiến của mọi người.
- Có ngụ ý khuyên răn người ta.
- Cần giữ vững quan điểm, chủ kiến của bản thân.
- Vẫn cần lắng nghe ý kiến của mọi người.
4. Củng cố:
 HS đọc lại ghi nhớ 1.
 GV khái quát tiết học.
5. Dặn dò:
 HS học bài.
 Chuẩn bị bài: Mẹ hiền dạy con.
.
. Tiết 62. MẸ HIỀN DẠY CON
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Truyện ca ngợi bà mẹ Mạnh Tử. Tấm gương sáng về tình thương và cách giáo dục con: Tạo cho con môi trường sống phù hợp tốt đẹp. Dạy con, giáo dục con bằng lời nói trung thực, bằng hành động, việc làm, bằng chính tấm gương của bản thân mình.
 - Cách kể chuyện giản dị, hàm súc, bài học được rút ra nhẹ nhàng mà thấm thía.
 - Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản. Tích hợp bài tính từ, cụm tính từ, sự việc nhân vật trong truyện. 
B. Chuẩn bị:
 GV : Bài soạn
 HS : Soạn câu hỏi
C. Lên lớp:
 1. OĐTC: SS tham gia học tập.
 2. Bài cũ: Kể lại truyện “Con Hổ có nghĩa”. Nêu bài học từ truyện này
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: 10’
- GV đọc mẫu 1 đoạn, hai HS đọc tiếp – HS nhận xét bạn đọc.
- GV yêu cầu HS kể ngắn gọn, giọng kể, giọng bà mẹ khi nói với con.
- Tìm từ đồng âm với từ “Tử”
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bảng hệ thống SGK. Điền nội dung thích hợp vào ô trống.
- Truyện tuy ngắn nhưng truyện kể theo mạch thời gian và sự việc
- 5 sự việc chính liên quan đến 2 mẹ con, kết thành cốt truyện.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc và kể:
2. Chú thích:
- Tử nghĩa là thầy: Mạnh Tử, Khổng Tử
- Phụ tử : cha con
- Tử: nghĩa là chết, bất tử, tử sĩ
- Tử nghĩa là phần rất nhỏ của vật chất: nguyên tử, phân tử.
3. Bố cục:
Sự việc
con
Mẹ
1
Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc (không phù hợp)
Chuyển nhà từ gần nghĩa địa đến gần chợ
2
Bắt chước nô, nghịch buôn bán đảo điên
(môi trường không phù hợp)
Chuyển nhà từ chợ đến gần trường học (Môi trường phù hợp)
3
Bắt chước học tập lễ phép (môi trường phù hợp)
Vui lòng
4
Tò mò hỏi mẹ, hàng xóm giết lợn để làm gì?
Nói lỡ lời sửa ngay bằng hành động mua thịt cho con ăn.
5
Bỏ học, về nhà
( Thói quen của trẻ ham chơi)
Cắt đứt tấm vải đang dệt 
 (con tự rút ra bài học)
Kết quả: 
Con : Học hành chăm chỉ, lớn lên thành thầy Mạnh Tử nổi danh đại hiền.
Mẹ : Mẹ hiền nổi tiếng dạy con.
Hoạt động 2: 25’
- Vì sao cậu bé (Mạnh Tử hồi nhỏ) cứ ở đây lại bắt chước cách sống của những người ở đó?
- Vì sao bà mẹ Mạnh Tử lại phải quyết tâm chuyển nhà đến hai lần? Cho HS thảo luận và phát biểu.
- Nhưng tại sao bà mẹ không dùng cách khuyên răn hay nghiêm khắc cấm con trai không được học theo cái dở, cái xấu mà lại chọn cách chuyển nhà vừa tốn kém hơn.
- HS tìm những câu tục ngữ tương ứng
- Nêu ý nghĩa sự việc thứ tự.
- Đối với con có thể nói đó là sự việc cầu kỳ hay nuông chiều con quá đáng của bà mẹ?
- Tìm một số câu tục ngữ, thành ngữ có ý nghĩa tương tự?
- Ý nghĩa giáo dục hành động đột ngột của bà mẹ Mạnh Tử khi cậu bỏ học về nhà?
- Tại sao bà mẹ lại chọn biện pháp quyết liệt như vậy?
- Nêu cảm nhận của em về bà mẹ Mạnh Tử?
- GV khái quát: NT và ND của văn bản.
- HS đọc ghi nhớ SGK T 153
Hoạt động 3: 5’
- GV cho HS làm bài tập luyện tập 1 SGk T 153.
II. Phân tích:
- Tâm hồn trẻ thơ trong trắng như tờ giấy trắng, trẻ lại có thói quen bắt chước, làm theo.
- Nếu cứ lặp lại sẽ tập nhiễm, sẽ thành thói quen. Tính cách sẽ khó thay đổi.
- Sớm hiểu rõ điều nguy hiểm trên nên bà mẹ Mạnh Tử vì thương con lo lắng cho tương lai của con trai đã chuyển chỗ 2 lần.
Tới gần trường học mới đúng là chỗ thích hợp với cậu bé.
Vai trò của môi trường sống tác động sâu sắc tới sự phát triển của trẻ em, của con người.
- Điều đó cũng chứng tỏ bà đã ý thức được rất sâu sắc ảnh hưởng của môi trường, của hoàn cảnh sống đến con người. Để ngăn ngừa triệt để, từ xa để tạo cho con có thể phát triển đúng hướng, phương pháp giáo dục tối ưu đầu tiên là đưa đối tượng giáo dục hòa vào môi trường sống phù hợp với nó trong thời gian sớm nhất.
* Các câu tục ngữ tương tự:
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (sáng)
+ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
+ Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.
- Một lời nói vô tình, câu nói đùa của mẹ với con – người mẹ sớm nhận ra sai lầm về phương pháp dạy con
Suy nghĩ của bà sâu sắc, thiếu lý đạt tình vô tình dạy con nói dối – lập tức sửa chữa ngay – Tạo uy tín với con. Tính trung thực sẽ được củng cố và phát triển trong tâm hồn trẻ thơ.
Bài học:
 Rút ra với các bà mẹ là khi nói năng chuyện trò với con cái không tùy tiện, nhất là mỗi khi hứa với con dù đó là một điều rất nhỏ.
* Thành ngữ, tục ngữ có ý nghĩa tương tự
+ Lời nói đi đôi với việc làm.
+ Nói đâu làm đấy.
+ Hứa hưu hứa vượn
- Bà mẹ hành động quyết liệt đầy ý nghĩa. Dùng dao chặt đứt tấm vải đang dệt đồng thời giải thích
 Cho con một bài học sâu sắc, lời phê bình nghiêm khắc khuyết điểm mà con mắc phải. Bà dùng hình ảnh so sánh ẩn dụ mạnh mẽ dứt khoát. Cậu bé vừa sợ vừa kính yêu và cảm phục mẹ.
 Làm cho cậu Mạnh Tử không dám bỏ học
- Bà mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế cương quyết trong việc dạy và giáo dục con cái. Bà giáo dục con có hiệu quả.
III. Tổng kết – ghi nhớ:
 SGK T153
IV. Luyện tập:
 + Bà mẹ hành động quyết liệt dứt khoát.. Tác động tới con.
GV cho HS đọc lại phần ghi nhớ
HS học bài.
Chuẩn bị bài: tính từ, cụm tính từ.
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
.
.. Tiết 63. Tiếng Việt. TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS
- Nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản, nắm cấu tạo của cụm tính từ.
- Tích hợp VB: Mẹ hiền dạy con và kể chuyện tưởng tượng 
- Luyện kỹ năng nhận biết, phân loại, phân tích tính từ và cụm tính từ sử dụng tính từ và cụm tính từ để đặt câu, dựng đoạn.
B. Chuẩn bị:
 GV : Soạn giáo án và bảng phụ.
 HS : Soạn hệ thống câu hỏi.
C. Lên lớp:
 1. OĐTC : SS tham gia học tập.
 2. Bài cũ: 
 - Cho động từ: làm, học tập, chiến đấu.
 - Hãy phát triển thành ba cụm động từ và đặt câu
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài
Hoạt động 1: 15’
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đọc VD SGK
- Tìm tính từ trong các câu trên nêu nội dung ý nghĩa của các tính từ đó?
- Hãy tìm thêm các tính từ chỉ màu sắc, mùi vị, hình dáng khác?
( HS thảo luận theo bảng nhóm)
- Hướng dẫn HS so sánh giữa tính từ và động từ
VD: Đừng xanh như lá bạc như vôi
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK
GV củng cố lại?
Hoạt động 2: 7’
Hướng dẫn HS tìm hiểu :
- So sánh, tìm hiểu giải thích trong các ví dụ trên các tính từ có khả năng kết hợp với các từ mức độ? Rất, hơi, lắm, quá, khá
Cho HS đọc Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: 10’
Kẻ bảng cho HS điền và giải thích:
I. Đặc điểm của tính từ:
1. VD: (bảng phụ)
2. Nhận xét:
a) bé, oái: chỉ đặc điểm, tính chất
b) nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi: chỉ màu sắc, đặc điểm.
VD: 
- Chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng
- Chỉ mùi vị: chua, cay, mặn, chát, đắng
- Chỉ hình dáng: gầy, béo, phốp pháp, lừ đừ
- So sánh với:
+ Khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ
+ Tính từ kết hợp với: hãy, đừng, chớ hạn chế so sánh với động từ.
c. Khả năng làm CN trong câu:
+ Tính từ và động từ như nhau.
+ Về ý nghĩa: tính từ là những từ chỉ tính chất đặc điểm.
+ Về khả năng kết hợp với đã, sẽ, đangđể thành cụm tính từ.
+ Hạn chế kết hợp với: hãy, đừng, chớ
+ Về chức vụ ngữ pháp trong câu: làm CN, làm VN (hạn chế).
II. Các loại tính từ:
VD:
- Bé quà rất bé (tính từ tương đối)
- Oai lắm, rất oai.
- Từ không kết hợp: vàng (tính từ tuyệt đối)
Tính từ tương đối có thể kết hợp.
Tính từ tươn ... ỉ sự tiếp diễn
 Sắp: chỉ thời gian
b. Đã : phó từ chỉ thời gian
 được : chỉ kết quả.
2. Hướng dẫn HS viết đoạn văn:
 VD : Một hôm tôi nhìn thấy chị Cốc đang rỉa cánh gần hang mình. Tôi nói với Choắt trêu chọc chị cho vui. Choắt rất sợ chối đây đẩy. Tôi hát cạnh khóe chị Cốc. Chị Cốc điên tiết và tìm ra Dế Choắt. Chị Cốc đã mổ Cốc điên tiết và tìm ra Dế Choắt. Chị Cốc đã mổ cho Choắt những cú trời giáng khiến cậu chết thảm thương.
4. Củng cố:
 GV khái quát toàn bài.
5. Dặn dò :
 HS học bài. Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung văn miêu tả.
..
. Tiết 76. TÌM HIỂU CHUNG VĂN MIÊU TẢ.
A. Mục tiêu:
 - Giúp HS nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập lại văn bản này.
 - Nhận diện trước những đoạn văn, bài văn miêu tả.
 - Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả.
 - Rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả.
B. Chuẩn bị:
 GV : Soạn giáo án.
 HS : soạn hệ thống câu hỏi SGK.
C. Lên lớp:
 1. OĐTC : SS tham gia học tập.
 2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới: 
Hoạt động 1: 20’
- Phân nhóm cho HS thảo luận 3 tình huống trong SGK cho biết ở tình huống nào cần sử dụng văn miêu tả.
Vì sao?
 Tình huống 1
 2
 3
- HS chỉ ra hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt.
Tả Dế Mèn “bởi tôi ăn uống điều độ”. Tả Dế Choắt : “cái anh chàng dế Choắt người”
- Qua 2 đoạn văn trên em thấy Dế Mèn có đặc điểm gì nổi bật? Những chi tiết, hình ảnh nào cho thấy điều đó?
+ Dế Choắt có đặc điểm gì nổi bật khác.
- Dế Mèn ở chỗ nào?
Hoạt động 2: 7’
- Qua đó em hãy rút ra nội dung ghi nhớ về văn miêu tả?
- GV : văn miêu tả rất cần thiết trong cuộc sống con người và không thể thiếu được trong tác phẩm văn chương.
Hoạt động 3: 15’
- Cho HS tìm và phân tích một số tình huống tương tự.
Chia nhóm HS làm BT?
I. Thế nào là văn miêu tả:
- yêu cầu 3 tình huống trong SGK.
- Cả 3 tình huống đều cần sử dụng văn miêu tả và căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
+ Tả con đường và ngôi nhà để cho người khác nhận ra, không bị lạc.
+ Tả cái áo cụ thể.
+ Tả chân dung người lực sĩ.
- Hai đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của 2 chú Dế rất dễ.
- Những chi tiết hình ảnh sau:
+ Ở Dế Mèn : càng, chân, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng, râunhững động tác ra oai khoe sức khỏe.
+ Ở Dế Choắt dáng người gầy gò, dài lêu nghêu. So sánh với gã nghiện thuốc phiện như người cởi trần mặc áo ghi lê
Những động từ, tính từ : xấu xí, yếu đuối
GHI NHỚ 
+ Giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh. Thể hiện năng lực quan sát của người viết.
II. Luyện tập:
a. Tan học, trên đường về nhà em lỡ đánh rơi chiếc cặp đựng sách vở và đồ dùng học tập đèo sau xe đạp.
 Quay lại tìm mãi không thấy, em đành tới trình báo các chú công an, nhờ giúp. Chú thường trực hỏi:
+ Thế cái cặp của cháu hình dáng, màu sắc ntn?
Em sẽ nói
Gợi ý bài tập 1:
 Đoạn 1: Chân dung Dế Mèn được nhân hóa: khỏe, đẹp, trẻ trung, càng mẫm bóng, vuốt cứng nhọn hoắt
 Đoạn 2 : Hình ảnh chú Lượm gầy, nhanh, vui, hoạt bát, nhí nhảnh như con chim chính.
 Đoạn 3: Cảnh hồ, ao, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.
Bài tập 2:
Yêu cầu: Sự thay đổi của trời, mây, cỏ cây, mặt đất, vườn, gió mưa, không khí, con người.
4. Củng cố: 
 HS đọc lại ghi nhớ
 Đọc thêm đoạn văn : “lá rụng”.
5. Dặn dò:
 HS học bài
 Chuẩn bị bài “ Sông nước Cà Mau”.
TUẦN 20
.Tiết 77. Văn bản. SÔNG NƯỚC CÀ MAU.
A. Mục tiêu:
 Giúp HS 
- Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của cảnh thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau. Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước trong bài văn của tác giả.
- Tích hợp với Tiếng Việt – phép so sánh. Với TLV quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
B. Chuẩn bị:
 GV : Soạn giáo án
 HS : Soạn hệ thống câu hỏi.
C. Lên lớp:
 1. OĐTC: SS tham gia học tập.
 2. Bài cũ:
 - Việc chọn ngôi kể trong bài “ Dế Mèn phiêu lưu ký” có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề?
 - Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? Em có suy nghĩ gì về câu nói cuối cùng của Dế Choắt.
 - GV chuyển bài mới.
 3. Bài mới:
Hoạt Động 1: 10’
- GV Đọc Chú Thích * SGK.
- GV Giới Thiệu Nhà Văn Đoàn Giỏi, Tác Phẩm Đất Rừng Phương Nam.
- GV Đọc Mẫu 1 Đoạn. HS Đọc Tiếp 2 HS
- Nhận Xét Cách Đọc Của HS.
- Tìm Bố Cục Của Đoạn Trích?
HS Đọc Lại Đoạn.
Hoạt Động 2: 5’
- Tả Cảnh Cà Mau Qua Cái Nhìn Và Cảm Nhện Nhânvật Tôi. Tác Giả Chú Ý Miêu Tả Cảnh Nổi Bật Gì?
- Những Từ Ngữ Hình ảnh Nào Là Nổi Bật Rõ Màu Sắc Riêng Biệt Củ Vùng Đất Này?
- Qua Những Giác Quan Nào?
Hoạt Động 3: 5’
- HS Đọc Đoạn Văn.
- Tìm Những Danh Từ Riêng Trong Đoạn Văn? Tại Sao Người Miền Này Lại Đặt Tên Như Vậy?
- Đoạn Văn Này Hoàn Toàn Là Văn Miêu Tả Không?
Hoạt Động 4: 5’
- Hs Đọc Lại Đoạn Văn.
- Em Có Nhận Xét Gì Về Sự Khác Biệt Giữa Hai Đoạn Văn Này Với 2 Đoạn Văn Trên?
- Nhận Xét Sự Tinh Tường Của Đòan Giỏi Trong Câu:
“ Thuyền Chúng Tôi Chèo Thoát Qua Kênh. Bọ Mắt Đổ Ra Con Sông Cửa Lớn, Xuôi Về Năm Căn”. Có Thể Thay Đổi Trật Tự Các Động Từ Trong Câu Được Không? Vì Sao?
Hoạt Động 5: 5’
- Nêu Những Nét Đặc Sắc, Độc Đáo Trên Sông Miệt Cà Mau.
Hoạt động 6: 10’
- Qua bài văn, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của Tố Quốc.
- Nét đặc sắc, độc đáo của cảnh vật Cà Mau.
- Tình yêu đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết rất phong phú đã giúp tác giả miêu tả một cách tường tận.
- HS đọc mục ghi nhớ SGK
- Giới thiệu đất rừng Phương Nam.
- Viết đoạn văn:
 Tả cảnh quê hương em.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Tác giả và tác phẩm:
- Đoàn Giỏi (1925 – 1989) quê tỉnh Tiền Giang. Viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp.
- Tác phẩm “Đất rừng Phương Nam” (1957) là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi.
- Bài văn “Sông nước Cà Mau” trích từ chương XVII truyện này.
2. Đọc và giải thích từ khó:
- Yêu cầu giọng đọc hăm hở, liệt kê giới thiệu nhấn mạnh các tên riêng.
- Ngôi kể thứ nhất.
 (bé An – người kể chuyện).
3. Bố cục : 4 đoạn
Đoạn 1: Khái quát về cảnh quan sông nước Cà Mau.
Đoạn 2 : Cảnh kênh, rạch sông nước được giới thiệu tỉ mỉ cụ thể, thấm đẫm màu sắc địa phương.
Đoạn 3: Đặc tả cảnh dòng sông Năm Căn 
Đoạn 4: Cảnh chợ Năm Căn.
II. Phân tích:
1. Cảnh khái quát:
- Một vùng sông ngòi, kênh rạch rất nhiều, bủa dăng chằng chịt như màng nhện. So sánh rất sát hợp.
- Màu xanh của trời nước, cây, lá rừng tạo thành một thế giới xanh, xanh bát ngát nhưng chỉ toàn một màu sắc xanh không trông phong phú, vui mắt.
- Âm thanh rì rào của gió, rừng, sóng biển đều đều ru vỗ triền miên.
- Cảm giác lặng lẽ, buồn buồn đơn điệu, mòn mỏi
Ấn tượng riêng biệt vùng đất Cà Mau.
2. Cảnh kênh, rạch, sông ngòi:
- Tên các địa phương: Chà Là, Cái Kéo, Bảy Háp, Mài Giầm, Ba Khía,
Những cái tên rất triêng góp phần tạo nên những sắc địa phương không chỉ trộn lẫn với các vùng sông nước khác.
- Đoạn văn không chỉ tả cảnh mà còn kẽ xen thể loại văn thuyết minh. Giới thiệu chi tiết cụ thể cảnh quan, tập quán phong tục một vùng đất nước.
3. Tả cảnh dòng sông Năm Căn:
- Cảnh sắc mênh mông, hùng vĩ:
“ Dòng sông ầm ầm ngày đêm chảy mạnh ra biển như thác..”
- Cá bơi từng đàn đen trũi.
- Cây đuốc cao ngất như trường thành.
- Màu xanh cây đuốc từ non đến già kế tiêp nhau.
- Sương mù và khói sóng ban mai.
- Các động từ: Chèo thoát, đổ ra, xuôi vềdiễn tả hoạt động của con thuyền, các động từ ấy không thê thay đổi trật tự được vì nó diễn tả quá trình xuôi theo dòng chảy của con thuyền.
4. Tả cảnh chợ Năm Căn:
- Bến Vận Hà, lò than, hàm gỗ, nhà bè phố nổi, cảnh mua bán tấp nập, thuận tiện sự hòa hợp các dân tộc Việt-Hoa-Miên trên mảnh đất trù phú của địa đầu con sông cực Nam này.
- Sự hiểu biết của tác giả về nơi này thật tường tận, phong phú. Cách miêu tả như vẽ ra từng nét.
Cảnh sinh hoạt mang đặc điểm riêng, độc đáo của con người Miền Nam Bộ - Cà Mau.
IV. Tổng kết:
GHI NHỚ : SGK T23
V. Luyện tập:
4. Củng cố:
 - GV khái quát toàn bài.
5. Dặn dò:
 - HS học bài
 - Chuẩn bị bài : So sánh.
.
. Tiết 78. SO SÁNH.
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
- Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh.
- Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiên tiến tạo những so sánh hay.
- Luyện kỹ năng nhận biết và phân tích hiệu quả NT của phép so sánh trong văn bản.
B. Chuẩn bị:
 GV: Soạn giáo án.
 HS : soạn hệ thống vâu hỏi SGK.
C. Lên lớp:
 1. OĐTC: ss tham gia học tập.
 2. Bài cũ:
 Phó từ là gì? Đặt ba câu có dùng phó từ “đã, đang, thật”.
 3. Bài mới:
Hoạt động 1:
- GV cho HS đọc ví dụ SGK (bảng phụ).
- Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh?
- Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
-Dựa vào những cơ sở nào để có thể so sánh như vậy 
- Cụ thể:
- So sánh như thế nhằm mục đích gì?
- Em hiểu thế nào là so sánh?
HS lấy ví dụ:
 VD: Con Mèo nằm vào tranh to hơn cả con HỔ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến .
- Con Mèo được so sánh với con HỔ.
- So sánh này so với so sánh trên ở chỗ nào?
- HS đọc ghi nhớ SGK trang 24.
Hoạt động 2:
- Chỉ ra cấu tạo của so sánh.
+ Vế A: Cá sự vật, sự việc được so sánh.
+ Vế B: Các sự vật, sự việc dùng để so sánh .
+ T: Từ ngữ so sánh.
+ DD : phương diện so sánh.
- Cấu tạo so sánh ở VD 2.
Hoạt động 3:
- GV cho HS hoạt động nhóm.
 Nhóm 1, 2 - Bài tập 1
 Nhóm 3, 4 - Bài tập 2
 Nhóm 5, 6 - Bài tập 3
I. So sánh là gì?
1. VD: (bảng phụ).
2. Nhận xét :
+ Tập hợp từ: búp trên cành, hai dãy trường thành vô tận.
+ Các sự vật, sự việc được so sánh trẻ em, rừng đuốc dựng lên cao ngất.
+ Cơ sở so sánh : Dựa vào sự tương đồng ( giống hình thức, tính chất, vị trí, giữa sự vật, sự việc khác).
+ Trẻ em là mầm non của đất nước tương đồng với búp trên cành, mầm non của cây cối.
 Đây là sự tương đồng cả về hình thức và tính chất. Đó là sự tươi non đầy sức sống, chan chứa hi vọng.
- Tạo hình ảnh mới mẻ cho sự vật sự việc gợi cảm giác cụ thể, khả năng diễn đạt phong phú sinh động của Tiếng Việt.
3. Kết luận:
 So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt.
- VD: 2 con vật này:
+ Giống nhau về hình thức: Lông vằn.
+ Khác nhau về tính cách: Mèo hiền đối lập với con hổ dữ.
- Chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất và tác dụng của sự vật, cụ thể là con Mèo.
II. Cấu tạo của phép so sánh:
VD1: 
 Thân em như ớt trên cây
 Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.
+ A: Thân em
+ B: Ớt trên cây.
+ T: Như
+ PD : (ẩn) (số phận trớ trêu...)
- Mô hình hóa cấu tạo phép so sánh
VD1: Vế B đảo lên trước vế A 
+ Chí lớn ông cha như Trường SƠn
+ Lòng mẹ bao la như sóng trào Cửu Long.
+ Con ngườoi không chịu khuất như tre móc thẳng.
GHI NHỚ SGK T 25
III. Luyện tập:
Gợi ý bài tập:
1.
a. So sánh đồng loại : So sánh người với người.
+ VD:
 Người là Cha, là Bác, là Anh
 Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
 ( Tố Hữu).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_tiet_61_den_78.doc