Giáo án Ngữ văn 7 - Hoàng Thị Thanh

Giáo án Ngữ văn 7 - Hoàng Thị Thanh

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh hiểu và cảm nhận được tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

- Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ văn học.

-Hiểu những tình cảm cao quí,ý thức trách nhiệm đối với trẻ em, tương lai của nhân loại,và những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản nhật dụngdeef cập đến vấn đề văn hóa, giáo dục,quyền trẻ em,gia đình và xã hội.

B. Chuẩn bị :

Gv: Đồ dùng: tranh trong SGK, bảng phụ.

Hs:Đọc văn bản, soạn bài

C. Phương pháp:

P2 Phân tích, đàm thoại, quy nạp, so sánh, thảo luận.

D.Tiến trình bài dạy :

I. Ổn định lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

 -Kiểm tra việc chuẩn bị bài , vở, nháp của H

 

doc 151 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Hoàng Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1- tiết 1(PPCT)
Soạn:12/08/09 
Dạy: 17/08/09	 	 Văn bản
 cổng trường mở ra
Lí Lan
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu và cảm nhận được tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người..
- Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ văn học.
-Hiểu những tình cảm cao quí,ý thức trách nhiệm đối với trẻ em, tương lai của nhân loại,và những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản nhật dụngdeef cập đến vấn đề văn hóa, giáo dục,quyền trẻ em,gia đình và xã hội.
B. Chuẩn bị :
Gv: Đồ dùng: tranh trong SGK, bảng phụ.
Hs:Đọc văn bản, soạn bài
C. Phương pháp:
P2 Phân tích, đàm thoại, quy nạp, so sánh, thảo luận.
D.Tiến trình bài dạy :
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra việc chuẩn bị bài , vở, nháp của H 
III. Bài mới : 
*Giới thiệu bài :
 Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khia trường đầu tiên. Nhưng ít ai để ý trong đêm trước ngày khai trường, mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu văn bản “ Cổng trường mở ra ” – Lí Lan. Để thấu hiểu và thấm thía hơn tình cảm của người mẹ dành cho chúng ta.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
GV: Các em đã được làm quen với một số văn bản nhật dụng ở chương trình ngữ văn lớp 6. Hãy liệt kê và nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng ?
H: - Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử , Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha.
- Văn bản nhật dụng : Là những bài viết có tính văn chương và có nội dung gần gũi, bức thiết đối với đời sống của con người, cộng đồng, xã hội, tự nhiên và môi trường, văn hoá xã hội, ma tuý và trẻ em
- Lên lớp 7 chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu một số văn bản nhật dụng về quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ
- Văn bản cổng trường mở ra là một văn bản nhật dụng đầu tiên của chương trình lớp 7.
GV: Văn bản "Cổng trường mở ra" của tác giả ? Trích từ bài báo nào ?
H: - Tác giả: Lí Lan.
 - Là một bài kí trích từ báo "yêu trẻ" số 166 thành phố HCM ra ngày 1/9/2000.
GV: Theo em văn bản cần đọc với giọng ntn ?
H: Giọng t/c nhỏ nhẹ, tha thiết, chậm dãi.
GV đọc mẫu, theo dõi học sinh đọc.
- Nhận xét.
GV: Tìm và giải thích một số từ ngữ thể hiện tâm trạng của người mẹ và người con ttrong đêm không ngủ trước ngày khai giảng giảng vào lớp một của con? H: chú thích sgk : Háo hức, bận tâm, nhạy cảm. 
*Hoạt động II : Hướng dẫn phân tích văn bản.
GV: Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản bằng một vài câu ngắn gọn ?
H: Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khia trường đầu tiên của con.
GV: Có ý kiến cho rằng văn bản “ Cổng trường mở ra ” được viết ở thể bút kí, phương thức biểu cảm, tự sự và miêu tả có đúng không ? vì sao ?
H: Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường để vào lớp một. Tuy không có cốt truyện nhưng văn bản hấp dẫn người đọc bởi từng câu văn từng dòng chữ dạt dào biết bao nỗi niềm tâm sự của người mẹ yêu con trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
GV: Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ?
H: Hai phần: tâm trạng người mẹ "Từ đầu...tg mà mẹ bước vào"
 vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ còn lại
GV: Quan sát đoạn văn văn 1, hãy cho biết vì sao người mẹ lại không ngủ được mặc dầu mọi việc đã chuẩn bị chu đáo ? Mẹ đã nghĩ đến con trong thời điểm nào ?
 H: Đêm trước ngày con vào lớp 1
GV: Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong t/c 2 mẹ con ?
H: - Hồi hộp, vui sướng, hy vọng, lo lắng
GV: Hãy tìm những chi tiết diễn tả tâm trạng người mẹ và người con trong đêm không ngủ được trước ngày khai giảng đầu tiên của con ? 
Con 
- Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo
- Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mền 
-Đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. 
- Cũng háo hức như trước những chuyến đi xa
Mẹ
- Không ngủ được mặc dù mẹ tin vào sự chuẩn bị chu đáo cho con, nhưng mẹ vẫn trằn trọc.
- Nhớ lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
GV: Tâm trạng của con và người mẹ có gì khác nhau ?
H:Trong cái đêm trước ngày khai trường , tâm hồn đứa con thật thanh thản, nhẹ nhàng, hồn nhiên và vô tư biết đâu , trong đêm nay, cậu bé sẽ mơ một giấc mơ đẹp, giấc mơ về gia đình hạnh phúc, về cuộc đời tươi sáng. 
- Còn người mẹ lại trằn trọc, thao thức, bâng khuâng 
GV: Vì sao mẹ không ngủ được ?
H: - Mừng vì con đã lớn.
- Hy vọng nhiều điều tốt đẹp sẽ đến với con
- Thức canh giấc cho con
- Thức canh giấc cho con
GV: Trong đêm không ngủ ấy mẹ đã làm gì ?
H: Đắp mềm, buông mùng, ghém chăn, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ chuẩn bị
GV: Cảm nhận của em về t/c của người mẹ qua những đ2 phân tích trên ?
H: Người mẹ một lòng vì con, lấy giấc ngủ của con làm niềm vui cho mình. Đó là đức hy sinh - một vẻ đẹp giản dị mà lớn lao của tình mẫu tử trong cách sống của những người mẹ Việt Nam
GV:Trong đêm không ngủ người mẹ còn nghĩ đến những kỷ niệm gì ?
H: - Nhớ ngày đầu bà ngoại dắt vào lớp 1
- Tâm trạng hồi hộp trước cổng trường xưa (rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến).
GV: Tất cả những điều đó cho em hình dung 1 người mẹ ntn ?
H: - Vô cùng thương yêu người thân, yêu quý biết ơn trường học, sẵn sàng hy sinh về sự tiến bộ của con..
- Tin tưởng ở tương lai của con cái
GV: Nhận xét việc dùng từ ngữ trên ? Tác dụng 
H: Là những từ láy liên tiếp gợi tả tinh tế cảm xúc phức tạp trong lòng người mẹ; vui - nhớ - thương
GV: Tại sao người mẹ nhớ kỷ niệm ấy vào đêm nay chứ không phải là 1 đêm nào khác ?
H: - Biết ơn trường xưa.
- Hy vọng, tin tưởng ở tương lai của con cái.
GV: Trong bài văn có phải người mẹ đang tưởng tượng với con không ?
? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai ?
H: Người mẹ không trực tiếp nói với con mà đang tâm sự với chính mình. Nhìn con ngủ tự ôn lại kỉ niệm của mình.
GV: Cách viết như vậy có tác dụng gì ?
H: Làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được những điều sâu kín trong lòng, những điều sâu thẳm khó nói cho người khác biết.
GV: H/a người mẹ có gì giống với những người mẹ khác ?
H: Yêu thương, lo lắng cho con
GV: Trong đêm không ngủ người mẹ còn nghĩ gì ?
H: Vai trò...
GV: Em thấy ngày khai trường ở nước ta có diễn ra như 1 ngày lễ của toàn dân không ?
? Hãy miêu tả quang cảnh ngày hội khai trường ở trường em (sân trường, thầy và trò, đại biểu...)
H: -5/9: Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường ngày lễ
GV: Nhà trường có tầm quan trọng ntn đối với thế hệ trẻ ? Tìm trong văn bản câu văn nói lên điều đó ?
H: - Vai trò: quan trọng.
- Ai cũng biết...sau ng"
GV: Trong phần cuối văn bản có câu tục ngữ "sai 1 li..." em hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa ntn gắn với sự nghiệp giáo dục ?
GV: Câu nói của người mẹ "Bước qua cánh cổng trường...sẽ mở ra" em hiểu ntn về câu nói này ?
H: - Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường.
- Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục.
- Khích lệ con đến trường học tập
* Hoạt động 3: hướng dẫn H tổng kết.
GV: Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ?
GV: có 2 ý kiến cho rằng: Văn bản có 2 nội dung liên kết với nhau
ý kiến của em ntn ? Tại sao ?
H: - 2 nội dung liên kết chặt chẽ: Người mẹ lo nghĩ cho con trong đêm trước ngày con vào lớp 1 nghĩ đến vai trò của nhà trường hợp lí, lô gíc.
GV: Qua văn bản em hiểu thêm gì về người mẹ của mình ? Em có biết bài thơ, bài hát nào nói về tình cảm mẹ con, nhà trường, thầy trò ?
Hát, đọc bài thơ mà em thích ?
 H: Bụi phấn, cho con
I , Giới thiệu tác giả tác phẩm.
1. Tác giả
- Lí Lan.
2. Tác phẩm: 
- Trích từ báo "Yêu trẻ" số 166 TP Hồ Chí Minh.
3. Đọc, chú thích.
II, Tìm hiểu văn bản.
1,Kết cấu, bố cục văn bản.
- Bài bút kí, phương thức biểu cảm – tự sự và miêu tả.
- Bố cục : Hai phần.
2, Phân tích văn bản :
a, Tâm trạng 
- Kg tập trung được
- Không ngủ được
- Trằn trọc, lo lắng
 Hết lòng vì con hy sinh cao cả.
 Hồi hộp nhớ lại ngày khai trường cùng bà ngoại vào lớp 1
- Biết ơn trường xưa.
- Hy vọng, tương tưởng vào tương lai của con cái
b. vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ
- Không được phép sai lầm trong giáo dục
- Nhà trường là nơi dạy tri thức, khoa học, dạy đạo lí làm người
III. Tổng kết
V. Củng cố:
- Đọc ghi nhớ
- Đọc thêm.
VI. Hướng dẫn về nhà.
- Viết 1 đoạn văn ngắn nói về kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình trong ngày khai trường.
- Học, nắm chắc nội dung bài.
- Soạn "Mẹ tôi".
E. Rút kinh nghiệm. 
*****************
 Tiết 2(PPCT)
Soạn16/ 08/ 09
Dạy: 18/ 08 /09 	 	Văn bản
mẹ tôi
(Et-môn-đô-đơ A-mi -xi)
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh hiểu được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Bước đầu hiểu văn bản biểu cảm dưới dạng 1 bức thư. 
-Hs xác định được ý thức trách nhiệm của bản thân với gia đình, bố mẹ.
B. chuẩn bị:
Gv: Tìm hiểu tác phẩm Những tấm lòng cao cả 
Hs đọc văn bản ,soạn bài
Tài liệu: SGK, SGV, thiết kế.
C. Phương pháp:
P2 Phân tích, thảo luận, vấn đáp, so sánh, tích hợp.
D. Hoạt động dạy học.
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Sách bài tập trắc nghiệm.
	HS1: Câu C1 C5	(Đáp án đánh dấu theo sách)
	HS2: Câu 6 C9
III. Bài mới.
*Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả tác phẩm.
GV: Trình bày vài nét ngắn gọn về tác giả ?
H: Et - môn - đô - đơ A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn người Italia, là tác giả của nhiều cuốn sách: cuộc đời của các chiến binh (tập truyện ngắn 1868 Những tấm lòng cao cả (truyện thiếu nhi 1886)...
GV: Văn bản này cần đọc với giọng ntn ?
GV Đây là 1 bài văn rất ngắn gọn, chủ yếu miêu tả thái độ tình cảm và những suy nghĩ của người bố giọng thể hiện những tâm tư, tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông đối với vợ.
Đọc mẫu nhận xét
GV: Trong bài tg sử dụng nhiều từ ghép. Em hiểu từ ghép: hối hận, khổ hình, lễ độ nghĩa là gì ?
GV: Đó là những từ ghép H- V học bài sau
* Hoạt động 2: Phân tích văn bản.
GV: Tại sao văn bản là bức thư người bố gửi cho con lại lấy nhan đề “Mẹ tôi ! ” ? Có phải nội dung - nhan đề không phù hợp ?
H: - Tuy là mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó là tiêu điểm mà các nhân vật và các chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. Qua bức thư người bố gửi con, người đọc thấy hiện lên h/tượng 1 người mẹ cao cả và lớn lao. Người mẹ không xuất hiện trực tiếp, tác giả dễ dàng miêu tả khách quan t/c của người bố đối với vợ mình tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng.
- Nhan đề do chính tác giả A-mi-xi đặt cho đoạn trích. Mỗi chuyện nhỏ trong "những tấm lòng cao cả: đều có nhan đề do tác giả đặt.
GV: Theo em văn bản này có nên chia đoạn cụ thể không ? Tại sao?
H: Không - toàn bức thư toàn là suy nghĩ đan xen của người cha về con trai và về vợ mình
GV: En-ri-cô đã giới thiệu bức thư của bố ntn ? (Lí do, mục đích, cảm xúc).
H: - Lý do: em đã nhỡ thốt ra 1 lời thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo.
- Mục đích: cảnh cáo En - ri - cô:
- Cảm xúc của En - ri cô: xúc động vô cùng, hối hận
GV bình: Con nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ nhưng bố không ... lai :
a. Ví dụ :
b. nhận xét :
 ? Cây tre gắn bó với con người VN ở tdd nào ? Hiện tại
? Trong tương lai đất nước ta phát triển CNH điều g sẽ diễn ra ?
- Có nhiều xi măng, cốt, thép hơn tre nứa nhưng tre vẫn là bóng mát
- Tương lai
? Cây tre có còn gắn bó với con người VN không ?
Vẫn là bóng mát...
? Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hoá khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre ?
- Gắn bó, gần gũi, chia sẻ ngọt bùi, vui hạnh phúc hoà bình.
- Tự hào, yêu quý cây tre
? Tác giả biểu cảm bằng phương thức nào ? Tại sao ?
- Trực tiếp thông qua các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, tượng trưng nhân hoá.
? T/c của tác giả trong đv có chân thật không ? Có.
GV kết luận: Để lập ý cho bài văn biểu cảm người viết có thể liên hệ từ hiện tại cho đến tương lai.
? Niềm say mê con gà đất của tác giả được bắt nguồn từ suy nghĩ nào ? Suy nghĩ ấy thể hiện khát vọng gì ?
- S/n: được hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất điệu nhạc sớm mai.
- Khát vọng: trở thành người nghệ sĩ say mê thổi kèn đồng
2. Hồi tưởng về qk và suy nghĩ về hiện tại.
a. VD:
b. nhận xét:
? Từ đặc điểm con gà đất tác giả phát hiện ra điều gì về đặc điểm của đồ chơi ? Đặc điểm ấy gây ra cho tác giả những suy nghĩ và liên tưởng gì ?
- Tính mong manh của đồ chơi, nhớ về những con gà đất vỡ dọc theo tuổi thơ và liên tưởng đến những linh hồn của những đồ chơi đã mất.
? Việc phát hiện ra đặc điểm của đồ chơi ở thời điểm nào ? Sự say mê con gà đất ở thời điểm nào ?
- Hiện tại hồi tưởng về quá khứ.
? Việc hồi tưởng gk gợi lên cảm xúc gì cho ng tác giả ?
- Cảm xúc yêu thương, vui mừng...
GV chốt ý: Để tạo ý, khơi nguồn cảm xúc người viết có thể trình bày suy nghĩ t/c ở hiện tại và hồi tưởng về quá khứ
GV cho hs chia 2 nhóm thảo luận
N1: Tình cảm với cô giáo được bắt nguồn từ qk hay hiện tại ? Giải thích ?
Trí tưởng tượng giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo ntn ? Hứa hẹn, mong ước gì ?
- Hiện tại tưởng tượng ra tình huống gặp lại nghe cô nói... yêu mến kính trọng cô giáo 
N2: Tgiả đang ở đâu ? Tg tưởng tg mình đến đâu ? Nhờ cách nào ? Tại sao ?
Khi tưởng tượng đến CM tg thấy gì ? Bộc lộ t/c mong ước gì?
- ở Lũng Cú tưởng tượng đến Cà Mau (buông 1 quả dọi từ LC CM trên tấm bản đồ đ/n treo tg).
- Đến CM thấy: cảnh, người, giàu có cá tôm của người Nam Bộ 
T/c: Nghĩ về sự giàu đẹp, phong phú, đa dạng của đất nước, khơi dậy lòng tự hào và ý thức trách nhiệm đối với đ/n.
 Có sự liên tưởng: tương đông về vị trí địa lí mong ước thống nhất đất nước
3. Tưởng tượng tình huống hứa hẹn, mong ước :
a. Ví dụ:
? Đoạn văn nhắc đến những h/a nào về u tôi ? Hình bóng và nét mặt được miêu tả ntn ?
- Lúc u còn trẻ suy ngẫm về thời điểm đó.
- Lúc u đã già h/tại: cái bóng, nếp nhăn ở cuối con mắt nheo nheo...
4. Quan sát, suy ngẫm.
a. VD :
b.nhận xét:
? Làm thế nào để có được những hình ảnh đó ?
Quan sát thời điểm hiện tại
? Quan sát miêu tả mục đích của tác giả để làm gì ? T/c gì ?
- Trình bày cảm xúc, suy ngẫm, t/c có cơ sở.
- Cảm xúc, suy nghĩ: tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn.
? Đoạn văn trình bày ý bằng cách nào ?
Quan sát hiện tại suy ngẫm.
? Để lập ý cho bài văn biểu cảm người ta có thể làm bằng những cách nào ?
5. Ghi nhớ
GV nhận xét theo GN
Lập ý cho đề văn "Cảm xúc về vườn nhà"
II. Luyện tập
? Nêu các bước tìm ý tạo lập văn bản ?
Các bước: THĐ, tìm ý, lập dàn ý, viết thành văn, kiểm tra.
Mở bài:	- GT về vườn nhà và t/c đối với vườn nhà.
Thân bài:	+ Miêu tả, lai lịch khu vườn
	- Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình
	- Vườn và sự lao động của cha mẹ.
	- Vườn cây qua 4 mùa
Kết bài:	- Cảm xúc của em về vườn nhà.
V. Củng cố:
HS đọc lại ghi nhớ sgk 
Nhận xét về t/c được bộ lộ trong văn biểu cảm.
VI. Hướng dẫn về nhà 	
- Chia theo nhóm chuẩn bị 4 đề TLV sgk T129 + 130
- Hoàn thiện phần dàn ý luyện tập vào vở.
- Soạn "Luyện nói: b/c về sự vật, con người".
E. Rút kinh nghiệm. 	
**************
Tiết 37
S: 24.10.09 
D: 26.10.09
văn bản
cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
(Tĩnh dạ từ) - Lí Bạch
A. Mục tiêu cần đạt.
1. kiến thức:- Thấy được tình cảm sâu nặng của nhà thơ.
- Thấy nghệ thuật của bài thơ: h/a gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, t/c giao hoà.
- Nhận biết bố cục thường gặp 2/2 trong bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối lập, tác dụng. 
2. kĩ năng: - Rốn kĩ năng đọc và phõn tớch thơ ngũ ngụn tứ tuyệt Đường luật, bước đầu so sỏnh phiờn õm chữ Hỏn và bản dịch thơ. 
3. Thỏi độ: -Bồi dưỡng t/c yờu thiờn nhờn, yờu quờ hương đất nước cho cỏc em.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn bài.
Học sinh: Soạn bài.
C. Phương Pháp: 
Phân tích, đàm thoại, quy nạp, thảo luận.
D. Tiến trình dạy học.
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ : 1. Đọc thuộc lũng và diễn cảm bài thơ Xa ngắm thỏc nỳi Lư và trỡnh bày cảm nhận của em về nội dung nghệ thuật bài thơ ? 
2. Đọc thuộc lũng bài thơ Đờm đỗ thuyền ở Phong Kiều và nờu hiểu biết của em về nội dung nghệ thuật bài thơ ?
III. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
Gt: Trăng in đẫm trong hồn thơ Lí Bạch hàng trăm bài với c/hg lãng mạn dào dạt 
GV hướng dẫn cách đọc: chậm, buồn, tình cảm, nhịp 2/3.
GV đọc, nhận xét
GV lưu ý các chú thích trong sgk
I. Đọc, chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
? Bài thơ viết theo thể thơ nào ? Vì sao em biết ? 
- Ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật.
+ Cả bài có 4 câu; mỗi câu 5 chữ cả bài 20 chữ.
+ Vần chân, câu 1-2-4 (quang - sương - hương)
II. Phân tích văn bản:
1. Thể loại:
Ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể
? Với thể thơ này chúng ta đã học ở bài nào ? Tác giả ?
Tụng giá hoàn kinh sư (phò giá về kinh)
 Trần Quang Khải
? Có người cho rằng bài " Tĩnh dạ tứ" hai câu đầu là tả cảnh thuần tuý, 2 câu sau tả tình thuần tuý. Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Vì sao ?
+ Hai câu đầu: Người nằm không ngủ nhìn trăng ngỡ là sương (có suy tư t/c).
+ Hai câu sau: Nhớ quê ánh trăng xuất hiện
 Trong cảnh có tình > cảnh tình hoà quện trong tình có cảnh
GV lí giải thêm: Bài thơ được sáng tác trong thời gian Lí Bạch ở xa quê hương luôn nghĩ về quê hương đất nước mình trong niềm thương nỗi nhớ.
3. Phân tích:
? Hai câu thơ đầu nói về những đối tượng nào ?
- Giường, trăng, sương...
a. Hai câu đầu
? Trong những đối tượng ấy đối tượng nào là chủ thể ?
Là con người
? Vì sao em biết ?
Chủ thể được ẩn đi nhưng qua hành động, thái độ tâm trạng, t/c ta thấy được điều đó.
? Hai câu thơ đầu cho ta thấy điều gì ?
- Chủ yếu tả cảnh. Cảnh đêm trăng sáng thanh tĩnh.
- Chữ "sàng" gợi cho người đọc nghĩ tới nhà thơ đang nằm trên giường, không ngủ được nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa.
? "Sàng" nghĩa là gì ? Nếu thay bằng "trác" "án" (bàn) thì y/n câu thơ có thay đổi không ?
- Y/n câu thơ thay đổi ngay vì người đọc nghĩ đến tác giả đang ngồi đọc sách nhìn thấy ánh trăng sáng chiếu vào trong nhà.
(Kg) trong đêm thanh tĩnh tg nhìn thấy gì ?
- ánh trăng sáng rọi vào trong nhà..., trăng rất sáng "minh nguyệt quang" cảm nhận ánh trăng bằng trực giác.
? Vậy phải chăng trong lòng Lí Bạch có nỗi niềm riêng thao thức mà nằm trên giường không ngủ được ?
- Nỗi nhớ quê
GV: ở chốn tha hương Lí Bạch trằn trọc không ngủ được, cũng có thể ngủ rồi song tỉnh dậy mà không ngủ được. Trong tình trạng mơ màng ấy tg nhìn thấy gì ?
- Ngỡ là sương phủ trên mặt đất
- Trăng sáng quá chuyển thành màu trắng giống như sương
GV: Trước LB mấy trăm năm nhà thơ Tiêu Cương đã cảm nhận: "Dạ nguyệt tự thu sương" (Trăng đêm giống như sương thu).
- Ngỡ là sương phủ trên mặt đất
? Điểm giống và khác nhau giữa 2 câu thơ của Tiêu Cương và Lí Bạch ?
+ Giống: Trăng thu sáng như sương thu
+ Khác: - Tiêu Cương: cảm nhận đã h/thành so sánh để mtả
 - LB: Khoảnh khắc suy nghĩ của con người "ngỡ là" nghi ngờ
? Nhận xét 2 câu thơ đầu ?
- ánh trăng sáng khắp cảnh vật khiến nhà thơ tưởng như sương trắng tràn trên mặt đất đẹp
- Tác giả trằn trọc thao thức nhớ quê không ngủ được
- Tg trằn trọc nhớ quê không ngủ được.
b. Hai câu cuối
? Có ý kiến cho rằng 2 câu cuối chỉ thuần tuý tả tình. Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Vì sao ?
Không vì 2 câu thơ chỉ có 3 chữ tả tình trực tiếp còn lại đều tả cảnh, tả người.
? Tìm 3 chữ tả tình trực tiếp đó ? Từ cố hương
? Việc tả cảnh, tả người ở đây có gì đặc biệt ?
 tả cảnh, tả người khách quan hoá hiển hiện thành việc "nhìn trăng sáng" ngẩng đầu, cúi đầu.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? Tác dụng ?
- Đăng đối hài hoà (phép đối)
- Nhiều động từ.
+ Hai tư thế: ngẩng đầu và cúi đầu: - ngẩng: hướng ra
 - ngoại cảnh, ngắm trăng
(trái nghĩa) - cúi; h/đọng hướng nội, trĩu nặng tâm tư (nhìn trăng nghĩ đến mình)
+ Hai tâm trạng (vọng nhìn) và tư (nhớ)) 
- Nghệ thuật đối
? Hai câu thơ bộc lộ t/c gì của nhà thơ ? Vì sao ?
- Nhìn trăng sáng nhớ đến quê hương.
GV lí giải: Thở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi (quê) ngắm trăng nhìn trăng nhớ quê.
Trăng với thi nhân là đôi bạn tri âm giao hoà, giao cảm gợi nhớ gợi thương.
? Theo em cử chỉ "cúi đầu"diễn tả tâm trạng của tác giả ntn? + Nỗi nhớ sâu nặng, da diết.
+ Nỗi tủi hổ của người phải xa quê mãi...
? Vì sao em cảm nhận như vậy ? Lí Bạch là người nặng tình với quê hương
? H/động "Cử đầu...quê hương" gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc đời của ông ?
- Cuộc đời phiêu bạt, xa quê cảm thương sâu sắc.
? Vầng trăng gợi nhớ nỗi nhớ quê, soi tỏ tấm lòng của nhà thơ với quê hương. Đó là tấm lòng gì ?
- Mãi mãi như vầng trăng sáng.
? Thống kê những động từ trong bài thơ ?
nghi (ngỡ) cử (ngẩng) đê (cúi) vọng (nhìn) tư (nhớ)
? Chủ ngữ của những động từ trên là ai ?
CN bị tỉnh lược (chủ thể trữ tình tg con người)
? Lược bỏ Cn có tác dụng gì ?
Sức cộng hưởng của bài thơ tăng lên ý khái quát
Cảm xúc chung của những người con xa quê.
? Dựa vào những động từ trên cho biết mạch suy tư của bài thơ?
- ánh trăng đầu giường thấy cả vầng trăng.
- Trăng cũng đơn côi lạnh lẽo cỳi đầu nghĩ về quê hương.
Ngẩng đầu cúi đầu chỉ trong khoảnh khắc mối tình quê
 bthương đ/c đó thường trực, sâu nặng
(Nhớ quê - không ngủ thao thức nhìn thấy trăng
nhìn trăng càng nhớ quê h/động suy nghĩ liền mạch
III. Tổng kết:
? Nhận xét về cách dùng từ ngữ của tác giả ? H/tg thơ ?
- Giản dị, tự nhiên, hàm súc, nhiều động từ.
- H/tg thơ mĩ lệ gợi cảm
1. Nghệ thuật:
? Tác giả gửi gắm trong bài thơ những t/c gì ?
- Yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết
2. Nội dung
GV cho hs thảo luận phần bài tập sgk T125
+ Nhận xét: 2 câu thơ nêu tương đối đủ ý t/c nhớ quê
Nhưng Lí Bạch không dùng phép so sánh sương chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ.
Bài thơ ẩn CN (không nói rõ là Lí Bạch)
Còn có 3 động từ không rõ tác giả ngắm cảnh ntn ? ở đâu?
 Bản dịch không hay bằng của Tương Như.
3. Ghi nhớ
IV. Luyện tập
V. Củng cố:
Đọc diễn cảm bài thơ.
Đọc lại nội dung ghi nhớ.
VI. Hướng dẫn về nhà 	
- Học thuộc nội dung bài thơ.
- Nắm chắc nội dung, nghệ thuật bài.
- Soạn "Hồi hương ngẫu thú"
HĐ: 	- Tác giả
- Hoàn cảnh sáng tác
- T/c của tác giả trong bài.
E. Rút kinh nghiệm : 	
*******Hết******* 

Tài liệu đính kèm:

  • doctu dong nghia tiet 35.doc