A/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu và cảm nhận được tình thương yêu và kính trọng đối với cha mẹ là một tình cảm thiêng liêng, cao cả.
- Cần phải biết trân trọng và phát huy.
- Còn phạm lỗi với cha mẹ là đáng trách, đáng lên án, đáng ân hận .
- Khi phạm lỗi thì phải có thái độ thành khẩn nhận lỗi.
2. Rèn kĩ năng:
Hiểu được tính chất tự sự, biểu cảm của bài văn được bộc lộ gián tiếp qua một bức thư.
3. Chuẩn bị:
Tích hợp với môn Tiếng Việt ở bài : Từ ghép, với phân môn Tập làm văn ở bài : Liên kết trong văn bản.
B/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định. (1)
2. Kiểm tra bài cũ. (5)
- Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài : “Cổng trường mở ra”
- Đọc một câu văn mà em thích nhất ở trong bài.
Tuần: 1 Tiết: 2 Ngày soạn: 05/09/2005 Ngày dạy: 06/09/2005 MẸ TÔI (Trích : NHưÕNG TẤM LÒNG CAO CẢ - Et-môn -đô đơ A mi-xi) A/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT. Kiến thức: - Giúp HS hiểu và cảm nhận được tình thương yêu và kính trọng đối với cha mẹ là một tình cảm thiêng liêng, cao cả. - Cần phải biết trân trọng và phát huy. - Còn phạm lỗi với cha mẹ là đáng trách, đáng lên án, đáng ân hận . - Khi phạm lỗi thì phải có thái độ thành khẩn nhận lỗi. Rèn kĩ năng: Hiểu được tính chất tự sự, biểu cảm của bài văn được bộc lộ gián tiếp qua một bức thư. Chuẩn bị: Tích hợp với môn Tiếng Việt ở bài : Từ ghép, với phân môn Tập làm văn ở bài : Liên kết trong văn bản. B/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) - Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài : “Cổng trường mở ra” - Đọc một câu văn mà em thích nhất ở trong bài. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới : Đã bao giờ em mắc lỗi với cha mẹ mình chưa ? Sau những lần mắc lỗi ấy em cảm thấy thế nào? Qua bài học : “ Mẹ tôi” trích trong tác phẩm : Những tấm lòng cao cả của nhà văn người Ý Eùt -môn -đô chúng ta cùng tìm hiểu xem cần phải có thái độ như thế nào khi mắc lỗi nhé Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. Hỏi : Cần đọc VB vói giọng đọc như thế nào? cần đọc VB với giọng điệu tâm tình thể hiện được những tâm sự của người bố với đứa con Hỏi: Hãy dựa vào SGK để giải nghĩa các từ :Lễ độ, cảnh cáo , trưởng thành,hối hận. Phân biệt đâu là từ ghép, đâu là từ láy? TL: Giải thích ngắn gọn nghĩa của từng từ. * Từ ghép : lễ độ, cảnh cáo, trưởng thành, hối hận. * Từ láy : quằn quại Hỏi: Văn bản đựơc viết theo thể loại nào? TL: Văn bản được viết theo thể loại viết thư, biểu cảm. Hoạt động 2: Hỏi: Văn bản có nhan đề là “Mẹ tôi” nhưng lại là một bức thư mà người bố viết cho con. Có ý kiến cho rằng việc đặt nhan đề như thế là không hợp lý. Ý kiến của em như thế nào? TL: Nhan đề “Mẹ tôi” là hợp lý, lá thư thể hiện thái độ của bố về lỗi lầm của En- ri -cô với mẹ, kể nhiều về mẹ. Hỏi: Như vậy người mẹ của En-ri-cô đóng vai trò quan trong câu chuyện. Đọc VB em thấy mẹ En -ri-cô là người như thế nào? Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy? TL: Người mẹ của En-ri-cô là người hết lòng thương yêu con sẵn sàng hi sinh cả hạnh phúc lẫn tính mạng của mình vì con. (HS nêu dẫn chứng rồi nhận xét) GV: Không chỉ mẹ của En-ri-cô mà bất cứ người mẹ nào của chúng ta cũng vậy thôi có thể nói rằng ai cũng chăm chút, thương yêu và lo lắng cho con của mình. Hỏi: Với một người mà luôn dành hết tình yêu thương cho con cái như vậy thì con cái phải đối đáp lại ra sao? TL: Phải biết ơn, kính trọng. Hỏi: Thế nhưng En-ri-cô thì sao? Trước hành động của En-ri-cô với mẹ như vậy bố của En-ri-cô âđã làm gì , thái độ của ông ra sao? Tìm những chi tiết cho thấy thái độ ấy của ông bố? TL: Khi En-ri-cô có thái độ hỗn láo với mẹ người bố đã viết thư cho con để cảnh cáo và phê phán một cách nghiêm khắc thái độ sai trái ấy của con. Thái độ của ông khi ấy vô cùng bực bội. Ông nghiêm khắc phê bình con. Ông đau đớn vô cùng khi đứa con yêu quý của mình có thái độ vô lễ như vậy. Ông chỉ ra cho con thấy tình thương yêu và sự hi sinh vô bờ bến của mẹ dành cho con. Ông vẽ ra cho con thấy nỗi ân hận và buồn thảm như thế nào khi phạm lỗi với mẹ và khi mất mẹ. Ông chỉ cho con thấy rằng tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Ông bày tỏ thái độ rất quyết liệt : “thà rằng bội bạc với mẹ.” Hỏi: Sau đó người bố yêu cầu con trai mình làm gì? TL: Ông yêu cầu con không bao giờ được tái phạm và thành khẩn xin lỗi mẹ, cầu xin cho mẹ hôn mình để tha lỗi. Câu hỏi thảo luận: Em hiểu chi tiết chiếc hôn của mẹ sẽ xoá đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con như thế nào? HS: Trình bày ý kiến Đối với người Châu Âu thì hôn là cách biểu hiện tình cảm một cách công khai và nồng nhiệt. Lời khuyên của người cha đối với con mang một ý nghĩa tượng trưng. Bởi đó là cái hôn của sự tha thứ, lòng bao dung của mẹ, nó có thể xoá đi nỗi ân hận của người con và làm dịu đi nỗi đau lòng của người mẹ. Hỏi: ( Sử dụng bảng phụ)Đọc thư bố En-ri-cô cảm thấy như thế nào? Vì sao En-ri-cô lại có thái độ như thế? Hãy tìm và lựa chọn những lý do mà em cho là đúng trong các lý do sau đây : a.Vì bố gợi lại những kỷ niệm giữa mẹ và En-ri-cô. b. Vì En-ri-cô sợ bố c. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố. d. Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố. e. Vì En-ri-cô rất sấu hổ. Hỏi: Ngoài những lý do trên còn có những lý do nào khác nữa? TL: Đọc thư bố En-ri-cô cảm thấy xúc động. Lý do: chọn a,b, d hoặc trình bày lý do khác theo cách hiểu của mình(tự bộc lộ) Có nhiều cách khuyên nhủ khi người khác mắc lỗi ở đây bố En-ri-cô lại chọn cách viết thư. Theo em tại sao người bố lại chọn cách này? TL: Nói trực tiếp thường khó hơn nói bằng thư Một lá thư thường có khả năng diễn đạt những tình cảm sâu sắc, tế nhị, kín đáo. Hỏi: Theo em nội dung chính của lá thư tập trung ở câu nào? Vì sao? Câu “Tình yêu thươngtình thương yêu đó”, Vì nó nó thể hiện rõ chủ đề của Văn bản . GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK à Ghi nhớ: SGK Hoạt động 3: Luyện tập: Bài 1 : Chọn đặt nhan đề khác cho VB. Bài 2 : Kể lại một sự việc em gây ra khiến cha mẹ buồn phiền. I/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1 1/ Đọc vàø tìm hiểu chú thích Đọc giọng chậm rãi, tình cảm tha thiết nhưng trang nghiêm 2/ Thể loại : Thư từ - biểu cảm. 3/ Phân tích : Hình ảnh người mẹ. Dịu dàng, hiền hậu, hết lòng thương yêu và sẵn sàng hi sinh cả hạnh phúc và tính mạng vì con. b. Hình ảnh người cha. Thái độ tức giận, buồn bã, õnghiêm khắc nhưng công bằng, độ lượng và tế nhị trong việc giáo dục con. c.Người con Xúc động chân thành khi đọc thư bố Quyết tâm sửa lỗi. àGhi nhớ : SGK Củng cố Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong VB? Dặn dò - Làm bài tập 1 Đọc thêm SGK và sưu tầm thêm một số bài khác có cùng nội dung. Chuẩn bị bài “Từ Ghép”
Tài liệu đính kèm: