Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 1 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 1 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản

A/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

Học sinh nắm được vai trò của liên kết trong văn bản; cách dùng các phương tiện liên kết ngôn ngữ để nối các câu, các đoạn trong văn bản.

2. Rèn kĩ năng:

 Biết vận dụng phương tiện liên kết văn bản để diễn tả nội dung một cách mạch lạc khi nói, khi viết.

3. Chuẩn bị:

Tích hợp với văn bản: Mẹ Tôi

B/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

 Có mấy loại từ ghép? Nêu nghĩa của các loại từ ghép đã học

 Làm bài tập về nhà 5,6,7.

3. Bài mới.

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 1 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Tiết: 4
Ngày soạn: 06/09/2005
Ngày dạy: 09/09/2005
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
A/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Học sinh nắm được vai trò của liên kết trong văn bản; cách dùng các phương tiện liên kết ngôn ngữ để nối các câu, các đoạn trong văn bản.
Rèn kĩ năng:
 Biết vận dụng phương tiện liên kết văn bản để diễn tả nội dung một cách mạch lạc khi nói, khi viết.
Chuẩn bị:
Tích hợp với văn bản: Mẹ Tôi
B/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Có mấy loại từ ghép? Nêu nghĩa của các loại từ ghép đã học
Làm bài tập về nhà 5,6,7.
Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:
GV treo bảng phụ có ghi 2 đoạn văn :
- Sử dụng đoạn trích từ bài:“Mẹ tôi” SGK tr 10
- Đoạn a SGK.trang 17
Hỏi: Em hãy so sánh xem đoạn nào em có thể hiểu rõ hơn lời người bố muốn nói gì? Vì sao?
TL: Đoạn trích nguyên văn ở văn bản “Mẹ tôi” dễ hiểu rõ hơn người bố muốn nói gì vì thứ tự các sự việc xảy ra ở đoạn này diễn ra một cách hợp lý,tự nhiên. 
 Đoạn văn 2 thì không hiểu được vì giữa các câu trong đoạn không có mối quan hệ gì với nhau.
GV diẽn giải thêm: Đoạn 1 dễ hiểu là vì giữa các câu trong đoạn có sự liên kết chặt chẽ.
 Đoạn 2 thiếu sự liên kết nên ta thấy ý tứ rời rạc, khó có thể hiểu người bố muốn nói với con điều gì. 
GV sủ dụng bảng phụ:
 (1) Một ngày kia, còn xa lắm,ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. (2) Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. (3) Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Hỏi: Sự sắp xếp ý của câu 1 và câu 2 có gì bất hợp lý? Em hãy sửa để xoá bỏ sự mất hợp lý đó? 
TL: Câu 1 nói về tình trạng không ngủ được của con nhưng câu 2 lại nói : “Giấc ngủ đến với con một cách dễ dàng.” Như vậy thì rất vô lý. Muốn cho hợp lý ta có thể sửa lại bằng cách cho thêm cụm từ : “còn bây giờ”
Hỏi: Giữa câu (1),(2) với câu (3) đã có sự liên kết với nhau chưa? Vì sao? 
TL: Giữa câu(1),(2) và câu (3) chưa có sự liên kết vì đối tượng nói đến ở câu (1),câu (2) là đứa con còn đối tượng nói đến ở câu(3) lại là đứa trẻ. Có thể sửa lại bằng cách thay từ “ đứa trẻ” bằng từ “con”.
Hỏi : như vậy cụm từ “Còn bây giờ” và từ “con” đóng vai trò gì?
TL: Đó là những từ ngữ làm phương tiện liên kết câu.
GV nhắc lại : Cụm từ “còn bây giờ” nối với cụm từ “Một ngày kia” ở câu 1. Từ “Con”lặp lại ở các câu nhằm nhắc lại đối tượng; nhờ sự móc nối như vậy mà 3 câu gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự gắn bó ấy gọi là tính liên kết hoặc mạch văn.
à Ghi nhớ sgk. 
I/ Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản.
1/Tính liên kết của văn bản.
Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản. Một văn bản có tính liên kết các câu, các đoạn phải được nối với nhau một cách tự nhiên hợp lý để văn bản trở nên có nghĩa và việc diễn đạt trở nên dễ hiểu.
2/ Phương tiện liên kết trong văn bản.
VD b Nội dung của các câu không thống nhất. Vì thế đây là một đoạn văn không có tính liên kết.
Muốn làm cho văn bản có tính liên kết người viết phải biết viết các câu có nội dung thống nhất, biết sử dụng các phương tiện liên kết của ngôn ngữ để nối các câu, các đoạn làm cho chúng gắn bó chặt chẽ với nhau.
Ghi Nhớ : Sgk
Bài 1 : Làm nhóm
Bài 2: Làm miệng
Bài 4 : Hai câu đặt cạnh nhau như thế vẫn có sự liên kết vì những câu văn tiếp sau đó vẫn có sự gắn bó với nhau về ý nghĩa, biểu đạt được nội dung mà người viết muốn diễn tả.
Củng cố 
Thế nào là liên kết ? Làm thế nào để một đoạn văn, bài văn có sự liên kết.
Dặn dò
- Học bài, ôn lại cách giải các bài tập đã làm.
 	- Làm các bài tập còn lại.
 	 - Soạn bài : “Cuộc chia tay của những con búp bê”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 4.doc