Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 11 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 11 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.

- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình. - - Thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.

2. Rèn kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu , phân tích thơ cổ phong trong văn học cổ điển Trung Hoavà Việt Nam.

3. Tư tưởng, tình cảm

- Giáo dục thái độ yêu mến, kính trọng nhà thơ một con người có khát vọng sống cao cả sống vì mọi người.

B/ CHUẨN BỊ:

Bảng phụ chép sẵn bài thơ cả phần nguyên âm và dịch nghĩa, dịch thơ.

- Tích hợp với các bài như : Từ Hán Việt, Luyện nói về văn biểu cảm.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 11 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Tiết: 41
Ngày soạn: 10/11/2005
Ngày dạy: 13/11/2005
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình. - - Thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.
Rèn kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu , phân tích thơ cổ phong trong văn học cổ điển Trung Hoavà Việt Nam.
Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục thái độ yêu mến, kính trọng nhà thơ một con người có khát vọng sống cao cả sống vì mọi người.
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ chép sẵn bài thơ cả phần nguyên âm và dịch nghĩa, dịch thơ.
- Tích hợp với các bài như : Từ Hán Việt, Luyện nói về văn biểu cảm. 
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Đọc thuộc bài thơ : Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ; 
Cho biết nội dung bài thơ.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Cùng với Lý Bạch và Bạch Cư Dị Đỗ Phủ cũng là một nhà thơ xuất sắc của TQ đời Đường. Cuộc đời đầy long đong, khốn khổ chết vì nghèo đói bệnh tật nhưng những bài thơ ông để lại cho đời lại chứa chan tinh thần nhân ái bao la. Bài thơ của ông mà chúng ta học hôm nay là một bài thơ như thế.
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Đỗ Phủ?
Giơíù thiệu đôi nét về hoàn cảnh ra đời bài thơ.
Hướng dẫn học sinh cách đọc 
Học sinh đọc bài. 
Chú ý giọng điệu cho thích hợp với việc bày tỏ cảm xúc.
Giới thiệu đôi nét về thể thơ cổ phong.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài thơ
Hỏi : Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Ý của mỗi phần như thế nào ? 
( HS có thể chia theo nhiều cách )
chỉ cho HS thấy sự đặc biệt của bài thơ đó là các đoạn thơ mỗi đoạn đều có 5 câu trong khi thơ cổ TQ các đoạn thơ hầu hết là chẵn.
TL: Bài thơ được chia làm 2 phần : Phần I : 18 câu đầu Nỗi nghèo khổ và lời thở than vì mái nhà tranh bị gió thu phá nát.
Phần II : Khát vọng cao cả của nhà thơ.
Phân tích những nỗi khổ của nhà thơ được đề cập đến trong bài. Nói về nỗi khổ của mình nhà thơ đãsử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
Theo em việc kết hợp các phương thức biểu đạt ấy có tác dụng gì? 
Tác giả đã kể ra những nỗi khổ như : Nhà bị gió thu tàn phá. Đau khổ hơn là mình đã già mà lại trẻ con khinh, chúng chẳng kính nể người già, thương người nghèo chạy nạn tha hương mà chúng thật tàn nhẫn xô tới cướp giật tranh rồi đi tuốt vào lũy tre ở đây ông không chỉ đau khổ về sự mất mát vật chất mà cái chính là nỗi đau nhân tình, thế thái, vì sự suy đồi đạo đức, vì sự nghèo nàn tình thương của cả một thế hệ. Nỗi đau khổ ấy còn được đẩy lên đến cao trào ở đoạn thứ 3 : Đó là thảm cảnh của một gia đình trong đêm mưa lạnh khi mái nhà đã bị gió thu tàn phá. Sử dụng cách so sánh có sức gợi sâu sắc : “Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt” và điệp từ mưa láy đi láy lại 3 lần diễn tả được ýcái lạnh như từ trên trời đưa xuống , từ dưới đưa lên cùng vời nổi mệt mỏi, kiệt sức vì tuổi già, vì loạn lạc khiến cho tác giả như đang ở trong một nỗi tột cùng của sự bất hạnh.
Ở phần này tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt như : Tự sự, miêu tả và biểu cảm .Việc kết hợp nhiểu phương thức biểu đạt như vậy đã giúp tác giả thể hiện một cách sinh động và chân thực nỗi khổ của bản thân . 
Nhấn mạnh ý
- Tác giả đã kết hợp tự sự và miêu tả như thế nào để qua đó bày tỏ được cảm xúc, tình cảm của mình và nhắc HS chú ý để học tập khi làm văn biểu cảm.
- Các câu thơ gieo vần trắc để nói lên nỗi khổ cực ấm ức, dằn vặt của tác giả.
Hỏi: Vì sao các câu thơ cuối lại có số chữ trong một dòng nhiều hơn những câu trước rồi dựa vào đó để chuyển ý
TL: Các câu thơ mở rộng ra là để nhằm diễn đạt ước mơ cao cả của tác giả.
Hỏi: nếu không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa và giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào ?
TL: Nếu không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa và giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi đáng kể, bởi vì khi ấy bài thơ chỉ còn là sự than vãn, nỗi đau khổ của một cá nhân với nỗi niềm riêng tư của mình cho dù có miêu tả, kể lể thống thiết đến mấy.
 Ở các câu thơ cuối tác giả bày tỏ một khát vọng cao cả đó là : Ước cómột ngôi nhà vững chắc hàng vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ. Ông đã từ nỗi đau của cá nhân mà nói hộ nỗi đau của thời đại, từ bất hạnh của cá nhân mà mà nghĩ tới hạnh phúc của mọi nhà, đang trong hoàn cảnh chịu mưa rét mà nghĩ đến việc sẵn sàng chịu mưa rét cho muôn người được sống ấm cúng. Ước vọng của ông là một ước vọng cao quý đầy chất nhân văn vượt lên trên cả bất hạnh của bản thân. 
Cách biểu đạt trực tiếp thể hiện sâu sắc nỗi lòng của nhà thơ.
Hỏi: Nhà thơ đã thể hiện tình cảm, khát vọng gì trong các câu thơ cuối ? Những tình cảm và khát vọng ấy được thể hiện ở một con người đang trong hoàn cảnh bi đát càng nhấn mạnh thêm điều gì của con người tác giả?
TL: So sánh cách biểu đạt ở phần cuối với phần đầu
Nhấn mạnh việc sử dụng hình ảnh “Riêng lều ta nát ”còn làm cho ý thơ quay trở về chủ đề ban đầu vì thế bố cục trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ.
Tóm lại về nội dung và nghệ thuật.
à ghi nhớ:SGK
Hoạt động 3: Luyện tập 
I/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1/ Tác giả.
Đỗ Phủ ( 712-770) là nhà thơ hiện thực lớn nhất của TQ.
2/ Đọc và giải thích từ khó
3/ Thể thơ và bố cục
Thơ cổ phong.
Bố cục chia làm 2 phần.
Phần I : 18 câu đầu Nỗi nghèo khổ và lời thở than vì mái nhà tranh bị gió thu phá nát.
Phần II : Khát vọng cao cả của nhà thơ.
3/ Phân tích
a/ Nỗi đau khổ của Đỗ Phủ khi căn nhà tranh bị gió thu phá
nát.
- Nhà bị gió thu tàn phá.
- Tranh rơi bị trẻ con xô ra cướp mất.
- Nỗi đau khổ cùng cực của gia đình nhà thơ khi đêm xuống ...
Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt cùng với việc sử dụng từ láy và hình ảnh so sánh đầy sức gợi cảm không chỉ diễn tả nỗi đau khổ về sự mất mát vật chất mà còn cho thấy nỗi đau nhân tình, thế thái, nỗi đau thời thế trong lòng tác giả.
b/ Khát vọng cao cả của nhà thơ.
Ước vọng của ông là một ước vọng cao quý đầy chất nhân văn vượt lên trên cả bất hạnh của bản thân chỉ lo lắng cho người khác. 
GHI NHỚ SGK
II/ LUYỆN TẬP
Làm nhóm bài tập sgk
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nhắc lại nội dung bài học. Đọc diễn cảm bài thơ
 Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau : Từ đồng âm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 41.doc