Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 15 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non - cốm

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 15 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non - cốm

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.

- Thấy được tình cảm trân trọng của nhà văn đối với một thứ quà mang hương vị đồng quê dân dã.

2. Rèn kĩ năng:

- Rèn kỹ năng đọc, cảm nhận, tìm hiểu và phân tích chất trữ tình, chất thơ trong văn bản tùy bút.

3. Tư tưởng, tình cảm

- Thấy và chỉ ra được sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam trong thể tùy bút. Sự kết hợp hài hòa các phương thức miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong thể tùy bút trữ tình.

B/ CHUẨN BỊ:

- Tích hợp với bài : Ôn tập văn biểu cảm đánh giá, Chuẩn mực dùng từ.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Đọc thuộc đoạn thơ mà em thích trong bài thơ : Tiếng gà trưa và nêu cảm nghĩ của em về bài thơ?

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 15 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non - cốm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Tiết: 57
Ngày soạn: 07/12/2005
Ngày dạy: 08/12/2005
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON _ CỐM
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.
Thấy được tình cảm trân trọng của nhà văn đối với một thứ quà mang hương vị đồng quê dân dã.
Rèn kĩ năng:
Rèn kỹ năng đọc, cảm nhận, tìm hiểu và phân tích chất trữ tình, chất thơ trong văn bản tùy bút. 
Tư tưởng, tình cảm
Thấy và chỉ ra được sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam trong thể tùy bút. Sự kết hợp hài hòa các phương thức miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong thể tùy bút trữ tình. 
B/ CHUẨN BỊ:
Tích hợp với bài : Ôn tập văn biểu cảm đánh giá, Chuẩn mực dùng từ.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Đọc thuộc đoạn thơ mà em thích trong bài thơ : Tiếng gà trưa và nêu cảm nghĩ của em về bài thơ?
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm.
Vài nết về tác giả tác phẩm
Đọc bài.
Hỏi: Bài văn được viết theo thể loại nào ? Em biết gì về thể loại ấy?Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào trong bài ? Chỉ ra và lấy VD minh họa.
TL: Bài văn được viết bằng thể loại tùy bút .
( Dựa vào sgk để giải thích về tùy bút)
Tác giả đã sử dụng nhiều phương thức biểu đạt kể, tả, nhận xét, bình luận... nhưng nổi bật vẫn là yếu tố trữ tình , biểu hiện trực tiếp cảm xúc của tác gia về sự vật. Cảm xúc ấy thấm vào các chi tiết kể, tả, nhận xét, bình luận...
Trong văn bản cảm nghĩ của con người được thể hiện ở ba nội dung :
- Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm. 
- Cảm nghĩ về giá trị văn hóa của cốm.
- Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm.
Em hãy tìm các đoạn văn tương ứng với mỗi nội dung trên.
- Từ đầu đến : Như chiếc thuyền rồng.
- Tiếp đến : ...Kín đáo và nhũn nhặn.
- Phần còn lại
Hỏi: Cảm nghĩ của em về cốm từ bức tranh minh họa trong sgk?
TL: Cốm là niềm vui tuổi thơ, là vẻ đẹp của người thôn nữ, là niềm vui bình dị của người Việt nam.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung văn bản.
Hỏi : Cảm xúc của tác giả bắt đầu từ đâu ? Nhờ giác quan nào là chủ yếu ?
TL: Cảm xúc của tác giả bắt đầu từ hương thơm của lá sen trong gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương sen ấy gợi nhắc đến vị cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Tác giả đã huy động nhiều cảm giác để cảm nhận về đối tượng đặc biệt là khứu giác để cảm nhận hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen, của lúa non. 
Hỏi: Cội nguồn của cốm là ở đâu ? Tác giả đã dùng nghững câu văn nào để nói lên điều đó ? Tìm các từ ngữ tác giả đã dùng để miêu tả hương vị, cảm giác? Nhận xét cách miêu tả và cho biết tác dụng của cách miêu tả này?
TL: Cội nguồn của cốm là lúa đồng quê.
Tác giả đã dùng các từ như : Lướt qua, thấm nhuần, thanh nhã,tinh khiết, tưoi mát, trắng thơm, trong sạch...
Tác giả sử dụng những tính từ chọn lọc tinh tế, vừa gợi hình vừa gợi cảm, các câu văn có nhịp điệu như một đoạn thơ văn xuôi cho thấy tác giả đã có một cách quan sát tinh tế, một sự cảm nhận tài hoa một cách viết nhẹ nhàng, biểu cảm đầy chất thơ.
GV : Nhưng để có hạt cốm còn cần đến công sức và sự khéo léo của con người . Vì vậy đoạn văn tiếp theo tác giả nói đến nghề làm cốm nổi tiếng nhất là làng Vòng
Hỏi : Theo em tác giả có đi sâu vào miêu tả chi tiết cách thức và kỹ thuật làm cốm không ? Ông tả như thế nào ? Chủ yếu ông dừng lại miêu tả cái gì ? Vì sao?
TL: Tác giả không đi sâu vào miêu tả chi tiết cách thức và kỹ thuật làm cốm ông chỉ nói một cách khái quát và ca ngợi đó cả là một nghệ thuật với sự khắt khe giữ gìn....
Tác giả chỉ tập trung miêu tả hình ảnh cô gái bán cốm xinh xinh, gọn ghẽ với dấu hiệu là cái đòn gánh.....như chiếc thuyền rồng. Qua đó ta thấy cốm gắn với vẻ đẹp của người làm ra cốm là cô gái làng Vòng, Cái cách cốm đến với người thật duyên dáng, lịch thiệp, Vẻ đẹp của người tôn lên vẻ đẹp của cốm.
GV Sau khi nêu cảm nghĩ về cội nguồn của cốm tác giả đã nêu những suy nghĩ về giá trị của cốm lệnh : Đọc đoạn văn thứ hai và cho biết ý chính của đoạn?
Hỏi : Qua lời bình thứ nhất em hiểu gì về giá trị của cốm?
TL: Tác giả đưa ra hai lời bình luận
- “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước.............An Nam” 
- Cốm là lễ vật sêu tết.
Cốm là quà tặng của đồng quê cho con người . Nó là thức quà riêng biệt của đất .Nó kết tinh hương vị mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê. Vì thế Cốm là quà quê nhưng là thức quà thiêng liêng.
Hỏi: Ở lời bình thứ hai tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết ? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên phương diện nào?
TL: Việc dùng cốm vào việc sêu tết thật thích hợp và có ý nghĩa sâu xa vì cốm là thức dâng của đất trời .... 
Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên hai phương diện:
Màu Sắc ....
Hương vị ....
Hỏi: Như vậy ở văn bản này giá trị của cốm được phát hiện trên những phương diện nào?
Cốm vừa có giá trị tinh thần vừa có giá trị văn hóa xã hội.
Qua việc nêu nhưng giá trị của cốm tác giả muốn truyền tới bạn đọc tình cảm và thái độ nào trong ứng xử với thức quà dân tộc là cốm?
TL: Phải trân trọng giữ gìn cốm như là một vẻ đẹp của dân tộc. Tác giả phê phán lối chuộng ngoại của những kẻ giàu có, vô học. Không biết trân trọng sản vật cao quý kín đáo và nhũn nhặn của dân tộc.
Từ giá trị của cốm tác giả đã bàn luận về cách thưởng thúc cốm sao cho xứng với giá trị của nó 
Hỏi : Tác giả đưa ra cách thưởng thức cốm như thế nào? Điều đó cho thấy tác giả có thái độ như thế nào đối với việc thưởng thức cốm? .
TL: Tác giả giới thiệu một cách tỉ mỉ, chi li, căn kẽ cách thưởng thức, một cách ăn quà thanh nhã, lịch sự “ăn cốm phải ăn từng chút ít......của loài thảo mộc”Ở đây ta thấy tác giả đã thể hiện cách cảm thụ cốm bằng nhiều giác quan chứng tỏ sự sâu sắc, tinh tế trong việc thưởng thức cốm của tác giả.
Hỏi: Cuối cùng tác giả gửi đến những người mua hàng lời đề nghị gì ? Bằng lí lẽ nào để tác giả đề nghị họ có thái độ như vậy ?
TL: Tác giả Thẳng thắn đề nghị bằng những chỉ từ mệnh lệnh hay cầu khiến : Hãy,chớ, phải, nên...
Bởi lẽ cốm là lộc của trời, là sự khéo léo của người là sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa.
Hỏi: Với lời đề nghị và những lí lẽ mà tác giả đưa ra như vậy cho em thấy tác giả có thái độ như thế nào với cốm?
TL: Yêu quý, trân trọng cốm xem cốm như một giá trị tinh thần thiêng liêng đáng được chúng ta trân trọng giữ gìn.
Gv chốt lại nội dung bài học 
à ghi nhớ: SGK
 I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1. Tác giả.
Thạch Lam (1910-1942) 
Là nhà văn có sở trường về viết truyện ngắn văn của ông nhẹ nhàng, trong sáng mà sâu lắng. 
2/ Đọc và giải thích từ khó
3/ Thể loại 
Tùy bút trữ tình.
4/ Bố cục 
Chia làm 3 phần.
5/ Phân tích
a. Cảm nghĩ về nguồn gốc cốm
* Cách dẫn nhập vào bài tự nhiên gợi cảm, sử dụng các câu văn có nhịp điệu gần với thơ, các từ ngữ được chọn lọc tinh tế tác giả cho thấy cội nguồn của cốm là lúa đồng quê.
Đoạn văn miêu tả đã thể hiện một cảm xúc sâu đậm, một sự cảm nhận tài hoa của tác giả về cội nguồn của cốm. 
Hạt cốm có được còn cần đến công sức và sự khéo léo của con người.
- Tác giả không đi sâu vào miêu tả chi tiết cách thức và kỹ thuật làm cốm ông chỉ nói một cách khái quát và ca ngợi
- Tác giả chỉ tập trung miêu tả
hình ảnh người bán cốm . Qua đó ta thấy cốm gắn với vẻ đẹp của người làm ra cốm là cô gái làng Vòng, Cái cách cốm đến với người thật duyên dáng, lịch thiệp, Vẻ đẹp của người tôn lên vẻ đẹp của cốm.
b. Cảm nghĩ về giá trị của cốm.
- Cốm là quà tặng của đồng quê cho con người
- Nó là thức quà riêng biệt của đất nước, là đặc sản của dân tộc vì nó kết tinh hương vị mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê.
à Cốm là quà quê nhưng là thức quà thiêng liêng.
- Cốm cùng với hồng còn là lễ vật sêu tết thật thích hợp và có ý nghĩa sâu xa
à Cốm góp phần làm cho nhân duyên đẹp của con người.
* Như vậy cốm vừa có giá trị tinh thần vừa có giá trị văn hóa xã hội.
c. Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm.
* Tác giả giới thiệu một cách tỉ mỉ, chi li, căn kẽ cách thưởng thức, một cách ăn quà thanh nhã, lịch sự “ăn cốm phải ăn từng chút ít......của loài thảo mộc” 
* Đề nghị người mua cốm phải nhẹ nhàng trân trọng trước sản vật này vì cốm là lộc của trời, là sự khéo léo của người là sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa.
à Thái độ yêu quý, trân trọng xem cốm như một giá trị tinh thần thiêng liêng đáng được trân trọng giữ gìn của tác giả.
à ghi nhớ: SGK
II/ LUYỆN TẬP
Đọc diễn cảm các đoạn trong bài.
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài.
Học thuộc một đoạn khoảng 5- 6 dòng, học bài vàchuẩn bị bài sau :Chơi chữ. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 57.doc