Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 15 - Tiết 61: Chuẩn mực dùng từ

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 15 - Tiết 61: Chuẩn mực dùng từ

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh :

- Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.

- Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói , khi viết.

- Luyện kỹ năng sử dụng từ chuẩn mực khi nói, viết.

II/ PHƯƠNG TIỆN

Bảng phụ chép sẵn một số ví dụ và bài tập trong sgk, bài tập nhanh.

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNGI : Kiểm tra bài cũ.

Kiểm tra về luật thơ và bài thơ hs làm ở nhà.

HOẠT ĐỘNG II : Giới thiệu bài mới.

Trong nói và viết chúng ta còn dùng sai từ rất nhiều vì thế bài học này sẽ giúp chúng ta một số điều cần thiết khi dùng sử dụng từ.

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 15 - Tiết 61: Chuẩn mực dùng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN : 04 /12/ 2004
NGÀY DẠY : 08 / 12/ 2004
TUẦN : 16 
 BÀI: 14 - 15
TIẾT 61
CHUẨN MỰC DÙNG TỪ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Giúp học sinh :
Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.
Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói , khi viết.
Luyện kỹ năng sử dụng từ chuẩn mực khi nói, viết.
II/ PHƯƠNG TIỆN
Bảng phụ chép sẵn một số ví dụ và bài tập trong sgk, bài tập nhanh. 
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY 
HOẠT ĐỘNGI : Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra về luật thơ và bài thơ hs làm ở nhà.
HOẠT ĐỘNG II : Giới thiệu bài mới.
Trong nói và viết chúng ta còn dùng sai từ rất nhiều vì thế bài học này sẽ giúp chúng ta một số điều cần thiết khi dùng sử dụng từ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG III: Hướng dẫn tìm hiểu về việc sử dụng từ.
Lệnh : Đọc các câu văn.
Hỏi : Các từ in đậm đã dùng sai như thế nào?
Trả lời : Câu 1 sai phụ âm đầu vùi thành dùi (Nam Bộ)
Câu 2 : Sai lỗi gần âm, nhớ âm không chính xác Tẹ à Tọe 
Câu 3 : Cũng sai lỗi gần âm khoảng - Khoảnh
Lệnh : Đọc các câu văn phần II
Cho biết các từ in đậm dùng sai như thế nào ? Thay các từ ấy bằng các từ thích hợp.
Trả lời : Các từ đó sai vì dùng không đúng nghĩa, dùng từ không phù hợp với ngữ cảnh.
Có thể thay :
Sáng sủa à tươi đẹp vì Sáng sủa thường được nhận biết bằng thị giác. Tươi đẹp nhận biết bằng tư duy, cảm xúc liên tưởng.
Cao cả à sâu sắc vì Cao cà là lời nói việc làm có phẩm chất tuyệt đối còn sâu sắc nhân thức, thẩm định bằng tư duy, cảm xúc, liên tưởng.
Hỏi : Các từ in đậm ở phần 3 dùng sai như thế nào ? Hãy tìm cách sửa lại cho đúng.
Câu 1 : từ hào quang là từ loại gì ? có thể sử dụng làm vị ngữ được không ? Vì vậy phải thay bằng từ loại gì ?
( hỏi tương tự với các câu còn lại)
Trả lời : 
Câu 1 từ hào quang là danh từ do đó không thể làm vị ngữ mà phải thay bằng tính từ : Hào nhoáng -(tính từ).
Câu 2 : Aên mặc là động từ do đó không thể làm chủ ngữ như danh từ mà phải thêm sự, cách vào trước ăn mặc hoặc đổi kết cấu của câu : Chị ăn mặc thật giản dị.
Câu 3 : Thảm hại là tính từ không thể dùng như danh từ ở đây có thể bỏ nhiều thêm rất.
Câu 4 : Nói sự giả tạo phồn vinh là trái với quy tắc trật tự tiếng Việtà Thành phồn vinh giả tạo.
Đọc 
Trả lời : từ lãnh đạo dùng sai vì đây là từ Hán Việt có tính chất trang trọng lại được dùng để nói về một tên tướng giặc vì thế không phù hợp. Có thể thay là : Cầm đầu.
Câu 2 : Từ chú đặt trước danh từ chỉ động vật khiến cho con vật ấy trở nên gần gũi, đáng yêu mà trong ngữ cảnh này thì không như thế nên phải thay là nó hoặc con.
Lệnh : Đọc các câu trong mục IV 
Các từ in đậm ở phần IV dùng sai như thế nào ? Hãy tìm cách sửa lại cho đúng.
* Cho hs thảo luận 
Hỏi : Trong trường hợp nào thì không nên lạm dụng từ địa phương ? Vì sao không nên lạm dụng từ Hán Việt.
Chốt lại : Như vậy tác giả đã lợi dụng sự đặc sắc về nghĩa của từ để tạo nên cảm giác thú vị, bất ngờ đó chính là chơi chữ . Vậy theo em chơi chữ là gì ? Chơi chữ có tác dụng gì ?
Chốt lại những điều cần chú ý khi sử dụng từ.
Cho HS đọc ghi nhớ sgk.
I. SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG ÂM, ĐÚNG CHÍNH TẢ.
Câu 1 sai phụ âm đầu vùi thành dùi (Nam Bộ)
Câu 2 : Sai lỗi gần âm, nhớ âm không chính xác Tẹ à Tọe 
Câu 3 : Cũng sai lỗi gần âm khoảng - Khoảnh.
II. SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG NGHĨA.
Các từ in đậm trong các câu sai vì dùng từ không đúng nghĩa.
Có thể sửa lại là :
Sáng sủa à tươi đẹp
Cao cả à sâu sắc
Biết à có.
III. SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG TÍNH CHẤT NGỮ PHÁP CỦA TỪ.
 Câu 1 từ hào quang là danh từ do đó không thể trực tiếp làm vị ngữ mà phải thay bằng tính từ : Hào nhoáng -(tính từ).
Câu 2 : Aên mặc là động từ do đó không thể kết hợp với từ các và làm chủ ngữ như danh từ mà phải thêm sự, cách vào trước ăn mặc hoặc đổi kết cấu của câu : Chị ăn mặc thật giản dị.
Câu 3 : Thảm hại là tính từ không thể dùng như danh từ ở đây có thể bỏ: nhiều thêm rất.
Câu 4 : Nói sự giả tạo phồn vinh là trái với quy tắc trật tự tiếng Việtà Thành phồn vinh giả tạo.
IV. SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG SẮC THÁI BIỂU CẢM, HỢP PHONG CÁCH.
 Câu 1: Từ lãnh đạo à sắc thái trang trọng à Không phù hợp để nói về một tên tướng giặc phải thay bằng từ cầm đầu 
Câu 2 : Từ chú đặt trước danh từ chỉ động vật khiến cho con vật ấy trở nên gần gũi, đáng yêu mà trong ngữ cảnh này thì không như thế nên phải thay là nó hoặc con.
V. KHÔNG LẠM DỤNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG , TỪ HÁN VIỆT.
- Không lạm dụng từ địa phương vì sẽ gây khó hiểu cho người ở địa phương khác.
- Không lạm dụng từ Hán Việt vì nếu lạm dụng sẽ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
GHI NHỚ SGK
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
/ Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học.
2/ Dặn dò: Học thuộc bài, vàchuẩn bị bài sau : Ôn tập văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 61.doc