Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 15 - Tiết 62: Ôn tập văn biểu cảm

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 15 - Tiết 62: Ôn tập văn biểu cảm

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh :

Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết làm văn biểu cảm.

- Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.

- Cách diễn đạt trong văn biểu cảm.

Tích hợp với các bài về văn biểu cảm đã học.

II/ PHƯƠNG TIỆN :

Bảng phụ ghi những kiến thức tổng quát về văn biểu cảm.

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNGI : Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

HOẠT ĐỘNGII Giới thiệu bài mới :

Chúng ta đã học về văn biểu cảm, bài học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại các kiến thức đãhọc về loại văn này. Bài ôn tập sẽ giúp chúng ta củng cố và khắc sâu kiến thức để làm tốt các bài văn thuộc thể loại này.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 15 - Tiết 62: Ôn tập văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN : 06 / 12 / 2004
NGÀY DẠY : 08 / 12 / 2004
TUẦN : 16 
 BÀI: 14 - 15
TIẾT 62
ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Giúp học sinh :
Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết làm văn biểu cảm.
Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
Cách diễn đạt trong văn biểu cảm.
Tích hợp với các bài về văn biểu cảm đã học.
II/ PHƯƠNG TIỆN :
Bảng phụ ghi những kiến thức tổng quát về văn biểu cảm.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY 
HOẠT ĐỘNGI : Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
HOẠT ĐỘNGII Giới thiệu bài mới :
Chúng ta đã học về văn biểu cảm, bài học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại các kiến thức đãhọc về loại văn này. Bài ôn tập sẽ giúp chúng ta củng cố và khắc sâu kiến thức để làm tốt các bài văn thuộc thể loại này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG III: Hướng dẫn học sinh ôn tập các kiến thức về văn biểu cảm.
Hỏi : Hãy nhắc lại thế nào là văn biểu cảm? Yếu tố cần thiết nhất trong văn biểu cảm là gì ?
Trả lời : Văn biểu cảm là kiểu văn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống. Yếu tố cần thiết nhất trong văn biểu cảm làcảm xúc đó là sự xúc động của con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Chính sự xúc động ấy đã làm nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người.
Lệnh : Nhắc lại những yêu cầu của văn bản tự sự và miêu tả?
Trả lời Văn tự sự yêu cầu kể lại một sự việc , một câu chuyện có đầu có đuôi, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả nhằm tái hiện những sự kiện hoặc kỷ niệm trong ký ức để người đọc, người nghe có thể hiểu, nhớ và kể lại được.
Văn miêu tả yêu cầu tái hiện đối tượng ( người, vật, cảnhvật) nhằm dựng lại một chân dung đầy đủ, chi tiết, sinh động về đối tượng để người đọc, người nghe hình dung được rõ ràng về đối tượng.
Hỏi : Trong văn biểu cảm có những yếu tố này không? Nó được sử dụng như thế nào ?
Trả lời Văn biểu cảm cũng có các yếu tố tự sự và miêu tả nhưng các yếu tố này chỉ đóng vai trò như là một cái cớ, cái giá đỡ, cái nền cho cảm xúc. Do đó nó thường không tả, không kể, không thuật lại như khi nó có tư cách là một kiểu văn bản độc lập.
Thảo luận rồi cử đại diện trình bày.
* Tìm hiểu đề : 
- Đối tượng biểu cảm : Mùa xuân.
- Tình cảm cần thể hiện : Tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ đánh giá của mình đôí với mùa xuân.
* Tìm ý , lập dàn ý 
- MB : Giới thiệu về mùa xuân và nêu khái quát cảm xúc của mình đối với mùa xuân.
- TB : 
1. Mùa xuân của thiên nhiên:
Cảnh sắc, thời tiết khí hậu, cây cỏ, hoa lá....(Kể, tả, cảm xúc, suy nghĩ....)
2. Mùa xuân của con người:
Tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng, suy nghĩ.....
- KB : Cảm nghĩ của em về mùa xuân.
Lệnh : Thảo luận nhóm
Hãy nêu các bước làm bài văn biểu cảm qua một đề bài cụ thể đó là : Cảm nghĩ mùa xuân. 
Gọi đại diện các nhóm trình bày dàn ý.
Nhận xét góp ý.
Hỏi : Nêu các biện pháp tu từ thường gặp trong văn biểu cảm ? Có những cách biểu cảm nào?
Trả lời : Các biện pháp tu từ thường gặp trong văn biểu cảm
Là : So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, .....Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ là vì nó có mục đích biểu cảm như thơ. Người ta có thể biểu cảm trực tiếp bằng lời than, lời nhắn, lời hô....Trong biểu cảm gián tiếp, tình cảm ẩn trong các hình ảnh.
Viết đoạn văn - Trình bày.
lệnh : Hãy sử dụng các biện pháp tu từ và lựa chọn cách biểu cảm để viết một đoạn văn trong dàn ý em vừa lập ở trên.
Nhận xét - Góp ý.
I. NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG VỀ LÝ THUYẾT VĂN BIỂU CẢM.
1. Khái niệm văn biểu cảm.
Văn biểu cảm là kiểu văn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống.
* Yếu tố cần thiết nhất trong văn biểu cảm là cảm xúc đó là sự xúc động của con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.
2. Phân biệt biểu cảm với tự sự và miêu tả. 
* Văn tự sự yêu cầu kể lại một sự việc , một câu chuyện có đầu có đuôi, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
* Văn miêu tả yêu cầu tái hiện đối tượng ( người, vật, cảnhvật) nhằm dựng lại một chân dung đầy đủ, chi tiết, sinh động về đối tượng để người đọc, người nghe hình dung được rõ ràng về đối tượng.
Văn biểu cảm chủ yếu là bày tỏ cảm xúc các yếu tố tự sự và miêu tả chỉ đóng vai trò như là một cái cớ, cái giá đỡ, cái nền cho cảm xúc.
3. Các bước làm văn biểu cảm.
- Tìm hiểu đề.
- Tìm ý
- lập dàn ý
- Viết bài và sửa bài.
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Nhắc lại cách làm văn biểu cảm.
Viết tiếp đoạn văn, chuẩn bị bài sau : Sài Gòn tôi yêu.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 62.doc