Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 15 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 15 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

- Rèn luyện các kỹ năng về dùng từ, sửa lỗi dùng từ.

- Mở rộng vốn từ chủ yếu về từ Hán Việt và thành ngữ những vấn đề mà học sinh cón hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng diễn đạt viết văn biểu cảm.

- Tạo hứng thú trong việc học tiếng Việt nói riêng và học môn ngữ văn nói chung.

II/ PHƯƠNG TIỆN

Bảng phụ ghi sẵn một số bài tập.

 III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG I : Kiểm tra bài cũ :

Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.

HOẠT ĐỘNG II : Giới thiệu bài

Chúng ta đã học về rất nhiều từ loại, tuy nhiên vốn từ ngữ của mỗi người lại không giống nhau người có nhiều, người có ít và trong quá trình sử dụng cũng vậy người dùng đúng, có người lại dùng sai .Vì vậy trong tiết này chúng ta sẽ tiến hành luyện tập việc dùng từ qua tiết học này chúng ta sẽ ôn tập củng cố lại vốn từ và cách dùng từ của mình.

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1328Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 15 - Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN : 7 / 12 / 2004
NGÀY DẠY : 9 / 12 / 2004
TUẦN : 17 
 BÀI: 15, 16, 17
TIẾT 65
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Giúp học sinh:
Rèn luyện các kỹ năng về dùng từ, sửa lỗi dùng từ.
Mở rộng vốn từ chủ yếu về từ Hán Việt và thành ngữ những vấn đề mà học sinh cón hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng diễn đạt viết văn biểu cảm.
Tạo hứng thú trong việc học tiếng Việt nói riêng và học môn ngữ văn nói chung.
II/ PHƯƠNG TIỆN
Bảng phụ ghi sẵn một số bài tập.
 III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY 
HOẠT ĐỘNG I : Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.
HOẠT ĐỘNG II : Giới thiệu bài
Chúng ta đã học về rất nhiều từ loại, tuy nhiên vốn từ ngữ của mỗi người lại không giống nhau người có nhiều, người có ít và trong quá trình sử dụng cũng vậy người dùng đúng, có người lại dùng sai .Vì vậy trong tiết này chúng ta sẽ tiến hành luyện tập việc dùng từ qua tiết học này chúng ta sẽ ôn tập củng cố lại vốn từ và cách dùng từ của mình.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG III: Hướng dẫn chữa các lỗi sai về thường gặp về dùng từ.
 Lệnh :Trên cơ sở 2 bài tập đã chuẩn bị ở nhà hãy thảo luận, trao đổi xem việc dùng từ của chúng ta sai nhiều về lỗi gì để cô sẽ hướng dẫn chúng ta tập trung sửa về lỗi ấy.
Hỏi : Qua phần trình bày của các nhóm em thấy các lỗi thường mắc về việc dùng từ của chúng ta là những lỗi nào? Cho VD và nêu cách sửa lỗi.
Trả lời: Những lỗi thường mắc là : Dùng từ không đúng nghĩa, sai âm, sai lỗi chính tả...
Cho ví dụ và nêu cách sửa lỗi sai đó.
Nhận xét - góp ý.
Hỏi : Từ trong tiếng Việt được được chia thành nhiều loại khác nhau . em hãy nhắc lại cách phân loại ấy.
Trả lời : - Về từ loại có : Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ,....
-Về cấu tạo từ có : từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy, thành ngữ.
- Về nguồn gốc có : từ thuần Việt, từ vay mượn.
- Về quan hệ so sánh, ý nghĩa có : từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
- Về các biện pháp tu từ có : so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, chơi chữ.
Chốt lại : Việc phân loại từ rất quan trọng nó giúp chúng ta nhớ từ và sử dụng đúng,hợp lý vì thế mà chúng ta không được quên cách phân loại từ.
Cho hs làm bài tập :Viết đoạn văn ngắn chủ đề mùa xuân rồi chỉ ra cách sử dụng từ của mình trong đoạn văn.
Làm ra nháp rồi đọc cho cả lớp nghe - các hs khác góp ý - GV nhận xét - khen ngợi những hs biết sử dụng từ chính xác, chuẩn mực và dùng hay, gợi cảm.
Đọc cho hs nghe một số đoạn văn, bài thơ vui cho hs thi phát hiện các từ Hán Việt, Thành Ngữ và giải thích ý nghĩa của các thành ngữ và từ Hán Việt ấy.
Đọc và giải thích một số thành ngữ quen thuộc để mở rộng vốn thành ngữ cho hs 
 TIẾT 65
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
I/ SỬA CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ DÙNG TỪ.
Dùng từ không đúng nghĩa, sai âm, sai lỗi chính tả...
II. LUYỆN TẬP DÙNG TỪ.
1. Phân loại từ 
- Về từ loại có : Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ,....
-Về cấu tạo từ có : từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy, thành ngữ.
- Về nguồn gốc có : từ thuần Việt, từ vay mượn.
- Về quan hệ so sánh, ý nghĩa có : từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
- Về các biện pháp tu từ có : so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, chơi chữ.
2.Bài tập : 
Viết đoạn văn ngắn chủ đề mùa xuân rồi chỉ ra cách sử dụng từ của mình trong đoạn văn.
III. MỞ RỘNG VỐN TỪ 
- Thành ngữ
- Từ Hán Việt
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
/ Củng cố: Nhắc lại các lỗi hay mắc khi dùng từ.
2/ Dặn dò: Ôn tập về tiếng Việt và chuẩn bị bài sau ôn tẫp tác phẩm trữ tình.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 64.doc