Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 20 - Tiết 77: Rút gọn câu

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 20 - Tiết 77: Rút gọn câu

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Nắm được cách rút gọn câu.

2. Rèn kĩ năng:

- Hiểu được tác dụng của câu rút gọn

3. Tư tưởng, tình cảm

- Giáo dục cách nói năng lịch sự, lễ phép.

B/ CHUẨN BỊ:

- một số ví dụ và bài tập

- Tích hợp với một số bài tục ngữ.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1133Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 20 - Tiết 77: Rút gọn câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Tiết: 77
Ngày soạn: 01/02/2006
Ngày dạy: 03/02/2006
RÚT GỌN CÂU
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Nắm được cách rút gọn câu.
Rèn kĩ năng:
Hiểu được tác dụng của câu rút gọn
Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục cách nói năng lịch sự, lễ phép. 
B/ CHUẨN BỊ:
một số ví dụ và bài tập
Tích hợp với một số bài tục ngữ.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
 Trong giao tiếp ta thường gặp một cách biến đổi câu đó là làm cho câu gọn hơn thông tin được nhanh chóng hơn lại tránh lặp lại một số từ ngữ không cần thiết. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về việc rút gọn câu để hiểu rõ và có ý thức sử dung cho đúng.
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1;Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là rút gọn câu.
Hỏi : Cấu tạo của hai câu có gì khác nhau?
TL: Cấu tạo của hai câu khác nhau ở chỗ câu a vắng chủ ngữ, câu b có chủ ngữ.
Hỏi: Hãy tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu a?
TL: Các từ có thể làm chủ ngữ là : chúng ta, người Việt Nam, em, chúng em
Câu hỏi thảo luận: Giải thích vì sao chủ ngữ trong câu a có thể lược bỏ
Thảo luận - Trả lời: Chủ ngữ của câu a có thể lược bỏ là vì đây là một câu TN đưa ra lời khuyên chung cho tất cả mọi người vì thế khi có lược bỏ chủ ngữ người đọc, người nghe vẫn có thể hiểu được ý nghĩa khuyên răn của câu TN là hướng tới ai. 
: So sánh các câu sau khi đã được thêm từ ngữ với các câu ban đầu và cho biết thành phần câu được các câu lược bỏ là gì 
Hỏi: Tại sao có thể lược bỏ chủ ngữ của câu a, và cả chủ ngữ lẫn vị ngữ câu b? 
TL: Ta có thể lược bỏ như vậy là vì nó làm cho câu gọn hơn, đảm bảo được lượng thông tin truyền đạt.
Hỏi: Qua việc phân tích các ví dụ em hãy cho biết thế nào là rút gọn câu ? Rút gọn câu có tác dụng gì ?
Tóm lại về rút gọn câu rồi cho HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách dùng câu rút gọn. 
Gv tổ chức cho học sinh thỏ luậnnhóm: Đọc các bài tập 1 – 2 
Thảo luận và cử đại diện trình bày.
Gợi ý thảo luận: Không thể rút gọn như câu 1 vì như thế sẽ gây khó hiểu cho người đọc, ngưòi nghe.
Gv Tóm lại về cách dùng câu rút gọn.
à ghi nhớ 2 sgk
I. THẾ NÀO LÀ RÚT GỌN CÂU
1. So sánh cấu tạo
a. Học ăn, học nói, học gói, học mở à Vắng CN
b. Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở à Đủ CN _VN 
2. Tìm thành phần câu đã bị lược bỏ 
Thành phần câu được lược bỏ ở câu a là vị ngữ, câu b là cả chủ ngữ và vị ngữ.
àGHI NHỚ 1 SGK
II. CÁCH DÙNG CÂU RÚT GỌN
* Không thể rút gọn như câu 1 vì như thế sẽ gây khó hiểu cho người đọc, ngưòi nghe.
* Không thể rút gọn như câu 2 vì rút gọn như thế sẽ khiếm nhã, vô lễ. Có thể thêm vào câu b từ “ạ" để tạo nên sự lễ phép cho câu trả lời.
àGHI NHỚ 2 SGK
II. LUYỆN TẬP
Bài 2 : Câu rút gọn là : 
* Bước tới đèo Ngang bóng xế tà à Rút gọn chủ ngữ có thể khôi phục bằng cách thêm vào chủ ngữ như : tôi, bà Huyện Thanh Quan..,
* Dừng chân đứng lại trời, non, nước (Tương tự như câu trên
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Em cần lưu ý điều gì khi rút gọn câu? Cho ví dụ .
Học thuộc bài, làm bài tập 4,5 . Chuẩn bị bài sau :Đặc điểm của văn bản nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet77.doc