Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 23 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 23 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

Ôn lại những kiến thức cần thiết (Về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh .)

cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

2. Rèn kĩ năng:

Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều

3. Tư tưởng, tình cảm

B/ CHUẨN BỊ:

Tích hợp với kiến thức của các bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Thế nào là văn nghị luận chứng minh ?

Các lí lẽ và dẫn chứng trong văn chứng minh phải như thế nào ?

3. Bài mới.

*/ Giới thiệu bài:

Chúng ta đã biết thế nào là nghị luận chứng minh nhưng để viết được bài nghị luận chứng minh thì chúng ta còn phải học cách viết. Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng ta cách viết một bài văn nghị luận chứng minh như thế nào.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1095Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 23 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Tiết: 91
Ngày soạn: 25/02/2006
Ngày dạy:
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Ôn lại những kiến thức cần thiết (Về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh.)
cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
Rèn kĩ năng:
Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều 
Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
Tích hợp với kiến thức của các bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân 
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Thế nào là văn nghị luận chứng minh ?
Các lí lẽ và dẫn chứng trong văn chứng minh phải như thế nào ?
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Chúng ta đã biết thế nào là nghị luận chứng minh nhưng để viết được bài nghị luận chứng minh thì chúng ta còn phải học cách viết. Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng ta cách viết một bài văn nghị luận chứng minh như thế nào.
*/ Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Giáo viên: Ghi bảng tên bài 
Yêu cầu Học sinh đọc đề bài trong sgk. Hỏi muốn làm được bài thì trước hết ta phải làm gì ?
Học sinh đọc đề bài – Trả lời: Ta phải tìm hiểu đề và tìm ý.
Giáo viên để tìm hiểu đề trước hết ta xác định yêu cầu chung của đề vậy đề văn này yêu cầu điều gì ? Phạm vi và tính chất của đề như thế nào ?
Học sinh trả lời : Đề nêu một tư tưởng thể hiện bằng một câu TN đó là khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của chí (Hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực , sự kiên trì) trong đời sống. Ai có các điều kiện đó thì sẽ thành công trong sự nghiệp. Đề yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn. Phạm vi chủ đề : Rất rộng, không giới hạn, tính chất của đề :Khuyên nhủ
Giáo viên sau khi tìm hiểu đề ta sẽ tiếp tục tiến hành tìm ý ta có thể tìm ý bằng cách nêu lí lẽ và dẫn chứng 
Giáo viên hỏi : Với đề văn này thì ta cần nêu những lí lẽ nào ? Tìm các dẫn chứng nào ? 
Học sinh trả lời: Về lí lẽ ta có thể nêu các ý như : Chí là điều cần thiết giúp con người vượt qua mọi trở ngại. Nếu không có chí thì không làm được gì.
Về dẫn chứng ta có thể lấy các dẫn chứng về một số tấm gương kiên trì tiêu biểu như : Anh Nguyễn Ngọc Ký, hoặc các dẫn chứng trong bài “Không sợ vấp ngã”, những tấm gương của các học sinh nghèo vượt khó, những người lao đông, những doanh nhân, nhà khoa học 
Giáo viên yêu cầu HS quan sát phần dàn ý trong sgk và nêu câu hỏi mở bài , thân bài, kết bài của bài văn chứng minh nêu những gì ? 
Học sinh thảo luận cử đại diện trả lời :Dàn ý của bài văn 
Mở bài : Nêu luận điểm cần chứng minh 
Thân bài : Nêu những lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
Kết bài Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
Giáo viên cho hs đọc các mở bài trong sgk .Hỏi có nhiều cách mở bài nhưng quan trọng nhất trong phần mở bài là người viết phải nêu được điều gì ?
Học sinh trả lời Phải nêu được luận điểm cần chứng minh.
Giáo viên đọc cho hs nghe một số đoạn văn chứng minh phần thân bài rồi hỏi để phần mở bài và thân bài có sự liên kết ta thường bắt đầu phân thân bài trong văn chứng minh như thế nào?
Học sinh trả lời phải viết từ ngữ chuyển đoạn như: Thật vậy, đúng như vậy.. 
Giáo viên lưu ý với học sinh với những đề văn mà vấn đề cần chứng minh là một câu tục ngữ hoặc một vấn đề mà HS phải suy luận mới tìm ra được yêu cầu của đề thì ngay phần đầu của thân bài ta phải giải thích các từ khó, giải thích qua nghĩa của câu tục ngữ về nghiã đen, nghĩa bóng để làm rõ nội dung của đề làm căn cứ cho phần chứng minh ở sau. Đọc cho hs nghe một một số đoạn văn để minh hoạ.
Hỏi : Việc nêu dẫn chứng trong phần thân bài cần chú ý điều gì?
Học sinh trả lời : Cần chú ý nêu ra những dẫn chứng tiêu biểu, theo trình tự hợp lý. Có thể đưa bằng cách liệt kê hoặc phân tích từng dẫn chứng.
Giáo viên nhấn mạnh việc phân tích dẫn chứng đối với những vấn đề mà dẫn chứng không có nhiều và cần nhấn mạnh . Cho hs quan sát một số đoạn văn mẫu về việc đưa dẫn chứng.
Hỏi : Khi viết phần kết bài ta cần lưu ý điều gì ?
Học sinh trả lời: - Cần chú ý từ ngữ chuyển đoạn và việc hô ứng giữa kết bài và mở bài.
Giáo viên Cho HS đọc phần chú ý trong sgk .
Học sinh đọc bài.
Giáo viên nhắc nhở sau khi làm bài xong nhất thiết chúng ta phải tiến hành bước cuối cùng đó là đọc và sửa chữa.
Tóm lại nội dung bài và cho hs đọc ghi nhớ sgk
Học sinh đọcghi nhớ sgk (1-2em)
Dặn dò hs làm bài tập ở nhà. Gợi ý cho các em thấy sự khác nhau khi đi chứng minh hai đề là:
Đề 1 : Chỉ cần nhấn mạnh chiều thuận : Bền bỉ và quyết tâm thì việc khó đến mấy cũng làm được.
Đề 2: Cần chú ý cả hai chiều tuận nghịch :
- Nếu lòng không bền thì không làm được việc gì 
- Nếu chí đã quyết thì việc có lớn lao đến mấy cũng làm nên.
TIẾT : 91
Cách làm bài văn nghị luận chứng minh
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
* Đề văn :
Nhân dân ta thường nói : “ Có chí thì nên ”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
Tìm hiểu đề – tìm ý
* Tìm hiểu đề
- Xác định đúng yêu cầu của đề :Yêu cầu chứng minh tính đúng đắn của câu TN“ Có chí thì nên ”.
- Phạm vi: Rất rộng, không giới hạn
- Tính chất :Khuyên nhủ
 * Tìm ý 
- Về lí lẽ
- Dẫn chứng (thực tế )
Lập dàn bài
Mở bài : Nêu luận điểm cần chứng minh 
Thân bài : Nêu những lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
viết bài
Mở bài (Có nhiều cách viết phần mở bài song nhất thiết phải nêu được luận điểm cần chứng minh)
Thân bài
- Viết từ ngữ chuyển đoạn .
- Viết đoạn phân tích lí lẽ
- Viết đoạn nêu các dẫn chứng 
Kết bài 
- Cần chú ý từ ngữ chuyển đoạn và việc hô ứng giữa kết bài và mở bài.
Đọc lại và sửa chữa
Ghi nhớ : SGK
II. Luyện tập 
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
	Nhắc lại nội dung bài.
	Học bài. Làm tiếp bài tập .Chuẩn bị bài sau : Luyện tập lập luận chứng minh.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 91.doc