Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 25 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 25 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh

- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.

- Giáo dục tinh thần yêu mến trân trọng văn chương nghệ thuật, ý thức làm giàu có đờisống tinh thần qua văn chương nghệ thuật.

- Rèn luyện kỹ năng đọc văn chương nghị luận, cảm nhận và phân tích các thao tác lập luận, dẫn chứng trong văn nghị luận.

- Tích hợp với các bài học về văn nghị luận

II. PHƯƠNG TIỆN

- Chân dung tác giả.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY

a. Kiểm tra bài cũ :

Em có cảm nhận gì sau khi học xong bài : “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Em học được gì từ cách nghị luận của tác giả.

b. Giới thiệu bài mới

 Giới thiệu khái quát về tác giả và dạng nghị luận của bài viết : Nghị luận văn chương (Bình luận về các vấn đề của văn chương nói chung) nó khác với phê bình và bình luận về một hiện tượng văn chương cụ thể

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 25 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25	tiết 97
Ngày soạn:05/03/2006
Ngày dạy: 07/03/2006
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Giúp học sinh 
Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
Giáo dục tinh thần yêu mến trân trọng văn chương nghệ thuật, ý thức làm giàu có đờisống tinh thần qua văn chương nghệ thuật.
Rèn luyện kỹ năng đọc văn chương nghị luận, cảm nhận và phân tích các thao tác lập luận, dẫn chứng trong văn nghị luận.
Tích hợp với các bài học về văn nghị luận 
II. PHƯƠNG TIỆN 
Chân dung tác giả.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ : 
Em có cảm nhận gì sau khi học xong bài : “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Em học được gì từ cách nghị luận của tác giả.
b. Giới thiệu bài mới 
 Giới thiệu khái quát về tác giả và dạng nghị luận của bài viết : Nghị luận văn chương (Bình luận về các vấn đề của văn chương nói chung) nó khác với phê bình và bình luận về một hiện tượng văn chương cụ thể
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Đọc mẫu 
Giáo viên nêu câu hỏi : Em hãy xác định bố cục VB.
Học sinh trả lời : 
Bố cục chia làm hai phần :
Phần 1 từ đầu đến muôn loài à Nguồn gốc của văn chương.
Phần 2 (Còn lại ) Công dụng và ý nghĩa của văn chương.
Giáo viên : Phần đầu của bài viết tác giả đi tìm ý nghĩa của văn chương bắt dầu bằng một câu chuyện () câu chuyện này cho thấy tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương như thế nào ?
Học sinh trả lời: Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống. nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Giáo viên nhấn mạnh đây là một kết luận đáng tin cậy vì quy luật của văn học nghệ thuật là quy luật tình cảm. từ những tình cảm đó mà nghệ thuật nảy sinh. 
Để làm rõ hơn cho nguồn gốc của văn chương tác giả tiếp tục nêu nhận định về vài trò tình cảm trong sáng tạo văn chương. Đọc đoạn văn nêu nhận định và cho biết em hiểu như thế nào về nhận định này ?
Học sinh đọc đoạn văn - trả lời: Văn chương là hình ảnh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Nghĩa là văn chương phản ánh phản ánh cuộc sống vô cùng đa dạng và phong phú (Ta có thế thấy trong vc biết bao điều của cuộc sống ở mọi thời đại, mọi khía cạnh, lĩnh vực của cuộc sống).Văn chương còn sáng tạo ra sự sống, những điều mà cuộc sống hiện tại chưa có ví dụ như những câu chuyện cổ tích, những tác phẩm văn học viễn tưởng.
Giáo viên hỏi : Để nêu công dụng của văn chương tác giả đã lập luận như thế nào ? Theo TG thì công dụng của văn chương là gì ?
Học sinh trả lời : Tác giả đã lập luận bằng cách nhắc lại nguồn gốc của văn chương rồi từ nguồn gốc tình cảm tác giả đi đến kết luận công dụng của VC là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
Giáo viên hỏi : sau đó tác giả đã chứng minh về công dụng của văn chương bằng nhiều câu văn tiếp theo . Theo em câu thứ nhất TG nhấn mạnh cd nào của VC ? Em có thể lấy thêm dẫn chứng về vấn đề mà tg chứng minh không?
Học sinh trả lời : Câu 1 tác giả nhấn mạnh VCKhơi dậy nhữngtrạng thái cảm xúc cao thượng của con người.Ví dụ : Đọc các tác phẩm văn học ta có thể vui vì Mã Lương trừng trị được kẻ ác, giận vì ông lão đánh cá quá nhu nhược, thương vì anh em Thành Thuỷ phải chia tay nhau
Giáo viên hỏi : Trong câu thứ 2 em còn thấy công dụng nào nữa của VC ?
Học sinh trả lời : Gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có, làm cho tâm hồn và cuộc sống của con người sâu sắc và rộng rãi nhiều lần.
Giáo viên nhấn mạnh trong thực tế ta thấy những tình cảm đạo đức như căm ghét cái ác, cái xấu, sự lười biếng, sự giả dối được văn chương gây dựng và nuôi dưỡng trong quá trình giáo dục mỗi con người.Còn những tình cảm tự nhiên như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước được văn chương rèn luyện cho thêm phần sâu sắc.
Tác giả dành hai câu cuối để nói về công dụng xã hội của vc theo em đó là cd nào ? 
Học sinh trả lời :Văn chương làm đẹp và làm hay thêm những thứ bình thường.
- Các văn nhân, thi nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân 
 Giáo viên nói tóm lại chỉ bằng bón câu văn tác giả đã cho ta nhựng hiểu biết sâu sắc về cd của vc làm giàu tình cảm của con người, làm đẹp làm giàu cho cuộc sống.
Giáo viên nêu câu hỏi tổng kết : Vb đã để lại cho em những hiểu biết mới mẻ sâu sắc nào về cd của vc ?
Em nhận thấy tác giả có tình cảm và thái độ như thế nào đối với vc ? Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả bài viết?
Học sinh trả lời 
Giáo viên tóm lại về nội dung, cách nghị luận của tác giả và cho HS đọc ghi nhớ sgk.
HS đọc ghi nhớ sgk ( 2 – 3 em).
Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận để làm bài tập 1 sgk
Học sinh thảo luận rồi trình bày những dẫn chứng sẽ sử dụng trong bài viết.
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc và giải thích từ khó.
2. Tìm hiểu chung về bài viết
* Đây là bài văn nghị luận văn chương
* Bố cục : 2 phần
Phần 1 từ đầu đến muôn loài à Nguồn gốc của văn chương.
Phần 2 (Còn lại ) Công dụng và ý nghĩa của văn chương.
 II. PHÂN TÍCH
1 Nguồn gốc của văn chương. 
- Tác giả kể ra một câu chuyện à khẳng định nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
2. Vai trò, công dụng và ý nghĩa của văn chương.
* Vai trò :
- Văn chương là hình ảnh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Nghĩa là văn chương phản ánh phản ánh cuộc sống vô cùng đa dạng và phong phú
- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống
* Công dụng 
- VC là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
- Khơi dậy nhữngtrạng thái cảm xúc cao thượng của con người.
- Gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có, làm cho tâm hồn và cuộc sống của con người sâu sắc và rộng rãi nhiều lần.
- Văn chương làm đẹp và làm hay thêm những thứ bình thường.
- Các văn nhân, thi nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân 
à Cách lập luận chặt chẽ, vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh làm người đọc càng hiểu thêm một cách sâu sắc công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người.
GHI NHỚ ( SGK)
III. LUYỆN TẬP
Bài 1 
	IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
	Đọc diễn cảm đoạn văn em thích.
	Học bài. Làm bài tập .Chuẩn bị bài sau : Kiểm tra văn học 1 tiết. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 97.doc