I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh
- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
- Tích hợp với kiến thức của các bài tập làm văn về văn nghị luận đã học.
II. PHƯƠNG TIỆN
- Một số đoạn văn giải thích để làm mẫu.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
A : Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra bài tập về nhà.
B : Giới thiệu bài mới
Chúng ta vừa học xong dạng văn nghị luận chứng minh .Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nghi luận giải thích.
Tuần 26 tiết 104 Ngày soạn: 16/03/2006 Ngày dạy : 18/03/2006 TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích. Tích hợp với kiến thức của các bài tập làm văn về văn nghị luận đã học. II. PHƯƠNG TIỆN Một số đoạn văn giải thích để làm mẫu. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY A : Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài tập về nhà. B : Giới thiệu bài mới Chúng ta vừa học xong dạng văn nghị luận chứng minh .Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nghi luận giải thích. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Hỏi : Hãy nêu ví dụ cho biết : Trong đời sống khi nào người ta cần giải thích ? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hàng ngày? Học sinh trả lời : Trong đời sống nhu cầu được giải thích của con người là rất lớn .Chúng ta thường cần giải thích khi gặp một hiện tượng mới lạ như : Vì sao có sóng thần, vì sao có tuyết, vì sao nước biển mặncho đến những vấn đề gần gũi hơn như : Vì sao hôm qua em nghỉ học, vì sao làm sai bài, vì sao em học kém hơn trước. Hỏi: Muốn giải thích được các vấn đề đó ta phải làm thế nào? Học sinh trả lời :Ta phải đọc, tra cứu, phải am hiểu vấn đề, phải có tri thức mới làm được. Hỏi: từ những ví dụ trên em hãy rút ra nhận xétvề giải thích trong đời sống. Học sinh trả lời: Giải thích làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực trong đời sống. Giáo viên nêu trong văn nghị luận người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo đức lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người . Theo em giải thích các vấn đề ấy nhằm mục đích gì ? Học sinh trả lời : nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. Giáo viên Yêu cầu HS đọc bài văn – LÒNG KHIÊM TỐN Học sinh: Đọc bài Hỏi: Bài văn giải thích vấn đề gì ? Hs nêu giải thích vấn đề lòng khiêm tốn. Hỏi: Ở đoạn 1 tác giả nói gì về lòng khiêm tốn ? Học sinh trả lời : Tác giả nêu bản chất của long khiêm tốn, như vậy là đã bước vào giải thích. Hỏi: Đoạn 2 tác giả nói gì về lòng khiêm tốn? Đó có thực sự là giải thích lòng khiêm tốn không ? Học sinh : Định nghĩa lòng khiêm tốn như là khái niệm chủ yếu của bài giải thích Như vậy ở phần đầu tác giả đã giải thích cho ta hiểu về bản chất và khái niệm của lòng khiêm tốn. Cho HS đọc đoạn : “Người có tính khiêm tốn..mãi mãi.” Hỏi : Người khiêm tốn có các biểu hiện như thế nào ? Học sinh nêu các biểu hiện như người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém..học hỏi thêm nữa. Giáo viên cho biết trong đoạn văn này tác giả đã giải thích bằng cách chứng minh lòng khiêm tốn bằng các biểu hiện thực tế – như vậy trong giải thích có thể kết hợp với chứng minh. GV : Đoạn văn tiếp theo ta thấy tác giả nêu nguyên nhân của của lòng khiêm tốn như vậy có phải là giải thích không ? HS : Tìm nguyên nhân của vấn đề cũng thuộc giải thích. GV khái quát giải thích một vấn đề cần kết hợp với chứng minh và đặt câu hỏi tại sao ? như thế nào ? Ơû bài văn này luận điểm chính là lòng khiêm tốn – có 4 luận cứ : Một nói về bản chất, một nói về định nghĩa, một nói về biểu hiện, một nói về nguyên nhân. Trả lời các câu hỏi thế nào ? Là gì ? Ở đâu ? Tại sao ? * Như vậy em hiểu thế nào là văn giải thích – Hãy đọc ghi nhớ sgk Hs trả lời – đọc ghi nhớ SGK * Chuyển sang phần bài tập Cho HS làm miệng bài 1 I. Mục đích và phương pháp giải thích a. Giải thích trong đời sống * Trong cuộc sống nhu cầu giải thích là rất cần thiết. * Giải thích làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực trong đời sống. b. Giải thích trong văn nghị luận * Mục đích làm cho ngươì đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm * Các cách giải thích : - Nêu định nghĩa - Kể ra các biểu hiện - Đối chiếu với các hiện tượng khác - Chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo. Ghi nhớ : SGK II. Luyện tập Bài 1 - Vấn đề giải thích là : Lòng nhân đạo - Phương pháp giải thích trong bài là : Định nghĩa – Dùng thực tế - Mở rộng vấn đề bằng cách nêu khó khăn và tác dụng của vấn đề. IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Nhắc lại nội dung bài. Học bài . Đọc các bài đọc thêm .Chuẩn bị bài sau : Sống chết mặc bay
Tài liệu đính kèm: