A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.
2. Rèn kĩ năng:
- Phân biệt được các kiểu liệt kê
3. Tư tưởng, tình cảm
- Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định. (1)
2. Kiểm tra bài cũ. (5)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
*/ Tiến trình bài học
Tuần: 29 Tiết: 114 Ngày soạn: 8/4/2006 Ngày dạy: 11/04/2006 LIỆT KÊ A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Kiến thức: Hiểu thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê. Rèn kĩ năng: Phân biệt được các kiểu liệt kê Tư tưởng, tình cảm Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết. B/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Bài mới. */ Giới thiệu bài: */ Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Giáo viên: Ghi bảng tên bài Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn ví dụ trong sgk và hỏi : Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu (phần in đậm ) có gì giống nhau ? Học sinh trả lời : Về cấu tạo các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự nhau. Về ý nghĩa chúng cùng nói về những đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn. Giáo viên hỏi : Tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như vậy nhằm mục đích gì? Học sinh : Nhằm làm nổi bật sự xa hoa, lãng phí, ăn chơi hưởng lạc của viện quan phủ , đối lập hoàn toàn với cảnh cực khổ của người dân hộ đê. Giáo viên : Hỏi vậy thế nào là liệt kê ? liệt kê có tác dụng gì ? Học sinh trả lời - Giáo viên tóm lại rồi cho HS đọc ghi nhớ SGK. Học sinh : Đọc ghi nhớ 1 Giáo viên treo bảng phụ các ví dụ 1 -2 sgk – hỏi : xét về cấu tạo các liệt kê ở vd1 có gì khác nhau? Học sinh trả lời: Về cấu tạo các liệt kê khác nhau : VD a. Liệt kê không theo cặp. VD b. Liệt kê theo cặp GV yêu cầu HS đảo vị trí của các từ ngữ trong các liệt kê và rút ra kết luận. Học sinh trả lời: VD a đảo được vị trí càu các từ trong liệt kê : Tre, nứa, trúc, mai, vầu. VD b không thể đảo được vị trí vì đó là liệt kê tăng tiến. sự hình thành và trưởng thành; gia đình, họ hàng, làng xóm Giáo viên tóm lại và cho Học sinh rút ra lết luận có mấy kiểu liệt kê - đọc ghi nhớ sgk Học sinh đọc ghi nhớ 2 – 3 em. * Chuyển sang phần luyện tập Bài 1 thảo luận nhóm – Cử đại diện trình bày HS : Các liệt kê trong bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là : - Bà trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,Quang Trung à Tăng tiến theo thời gian. - Từ các cụ già tóc bạc.....cho chính phủ à Liệt kê theo cặp Giải thích, tuyên truyền, tổ chưc, lãnh đạồLiệt kê không theo cặp. Giáo viên yêu cầu Học sinh làm bài tập 2 vào vở bài tập. Dành khoảnh 5 – 7 phút cho Học sinh làm bài rồi gọi Học sinh đứng tại chỗ trả lời (Gọi Học sinh yếu trước Học sinh khá giỏi bổ xung sau) Học sinh trả lời bài tập Giáo viên nhận xét rồi ghi bảng Tiết 114: Liệt kê I. Thế nào là liệt kê. Ví dụ : Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút , tăm bông trông mà thích mắt. [...]Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm. *Về cấu tạo các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự nhau. *Về ý nghĩa chúng cùng nói về những đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn. * tác dụng : Nhằm làm nổi bật sự xa hoa, lãng phí, ăn chơi hưởng lạc của viện quan phủ , đối lập hoàn toàn với cảnh cực khổ của người dân hộ đê. Ghi nhớ 1 (SGK) II. Các kiểu liệt kê. Ví dụ1: a. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. b. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạn và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. à Về cấu tạo các liệt kê khác nhau : VD a. Liệt kê không theo cặp. VD b. Liệt kê theo cặp. Ví dụ 2 : a. Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. b. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. à Về ý nghĩa các phép liệt lê khác nhau ở chỗ : VD a. Liệt kê bình thường không tăng tiến. VD b. Liệt kê tăng tiến. Ghi nhớ 2 ( sgk) III. LUYỆN TẬP Bài 2 a. Có các liệt kê sau : Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm à Tăng tiến từ ngoài vào trong. Những cu li kéo xe tay.....bước qua. à Liệt kê không theo cặp. b. Có các liệt kê sau : Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung. D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Nhắc lại nội dung bài. Học bài. Làm bài tập số 3 chuẩn bị bài sau : Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.
Tài liệu đính kèm: