Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 30 - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 30 - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

2. Rèn kĩ năng:

Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.

3. Tư tưởng, tình cảm

B/ CHUẨN BỊ:

Bảng phụ

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Thế nào là liệt kê ? Nêu các kiểu liệt kê ? Cho ví dụ?

3. Bài mới.

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 30 - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 Tiết: 119
Ngày soạn: 18/04/2006
Ngày dạy: 20/04/2006
DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
Rèn kĩ năng:
Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.
Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ 
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Thế nào là liệt kê ? Nêu các kiểu liệt kê ? Cho ví dụ?
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
*/ Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
GV : Ghi bảng tên bài 
GV treo bảng phụ ghi sẵn ví dụ trong sgk cho HS đọc và hỏi : Trong các câu sau dấu chấm lửng dùng để làm gì ?
Học sinh trả lời : 
Câu a : Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê.
Câu b : Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt mỏi và hoảng sợ.
Câu c : Dấu chấm lửnglàm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ bưu thiếp (Một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết).
GV : Hỏi vậy dấu chấm lửng có những công dụng gì ? 
Học sinh trả lời - GV tóm lại rồi cho HS đọc ghi nhớ SGK.
 Học sinh : Đọc ghi nhớ 1
GV treo bảng phụ các ví dụ sgk – hỏi : Các dấu chấm phẩy được dùng để làm gì ? Có thể thay bằng dấu phẩy được không ? Vì sao ?
Học sinh trả lời: Ví dụ a : Dấu chấm phẩy được dùng để đáng dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp (Vế thứ hai đã dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức).
Ví dụ b : Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp , nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê . Ta không thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được 
 Vì : Trong một phép liệt kê phức tạp tác giả phải liệt kê tới chín mối quan hệ các dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các mối quan hệ này. Nếu ta thay bằng dấu phẩy có thể sẽ gây ra sự hiểu lầm.
GV yêu cầu HS rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm phẩy.
GV tóm lại và cho Học sinh đọc ghi nhớ sgk
Học sinh đọc ghi nhớ 2 – 3 em.
* Chuyển sang phần luyện tập
Bài 1 thảo luận nhóm – Cử đại diện trình bày 
Bài 2 – Cho HS làm miệng.
GV yêu cầu Học sinh làm bài tập 3 vào vở bài tập. Dành khoảnh 5 – 7 phút cho Học sinh làm bài rồi gọi Học sinh đứng tại chỗ đọc bài .
Học sinh khác nhận xét. 
Tiết 119
Dấu chấm lửng và dấu chấm 
I. dấu chấm lửng
Ví dụ : 
a. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo,Lê Lợi, Quang Trung,....
à Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê.
b. Thốt nhiên một người nhà quê mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm,tất tả chạy xông vào thở không ra lời :
Bẩm... quan lơn ... đê vỡ mất rồi!
à Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt mỏi và hoảng sợ.
c. Cuốn tiểu thuyết được viết trên ... bưu thiếp.
à Dấu chấm lửnglàm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ bưu thiếp (Một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết).
Ghi nhớ 1 (SGK)
II. Dấu chấm phẩy
Ví dụ a : Dấu chấm phẩy được dùng để đáng dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp (Vế thứ hai đã dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức).
Ví dụ b : Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp , nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê . 
Ghi nhớ 2 ( sgk)
III. LUYỆN TẬP
Bài 1 : 
a. Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá sợ hãi.
b. Dấu chấm lửng biểu thị câu nói bị bỏ dở.
c. Dấu chấm lửng biểu thịsự liệt kê chưa đầy đủ.
Bài 2 : Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp.
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nhắc lại nội dung bài
Học bài. Làm tiếp bài tập số 3 chuẩn bị bài sau : Tiết 120: Văn bản đề nghị

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 119.doc