Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 30 - Tiết 120: Văn bản đề nghị

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 30 - Tiết 120: Văn bản đề nghị

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị : Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.

Hiểu được các tình huống cần viết văn bản đề nghị : Khi nào viết văn bản đề nghị và viết để làm gì

2. Rèn kĩ năng:

- Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng quy cách.

3. Tư tưởng, tình cảm

- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.

B/ CHUẨN BỊ:

- Một số mẫu văn bản đề nghị.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Thế nào là văn bản hành chính ? Văn bản hành chính được viết như thế nào ?

3. Bài mới.

*/ Giới thiệu bài:

*/ Tiến trình bài học

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 30 - Tiết 120: Văn bản đề nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 Tiết: 120
Ngày soạn: 18/04/2006
Ngày dạy: 20/04/2006
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị : Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. 
Hiểu được các tình huống cần viết văn bản đề nghị : Khi nào viết văn bản đề nghị và viết để làm gì 
Rèn kĩ năng:
Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng quy cách.
Tư tưởng, tình cảm
Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
B/ CHUẨN BỊ:
Một số mẫu văn bản đề nghị.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Thế nào là văn bản hành chính ? Văn bản hành chính được viết như thế nào ?
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
*/ Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
GV : Ghi bảng tên bài
GV : Yêu cầu HS đọc 2 văn bản sgk. 
Học sinh đọc bài .
GV hỏi : Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì ?
Học sinh trả lời Giấy đề nghị nhằm mục đích : Gửi đến một cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để đề đạt một nguyện vọng mong được giúp đỡ, xem xét, thay đổi...
GV hỏi : Giấy đề nghị cần chú ý những yêu câu gì về nội dung và hình thức trình bày ?
Học sinh trả lời: Nội dung phải ngắn gọn, trình bày rõ ràng,lời lẽ đúng mực.
Hình thức : Sạch sẽ, trang trọng theo một số mục quy định sẵn..
GV hỏi : Hãy nêu một số tình huống trong trường, lớp của em mà em thấy cần phải viết giấy đề nghị.
Học sinh trả lời Đề nghị nhà trường tổ chức hội trại 26 – 3...
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để làm phần 3 trong SGK.
Học sinh thảo luận – cử đại diện trả lời :
Tình huống phải viết giấy đề nghị : a,c
GV hỏi : Qua hai văn bản em thấy một văn bản đề nghị có những mục nào và được trình bày theo thứ tự như thế nào ? 
Học sinh trả lời : Các mục quan trọng trong một văn bản đề nghị là : Ai đề nghị? Đề nghị ai ? Đề nghị điều gì ? Đề nghị để làm gì ?
GV yêu cầu HS rút ra cách thức làm một văn bản đề nghị.
Học sinh trả lời.
GV tóm lại và cho HS đọc phần dàn mục một văn bản đề nghị trong SGK.
Học sinh đọc bài .
GV hỏi Về hình thức trình bày khi viết văn bản đề nghị em phải lưu ý vấn đề gì ?
Học sinh trả lời : Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to.
Các phần cân đối cách nhau 2 – 3 dòng. Không viết sát lề giấy và không chừa khoảng trống trên và dưới quá lớn.
GV cho HS đọc phần lưu ý SGK
GV tóm lại nội dung bài cho HS đọc ghi nhớ sgk.
HS đọc ghi nhớ sgk ( 2 – 3 em).
Bài 1 cho HS làm miệng.
HS trình bày GV ghi bảng.
GV hướng dẫn HS thảo luận để làm bài tập 2 sgk
Học sinh thảo luận rồi trình bày :
I . Đặc điểm của văn bản đề nghị
* Mục đích : Gửi đến một cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để đề đạt một nguyện vọng mong được giúp đỡ, xem xét, thay đổi...
* Nội dung : dung phải ngắn gọn, trình bày rõ ràng,lời lẽ đúng mực.
* Hình thức : Sạch sẽ, trang trọng, theo một số mục quy định sẵn.
II. Cách làm văn bản đề nghị
* Các mục quan trọng trong một văn bản đề nghị là : Ai đề nghị? Đề nghị ai ? Đề nghị điều gì ? Đề nghị để làm gì
* Dàn mục văn bản đề nghị (SGK)
* Lưu ý Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to.
Các phần cân đối cách nhau 2 – 3 dòng. Không viết sát lề giấy và không chừa khoảng trống trên và dưới quá lớn.
GHI NHỚ ( SGK)
III. LUYỆN TẬP
Bài 1:
Lí do viết đơn và lí do đề nghị giống nhau : Đều là những nhu cầu và nguyện vọng chính đáng.
Khác nhau : Một bên là nguyện vọng của cá nhân còn một bên là nhu cầu của một tập thể. 
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nhắc lại nội dung bài.
Học bài..Chuẩn bị bài sau : Ôn tập văn học

Tài liệu đính kèm:

  • docTET 120.doc