Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 32 - Tiết 127, 127: Ôn tập tập làm văn

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 32 - Tiết 127, 127: Ôn tập tập làm văn

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận.

- Qua một số bài tập củng cố và khắc sâu kiến thức về hai loại văn bản này

2. Rèn kĩ năng:

3. Tư tưởng, tình cảm

B/ CHUẨN BỊ:

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Kiểm tra phần chuẩn bị bài ôn tập ở nhà của HS.

3. Bài mới.

*/ Giới thiệu bài:

*/ Tiến trình bài học

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 32 - Tiết 127, 127: Ôn tập tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 Tiết: 127+128
Ngày soạn: 22/04/2006
Ngày dạy: 28/04/2006
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận.
 Qua một số bài tập củng cố và khắc sâu kiến thức về hai loại văn bản này
Rèn kĩ năng:
Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Kiểm tra phần chuẩn bị bài ôn tập ở nhà của HS.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
*/ Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Yêu cầu HS nêu tên các văn bản biểu cảm đã học và đọc trong sgk văn 7 tập 1. 
Học sinh nêu. 
Giáo viên nhận xét – nhắc nhở HS bổ xung nếu thiếu.
Nêu câu hỏi 2 SGK ?
HS trả lời : Tư Ï chọn văn bản mình thích 
VB biểu cảm có các đặc điểm : Là văn trữ tình viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, và sự đánh giá của con ngưới đối với thế giới xung quanh đồng thời khêu gợi tình cảm nơi người đọc. Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn....Để đạt được các yêu câu đó văn biểu cảm thường được viết cách trực tiếp hoặc sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khơi gợi tình cảm. 
GV: Yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò gì trong văn biểu cảm?
HS trả lời: Yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò khơi gợi cảm xúc.
Giáo viên nêu câu hỏi 5 SGK ?
HS trả lời : Ta cần nêu những nét đẹp , nét đáng yêu, tính cách cao thượng , hành động có nghĩa khí của con người và vẻ đẹp , nét đáng yêu , đáng trân trọng của sự vật, hiện tượng. 
Giáo viên : Hỏi ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào ?
Học sinh trả lời: Sử dụng nhiều phương tiện tu từ như : So sánh, đối lập, nhân hoá, câu hỏi tu từ, liệt kê ....
GV yêu cầu HS nêu các nội dung trong hai bảng tổng hợp đã làm sẵn ở nhà – Các HS khác theo dõi nhận xét sửa chữa những chỗ thiếu sót.
BẢNG 1
Nội dung văn bản biểu cảm
Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh.
Mục đích biểu cảm
Thoả mãn nhu cầu biểu cảm của con người. Khơi gợi sự đồng cảm của người đọc.
Phương tiện biểu cảm
Dùng lời kêu tiếng than à Biểu cảm trực tiếp.
Dùng biện pháp tự sự, miêu tả, các biện pháp tu từ khác à Biểu cảm gián tiếp.
BẢNG 2:
MỞ BÀI 
Nêu sự vật hiện tượng và lý do yêu thích sự vật hiện tượng ấy.
THÂN BÀI
Dùng lời văn tự dự kết hợp với miêu tả để dùng nói lên các đặc điểm của hiện tượng, sự vật, sự việc ấy trong đời sống xã hội, trong đời sống riêng tư của bản thân. Lời văn cần bộc lộ những cảm nghĩ, cảm xúc sâu sắc.
KẾT BÀI
Tình cảm đối với hiện tượng, sự vật, sự việc đã nêu.
* Hết tiết 127 chuyển sang tiết 128
GV yêu cầu HS nêu ra các văn bản nghị luận đã học và đọc trong sách ngữ văn 7 tập hai.
 1 học sinh nêu – các em khác nhận xét, bổ sung. 
Nêu câu hỏi 2 SGK ?
HS trả lời:Trong đời sống, trên báo chí, sách giáo khoa VBNL thường xuất hiện dưới dạng các bản báo cáo trước hội nghị, lời kêu gọi, các bài xã luận, các bài bàn luận về văn chương ....
GV hỏi : Trong VBNL , phải có những yếu tố cơ bản nào ? Yếu tố nào là chủ yếu?
Học sinh trả lời : Các yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận là : Luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong đó luận điểm là yếu tố chủ yếu.
GV yêu cầu HS trả lời câu 4 SGK.
HS : (Nêu lại thế nào là luận điểm) Trong 4 câu chỉ có câu a và câu d là luận điểm vì nó đã khẳng định một vấn đề trong đó thể hiện rõ tư tưởng, quan điểm của người viết.
GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi số 5 và cử đại diện nhóm trình bày.
HS thảo luận và củ đại diện trình bày.
Nói như vậy là chứng tỏ người nói chưa hiểu về cách làm văn lập luận chứng minh. Chứng minh trong văn nghị luận đòi hỏi phải phân tích, diễn giải sao cho dẫn chứng nói lên điểu mình muốn chứng minh. Điều lưu ý nữa là dẫn chứng phải tiêu biểu . Ở ví dụ trên muốn câu ca dao có thể làm dẫn chứng để chứng minh được thì phải phân tích diễn giải nó hay và đẹp như thế nào.
 Ngoài luận điểm và dẫn chứng ta còn phải chú ý đến lập luận , lí lẽ nũa . 
Luận điểm: rõ ràng, và dẫn chứng phải thuyết phục...
 GV yêu cầu HS làm nhóm bài 6 
HS thảo luận và củ đại diện trình bày.
Hai đề văn giống nhau là cùng có chung một vấn đề đó là câu tục ngữ.
Khác nhau 
Đề a : Đi sâu vào giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ bằng lý lẽ
Đề b : Cần đưa ra nhiều lý lẽ và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn của vấn đề.
I.VỀ VĂN BẢN BIỂU CẢM 
* Các văn bản biểu cảm đã học
* Đặc điểm của văn bản biểu cảm
* Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
* Các phương tiện tu từ trong văn biểu cảm.
.
II. VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
* Các văn bản nghị luận đã học
* Những yếu tố cơ bản trong văn nghị luận
*Nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích.
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
	Nhắc lại các vấn đề ôn tập.
Ôn bài chuẩn bị tiết sau : Tiết 129 : Ôn tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 127+128.doc