Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 6 - Tiết 21: Bài ca Côn Sơn (Côn sơn ca)

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 6 - Tiết 21: Bài ca Côn Sơn (Côn sơn ca)

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

 - Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra vàsự hoà nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn thơ trong Bài ca Côn Sơn

2. Rèn kĩ năng:

- Củng cố hiểu biết về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán, thơ lục bát.

3. Tư tưởng, tình cảm

- Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến những cảnh quê bình dị, biết ơn và cảm phục những nhà thơ tài năng của đất nước.

B/ CHUẨN BỊ:

Tích hợp với các bài Từ Hán Việt, cách làm văn biểu cảm

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

- Đọc thuộc bài thơ Sông núi nước Nam phần phiên âm và phần dịch thơ. Phân tích nội dung bài thơ ấy.

- Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài Phò giá về kinh.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 6 - Tiết 21: Bài ca Côn Sơn (Côn sơn ca)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Tiết: 21
Ngày soạn: 06/10/2005
Ngày dạy: 10/10/2005
BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
( Thiên Trường Vãn Vọng)
 Trần Nhân Tông 
BÀI CA CÔN SƠN
(Côn Sơn Ca)
 Nguyễn Trãi
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
 - Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra vàsự hoà nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn thơ trong Bài ca Côn Sơn
Rèn kĩ năng:
- Củng cố hiểu biết về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán, thơ lục bát.
Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến những cảnh quê bình dị, biết ơn và cảm phục những nhà thơ tài năng của đất nước.
B/ CHUẨN BỊ:
Tích hợp với các bài Từ Hán Việt, cách làm văn biểu cảm
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
- Đọc thuộc bài thơ Sông núi nước Nam phần phiên âm và phần dịch thơ. Phân tích nội dung bài thơ ấy.
- Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài Phò giá về kinh.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Hai bài thơ mà chúng ta học hôm nay được sáng tác cách chúng ta cả dăm bảy thế kỷ .Một bài là của vị vua yêu nước có công lớn trong công cuộc chống ngoại xâm, đồng thời cũng là nhà văn hoá, nhà thơ tiêu biểu của thời đại nhà nhà Trần, còn một bài là của danh nhân lịch sử của dân tộc , đã được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới . Những gì mà họ cảm nhận về thiên nhiên về cảnh quê hương chắc chắn sẽ đưa lại cho chúng ta nhiều điều lý thú. 
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản 1.
Hướng dẫn học sinh cách đọc : Đọc giọng chậm rãi, ung dung, thanh thản ngắt nhịp 4/3, 2/2/3 
Giải thích một số từ khó.
GV giảng thêm về vị vua này.
Hỏi : Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Nêu những hiểu biết của em về thể thơ ấy?
TL: Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt , 4 câu, mỗi câu 7 tiếng gieo vần chân các tiếng cuối câu 1,2,4.
Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Hỏi: Hai câu đầu bài thơ tả cảnh gì ? vào lúc nào ?
Cụm từ “ Nửa như có nửa như không” trong câu thứ hai gợi lên khung cảnh như thế nào ?
Hai câu đầu tả cảnh một vùng quê vào buổi chiều. 
TL: Gợi lên một khung cảnh chập chờn, man mác, hư ảo ở thôn quê vào lúc giao thời giữa ban ngày và ban đêm.
Hỏi: Đọc hai câu cuối . Nhận xét về cách lựa chọn hình ảnh miêu tả của tác giả. Từ cách lựa chọn như vậy em thấy cảnh tượng vùng quê ở đây như thế nào? 
TL: Tác giả đã lựa chọn và khắc hoạ các chi tiết tiêu biểu và điển hình cho cảnh vật thôn quê vào lúc chiều về GV:Đó là ánh sáng nhạt mờ ào của khói, màu trắng của những cánh cò, hình ảnh trẻ mục đồng dẫn trâu về trong âm thanh dặt dìu của tiếng sáo) Tất cả gợi lên cảnh tượng một vùng quê trầm lặng, êm đềm nhưng không đìu hiu buồn lặng vì có sự hoà hợp giữa thiên nhiên và cuộc sống của con người. 
Hỏi: Em có cảm nhận gì về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó ? Tác giả bài thơ là một ông vua chứ không phải là một người dân bình thường điều ấy có gợi cho em suy nghĩ gì không?
TL: Dù ở địa vị tối cao nhưng tâm hồn nhà vua vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của mình . Điều này khiến ta càng thêm trân trọng tác giả cũng như thời đại nhà Trần trong lịch sử dân tộc.
àghi nhớ SGK
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản 2.
Hỏi: Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Nêu những hiểu biết của em về thể thơ ấy?
TL: Bài thơ được làm theo thể thơ lục bát.
Hoạt động 4:Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Hỏi : Ở đoạn thơ này thì điều cần phân tích và làm rõ là gì ?
TL: Có hai ý cơ bản đó là:
- Cảnh sống và tâm hồn tác giả.
- Cảnh trí Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi.
Hỏi: Từ ta có mặt mấy lần trong bài thơ? Nhân vật ta là ai? Nhân vật này đã làm gì ở Côn Sơn?
TL: Từ “ta” có mặt 5 lần trong bài thơ . Ta ở đây chính là tác giả. Ở Côn Sơn tác giả nghe suối hát, nghỉ ngơi, ngâm thơ
Hỏi: Hình ảnh và và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ này như thế nào?
TL: Qua đoạn thơ hiện lên một Nguyễn Trãi đang sống trong những giây phút thảnh thơi, thả hồn mình vào cảnh trí Côn Sơn, để tâm hồn mình hoà hợp với thiên nhiên. Đó là một con người yêu quý thiên nhiên và có tâm hồn thi sĩ.
GV Phân tích thêm các câu thơ để HS hiểu rõ hơn nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của tác giả. * Chú ý 2 câu thơ cuối để làm rõ tâm hồn thanh thản sự hoà hợp trọn vẹn với thiên nhiên của tác giả.
Hỏi: Qua đọan trích này cảnh trí Côn Sơn đã hiện lên trong hồn thơ Nguyễn Trãi như thế nào?
TL: Đó là một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ và kỳ thú có suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi , có thông mọc như nêm, có trúc che bóng mátCảnh đẹp Côn Sơn đã rung động tâm hồn thi sĩ và với tâm hồn thi sĩ của mình tác giả đã làm cho bức tranh Côn Sơn nên thơ, nên nhạc, nên hoạ.
 Điệp từ “ta” được nhắc đi nhắc lại 5 lần trong bài thơ việc sử dụng điệp từ như vậy có tác dụng gì trong việc tạo nên giọng điệu cho bài thơ. Sử dụng điệp từ như vậy đã tạo nên giọng điệu trữ tình của đoạn thơ, đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái, thảnh thơi.
àghi nhớ SGK
II / LUYỆN TẬP
Bài 1 (Làm nhóm Thảo luận rồi trình bày
Văn bản 1: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
I/ Đọc -Hiểu văn bản
1/Đọc và giải thích từ khó
2/ Thể thơ 
Thất ngôn tứ tuyệt 
3/ Phân tích
a/ Hai câu đầu
 Khung cảnh chập chờn, man mác, hư ảo ở thôn quê vào lúc giao thời giữa ban ngày và ban đêm.
b/ Hai câu cuối
Tác giả đã lựa chọn và khắc hoạ các chi tiết tiêu biểu và điển hình cho cảnh vật thôn quê vào lúc chiều về Tất cả gợi lên cảnh tượng một vùng quê trầm lặng, êm đềm nhưng không đìu hiu buồn lặng vì có sự hoà hợp giữa thiên nhiên và cuộc sống của con người. 
àghi nhớ SGK
Văn bản 2: Bài ca Côn Sơn
I/ Đọc -Hiểu văn bản
1/ Tác giả - Tác phẩm
Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
Quê ở Chi Ngại -Chí Linh -Hải Hưng
Bài ca Côn Sơn được sáng tác khi ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn.
2/ Đọc và giải thích từ khó
3/ Thể thơ 
Lục bát 
4/ Phân tích
a/ Cảnh sống và tâm hồn tác giả.
- Cảnh sống thảnh thơi, nhẹ nhàng, nhàn tản.
- Để tâm hồn giao hoà trọn vẹn với thiên nhiên, yêu quý thiên nhiên.
-Có nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ.
b/ Cảnh Côn Sơn trong hồn thơ của tác giả.
Cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, và kỳ thú nên thơ, nên nhạc,nên hoạ trong hồn thơ của tác giả.
àghi nhớ SGK
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Học thuộc các bài thơ, nắm vững nội dung bài.
 	Chuẩn bị bài sau :Từ Hán Việt (tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 21.doc