Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 7 - Tiết 26: Bánh trôi nước

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 7 - Tiết 26: Bánh trôi nước

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phân chìm nổi của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương.

- Thấy được thái độ bênh vực, đề cao giá trị phụ nữ của tác giả.

2. Rèn kĩ năng:

- Rèn luyên kỹ năng cảm thụ thơ tứ tuyệt.

3. Tư tưởng, tình cảm

- Giáo dục tinh thần tôn trọng phụ nữ.

B/ CHUẨN BỊ:

Bảng phụ chép sẵn bài thơ.

Học sinh đọc và soạn bài trước ở nhà.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Đọc thuộc bài thơ : Sau phút chia li .

Nêu nội dung và nghệ thuật của bài.

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 7 - Tiết 26: Bánh trôi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 Tiết: 26
Ngày soạn: 18/10/2005
Ngày dạy: 20/10/2005
BÁNH TRÔI NƯỚC	 
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Cảm nhận được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phân chìm nổi của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương.
Thấy được thái độ bênh vực, đề cao giá trị phụ nữ của tác giả.
Rèn kĩ năng:
Rèn luyên kỹ năng cảm thụ thơ tứ tuyệt. 
Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục tinh thần tôn trọng phụ nữ.
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ chép sẵn bài thơ.
Học sinh đọc và soạn bài trước ở nhà.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Đọc thuộc bài thơ : Sau phút chia li .
Nêu nội dung và nghệ thuật của bài.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Nhà thơ Hồ Xuân Hương là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ của bà là một hiện tượng độc đáo không chỉ ở Việt Nam mà con trên toàn thế giới. Nhà thơ luôn bênh vực và đề cao giá trị của người phụ nữ qua những vần thơ độc đáo của mình . Bài thơ mà chúng ta học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu phần nào tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ. 
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Hỏi: Hãy nêu những hiểu biết của mình về nhà thơ.
Nhận - xét - bổ sung - nói thêm một số nét về tác giả.
Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
TL: Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài.
Hỏi: Thế nào là bánh trôi nước ? Chi tiết nào trong bài chứng tỏ bài thơ miêu tả cái bánh trôi? Em thấy tác giả miêu tả cái bánh trôi như thế nào ?
( trật tự miêu tả, chi tiết chọn lọc)
TL: Dựa vào chú thích để giải thích
Những chi tiết trong bài chứng tỏ bài thơ miêu tả cái bánh trôi: thân bánh trắng, tròn; khi luộc bánh ( trước chìm, sau nổi) ; khi làm bánh (rắn, nát do người nặn) nhân bánh làm bằng đường đỏ (lòng son)
Các chi tiết lựa chọn để miêu tả rất điển hình cho cái bánh trôi nhưng trật tự miêu tả lại có vẻ lộn xộn.
Hỏi: Như vậy phải chăng trong bài thơ qua hình ảnh cái bánh trôi tác giả còn muốn nói đến một nghĩa khác nữa? Vậy thì đó là nghĩa gì?
TL: Bài thơ còn nóivề người phụ nữ 
Đó là nghĩa ẩn dụ.
Hỏi: Bài thơ đã thể hiện phẩm chất và thân phận người phụ nữ như thế nào?
TL: Về hình thức: xinh đẹp 
Phẩm chất : trong trắng dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được tấm lòng son sắt thủy chung, tình nghĩa.
Thân phận : chìm nổi , bấp bênh giữa cuộc đời.
Hỏi: Trong hai nghĩa đó nghĩa nào là nghĩa chính? Vì sao?
TL: Nghĩa thứ hai là nghĩa chính vì nhờ có nghĩa thứ hai mà hình ảnh người phụ nữ với những phẩm chất cao đẹp được đề cao, được trân trọng. Thân phận lệ thuộc, chìm nổi của họ được thông cảm, cảm thương.
àghi nhớ SGK
I/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1/ Tác giả - tác phẩm.
( sgk)
2/ Đọc và tìm hiểu chú thích 
3/ Thể thơ 
Thất ngôn tứ tuyệt 
4/ Phân tích 
a/ Nghiã tả thực.
Chính xác, sinh động về đặc điểm của cái bánh trôi.
b/ Nghĩa ẩn dụ.
Hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 
Về hình thức: xinh đẹp 
Phẩm chất : trong trắng dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được tấm lòng son sắt thủy chung, tình nghĩa.
Thân phận : chìm nổi , bấp bênh giữa cuộc đời.
àghi nhớ SGK
Hoạt động 3:Luyện Tập 
Học sinh thảo luận theo nhóm
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ.
Học thuộc bài thơ, học bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 26.doc