Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 7 - Tiết 27: Quan hệ từ

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 7 - Tiết 27: Quan hệ từ

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Nắm được thế nào là quan hệ từ.

2. Rèn kĩ năng:

- Nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.

3. Tư tưởng, tình cảm

B/ CHUẨN BỊ:

Bảng phụ viết sẵn các bài tập trắc nghiệm, và các ví dụ.

Tích hợp với các bài : Qua đèo Ngang, Bánh trôi nước .

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 7 - Tiết 27: Quan hệ từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 Tiết: 27
Ngày soạn: 18/10/2005
Ngày dạy: 22/10/2005
QUAN HỆ TỪ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Nắm được thế nào là quan hệ từ.
Rèn kĩ năng:
Nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.
Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết sẵn các bài tập trắc nghiệm, và các ví dụ.
Tích hợp với các bài : Qua đèo Ngang, Bánh trôi nước ...
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
- Người ta sử dụng từ Hán Việt để làm gì? Khi sử dụng từ Hán Việt em cần chú ý điều gì?
- Cho ví dụ?
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài.
GV Đưa bảng phụ có treo sẵn các ví dụ sgk
Hỏi: Hãy xác định quan hệ từ và cho biết các quan hệ từ này liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Các quan hệ từ ấy có ý nghĩa gì?
TL: Các quan hệ từ :
 “Của” liên kết giữa bộ phận định ngữ với trung tâm. Chỉ quan hệ sở hữu.
“Như” liên kết bổ ngữ với trung tâm chỉ quan hệ so sánh. 
“Và” liên kết giữa hai ý câu chỉ quan hệ ý nghĩa bổ sung.
Cặp quan hệ từ : Bởi ...nên... liên kết hai vế câu lại với nhau - chỉ quan hệ nhân quả.
Hỏi: quan hệ từ là những từ dùng để chỉ ý nghĩa gì?
TL: Học sinh bổ sung .
à ghi nhớ: SGK
GV giảng thêm về tính chất là một hư từ của quan hệ từ .
Gv Treo bảng phụ có ghi sẵn các ví dụ sgk . Yêu cầu học sinh trả lời trắc nghiệm bằng cách giơ tay để biểu thị đồng ý và không giơ tay khi không đồng ý.
Hỏi : Tại sao các trường hợp đó lại bắt buộc phải dùng quan hệ từ còn các trường hợp kia lại không bắt buộc 
Các trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ: b, d, g, h.
Các trường hợp còn lại không bắt buộc phải dùng quan hệ từ?
Học sinh tự bộc lộ
Gv giảng thêm: Các trường hợp đó nếu không dùng thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Các trường hợp kia thì dùng cũng được mà không dùng cũng được.
Gv treo bảng phụ:Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ : 
Nếu .... ......
Vì ....... ......
Tuy..... ......
Hễ ...... .......
Sở dĩ..... ......
( Một em nêu - một em trả lời)
Chỉ ra ý nghĩa của các cặp QHT ấy Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được.
Nếu .... thì ......GT - HQ
Vì ....... nên...... NN - HQ
Tuy..... nhưng ...NB
Hễ ...... thì....... GT - HQ
Sở dĩ..... do ...... KQ -ĐK
Chỉ ra ý nghĩa của các cặp QHT ấy Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được.
Gv giải thích thêm: Nếu biết dùng quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ thì những bài viết, lời nói của chúng ta không chỉ được diễn đạt chặt chẽ mà nó còn có tính biểu cảm cao.
Hỏi: Lấy vd từ một số bài thơ phân tích cho hs thấy tính chất biểu cảm khi dùng QHT?
Yêu cầu hs tóm lại những vấn đề chính khi dùng quan hệ từ.
àghi nhớ SGK
LUYỆN TẬP
Bài 1.(Làm miệng)
Bài 2 
I/ THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ?
Các quan hệ từ :
Của, như, và biểu thị ý nghĩa quan hệ sở hữu, so sánh giữa các bộ phận trong câu.
Cặp quan hệ từ: Bởi ...nên chỉ quan hệ nhân quả giữa hai vế câu.
GHI NHỚ SGK
II/ SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ
- Bắt buộc dùng khi câu không rõ nghĩa.
- Không bắt buộc khi câu đã rõ nghĩa.
- các cặp quan hệ từ sóng đôi
Nếu .... thì ......
Vì ....... nên...... 
Tuy..... nhưng ...
Hễ ...... thì.......
Sở dĩ..... do ...... 
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Học bài, làm bài tập 4,5 sgk
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 27.doc