Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 129 đến tiết 132

Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 129 đến tiết 132

ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

A. Mức độ cần đạt:

 Khái quát, hệ thống hóa kiến thức về văn biểu cảm và văn nghị luận.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 1. Kiến thức

 - Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm.

 - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận.

 2. Kĩ năng:

 - Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học.

 - Làm bài văn biểu cảm và nghị luận.

 3. Thái độ: Có ý thức ôn tập nắm vững kiến thức và làm tốt văn bản biểu cảm và văn nghị luận.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng (P ,KP . .)

 Lớp 7A5 vắng (P ,KP . .)

 2. Bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài ôn tập ở nhà của Hs.

3. Bài mới : Để hệ thống lại kiến thức Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 7, tiết học hôm nay cô trò chúng ta cùng xem lại các văn bản biểu cảm, văn nghị luận đã học và đặc điểm, cách làm hai kiểu văn bản này.

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 129 đến tiết 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34	 Ngày soạn: 28/04/2013
Tiết: 129 - 130	 Ngày dạy: 03/05/2013
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
A. Mức độ cần đạt:
 Khái quát, hệ thống hóa kiến thức về văn biểu cảm và văn nghị luận.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 1. Kiến thức
 - Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm.
 - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận.
 2. Kĩ năng:
 - Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học.
 - Làm bài văn biểu cảm và nghị luận.
 3. Thái độ: Có ý thức ôn tập nắm vững kiến thức và làm tốt văn bản biểu cảm và văn nghị luận.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng (P,KP..)
 Lớp 7A5 vắng (P,KP..) 	
 2. Bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài ôn tập ở nhà của Hs.
3. Bài mới : Để hệ thống lại kiến thức Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 7, tiết học hôm nay cô trò chúng ta cùng xem lại các văn bản biểu cảm, văn nghị luận đã học và đặc điểm, cách làm hai kiểu văn bản này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn lại lí thuyết về văn bản biểu cảm
Yêu cầu Hs nêu tên các văn bản biểu cảm đã học và đọc trong Sgk văn 7 tập I. 
Học sinh nêu. 
Gv nhận xét – nhắc nhở Hs bổ sung nếu thiếu. Gv cho hs kể miệng những bài văn biểu cảm đã đọc.
Nêu câu hỏi 2 Sgk.
Hs: Tự chọn văn bản mình thích.
VB biểu cảm có các đặc điểm: Là văn trữ tình viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, và sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh, đồng thời khêu gợi tình cảm nơi người đọc. Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn... Để đạt được các yêu câu đó, văn biểu cảm thường được viết một cách trực tiếp hoặc sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khơi gợi tình cảm. 
Gv: Câu 3,4. Yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò gì trong văn biểu cảm? (Hs: Yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò khơi gợi cảm xúc.)
Gv nêu câu hỏi 5 Sgk.
Hs: Ta cần nêu những nét đẹp, nét đáng yêu, tính cách cao thượng, hành động có nghĩa khí của con người và vẻ đẹp, nét đáng yêu, đáng trân trọng của sự vật, hiện tượng. 
Gv: (Câu 6) CNgôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào?
Hs: Sử dụng nhiều phương tiện tu từ như: So sánh, đối lập, nhân hoá, câu hỏi tu từ, liệt kê...
Gv yêu cầu Hs nêu các nội dung trong hai bảng tổng hợp, câu 7,8 đã làm sẵn ở nhà – Các Hs khác theo dõi nhận xét sửa chữa những chỗ thiếu sót.
Gv treo bảng phụ ghi sẵn 2 bảng cho hs theo dõi, chỉnh sửa vào vở.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn lại lí thuyết về văn bản nghị luận 
Gv yêu cầu Hs nêu ra các văn bản nghị luận đã học và đọc trong sách Ngữ văn 7, tập hai.
1 học sinh nêu – các em khác nhận xét, bổ sung. 
Cho hs kể miệng những bài văn nghị luận đã đọc. 
Nêu câu hỏi 2 Sgk.
Hs trả lời: Trong đời sống, trên báo chí, sgk văn bản nghị luận thường xuất hiện dưới dạng các bản báo cáo trước hội nghị, lời kêu gọi, các bài xã luận, các bài bàn luận về văn chương...
Gv hỏi: CTrong văn bản nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu? (câu 3)
Hs trả lời: Các yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận là: Luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong đó luận điểm là yếu tố chủ yếu. Ngoài luận điểm và dẫn chứng ta còn phải chú ý đến lập luận, lí lẽ. Luận điểm rõ ràng, dẫn chứng phải thuyết phục.
Gv yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 4 Sgk.
Hs: Trong 4 câu chỉ có câu a và câu d là luận điểm vì nó đã khẳng định một vấn đề, trong đó thể hiện rõ tư tưởng, quan điểm của người viết.
Gv yêu cầu Hs thảo luận câu hỏi số 5.
Hs thảo luận và cử đại diện trình bày.
Hs: Nói như vậy là chứng tỏ người nói chưa hiểu về cách làm văn lập luận chứng minh. Chứng minh trong văn nghị luận đòi hỏi phải phân tích, diễn giải sao cho dẫn chứng nói lên điều mình muốn chứng minh. Điều lưu ý nữa là dẫn chứng phải tiêu biểu. Ở ví dụ trên, muốn câu ca dao có thể làm dẫn chứng để chứng minh được thì phải phân tích diễn giải nó hay và đẹp như thế nào.
Gv yêu cầu Hs làm nhóm bài 6. 
Hs thảo luận và cử đại diện trình bày.
Hai đề giống nhau là cùng có chung một vấn đề đó là giải thích một câu tục ngữ. Khác nhau: 
- Đề a: Đi sâu vào giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ bằng lý lẽ.
- Đề b: Cần đưa ra nhiều lý lẽ và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn của vấn đề.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, hs nghe, thực hiện.
I. Về văn bản biểu cảm 
* Các văn bản biểu cảm đã học:
1. Cổng trường mở ra
2. Mẹ tôi
3. Một thứ quà của lúa non: Cốm
4. Mùa xuân của tôi 
5. Sài Gòn của tôi
* Đặc điểm của văn bản biểu cảm: Nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, và sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh, đồng thời khêu gợi tình cảm nơi người đọc
* Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm: Nhằm khơi gợi cảm xúc.
* Các phương tiện tu từ trong văn biểu cảm: So sánh, đối lập, nhân hoá, câu hỏi tu từ, liệt kê...
* BẢNG 1:
Nội dung văn bản biểu cảm
Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh.
Mục đích biểu cảm
Thoả mãn nhu cầu biểu cảm của con người. Khơi gợi sự đồng cảm của người đọc.
Phương tiện biểu cảm
- Dùng lời kêu tiếng than à Biểu cảm trực tiếp.
- Dùng biện pháp tự sự, miêu tả, các biện pháp tu từ khác à Biểu cảm gián tiếp.
* BẢNG 2:
Mở bài
Nêu sự vật hiện tượng và lý do yêu thích sự vật hiện tượng ấy.
Thân bài
Dùng lời văn tự sự kết hợp với miêu tả để nói lên các đặc điểm của hiện tượng, sự vật, sự việc trong đời sống xã hội, trong đời sống riêng tư của bản thân. Lời văn cần bộc lộ những cảm nghĩ, cảm xúc sâu sắc.
Kết bài
Tình cảm đối với hiện tượng, sự vật, sự việc đã nêu.
II. Về văn nghị luận
* Các văn bản nghị luận đã học:
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
2. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
3. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
4. Ý nghĩa văn chương. 
* Những yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: Luận điểm, luận cứ và lập luận. Luận điểm là yếu tố chủ yếu.
* Nghị luận gồm 2 dạng: Nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích.
III. Hướng dẫn tự học
+ Nắm kỹ các vấn đề ôn tập.
+ Ôn bài chuẩn bị tiết sau: Ôn tập tổng hợp, chuẩn bị cho bài kiểm tra học kỳ II.
E. Rút kinh nghiệm 
Tuần: 34	 Ngày soạn: 30/04/2013
Tiết: 131 - 132	 Ngày dạy: 04/05/2013
ÔN TẬP KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
Mức độ cần đạt:
 + Tập trung đánh giá được nội dung cơ bản của cả 3 phần (Văn, tiếng Việt, Tập làm văn)
 + Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 1. Kiến thức
 Hệ thống kiến thức về cả 3 phân môn: Văn học, Tập làm văn, Tiếng Việt lớp 7.
 2. Kĩ năng:
 Khái quát, hệ thống kiến thức về cả 3 phân môn: Văn học, Tập làm văn, Tiếng Việt lớp 7
 3. Thái độ: Có ý thức ôn tập nắm vững kiến thức 3 phân môn để làm tôt bài kiểm tra học kì.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng (P,KP..)
 Lớp 7A5 vắng (P,KP..) 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs. 
 3. Bài mới: Bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm nhằm tập trung đánh giá toàn diện những kiến thức và kĩ năng của môn học Ngữ Văn theo tinh thần tích hợp cả 3 phần: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn trong một bài viết. Vì thế, tiết học này cô sẽ ôn tập cho các em làm bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm. 
I. Về phần Văn cần chú ý:
1. Tục ngữ là gì? Có mấy đề tài? (học thuộc những đề tài đó)
2. Văn nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương.
3. Truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX: Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu.
4. Văn bản nhật dụng: Ca Huế trên sông Hương.
II. Về phần Tiếng Việt cần nắm được các vấn đề sau:
1. Đặc điểm các loại câu: Câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động. 
2. Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ: Liệt kê 
3. Cách mở rộng câu bằng cụm C - V và trạng ngữ 
4. Công cụng của các dấu câu: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.
III. Về phần Tập làm văn:
1. Cần nắm được một số vấn đề văn nghị luận: 
+ Thế nào là văn nghị luận, mục đích và tác dụng của văn nghị luận.
+ Bố cục của bài văn nghị luận.
+ Các thao tác lập luận: chứng minh, giải thích. 
2. Cách làm bài nghị luận:
+ Giải thích, chứng minh về một vấn đề chính trị – xã hội. 
+ Giải thích, chứng minh về một vấn đề văn học.
3. Nắm được nội dung khái quát về văn bản hành chính:
+ Đặc điểm văn bản hành chính.
+ Cách làm một văn bản đề nghị và báo cáo. 
+ Các lỗi thường mắc về các loại văn bản trên. 
* Chú ý: Các kiến thức này học hết, không học tủ, học lệch. 
 4. Hướng dẫn về nhà	
	+ Nắm kỹ các vấn đề ôn tập.
+ Ôn bài chuẩn bị tiết sau: Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn.
+ Chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì II vào tuần 35.
E. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 34.doc