Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 14 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 14 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

TIẾT 53:VĂN BẢN.

TIẾNG GÀ TRƯA

(Xuân Quỳnh)

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1. Kiến thức:

- Học sinh cảm nhận vẻ đẹp trong sáng, đắm thắm của những kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu, những tình cảm đó là cơ sở của tình yêu đất nước sức mạnh tinh thần.

- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

2. Tích hợp vói phần tiếng việt ở bài Điệp ngữ và phần Tập làm văn ở bài Luyện nói.

3. Kĩ năng:

- Củng cố cách đọc sáng tạo thể thơ 5 tiếng.

- Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp ngữ, điệp từ trong thơ.

B- CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: sách giáo khoa + GA + TLTK

2. Học sinh: SGK + soạn

C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức: (2)

Kiểm diện: 7A

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 944Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 14 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	Ngày soạn: 28/11/2006
tiết 53:văn bản.
Tiếng gà trưa
(Xuân Quỳnh)
A- Mục tiêu bài học.
	1. Kiến thức:
- Học sinh cảm nhận vẻ đẹp trong sáng, đắm thắm của những kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu, những tình cảm đó là cơ sở của tình yêu đất nước đ sức mạnh tinh thần.
- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
2. Tích hợp vói phần tiếng việt ở bài Điệp ngữ và phần Tập làm văn ở bài Luyện nói.
3. Kĩ năng:
- Củng cố cách đọc sáng tạo thể thơ 5 tiếng.
- Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp ngữ, điệp từ trong thơ.
B- Chuẩn bị
1. Giáo viên: sách giáo khoa + GA + TLTK
2. Học sinh: SGK + soạn
C- Tiến trình Lên lớp
1. ổn định tổ chức: (2’) 
Kiểm diện: 7A	7D
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Hình ảnh thi nhân trong bài “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh ? 
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. (5’)
Đọc SGK
I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
? Giới thiệu vài nét về tác giả Xuân Quỳnh ?
GV: XQ được chú ý bởi có một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, tha thiết mà mạnh bạo, giàu nữ tính. Thơ XQ thường viết về những điều bình dị, gần gũi trong đời sống thường nhật, trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con.
Chính những điều bình dị ấy đã thể hiện một trái tim giàu yêu thương và khát khao hạnh phúc, nhưng cũng dự cảm nhiều lo âu trước những đổi thay biến suy của cuộc đời.
? Tác phẩm được sáng tác vào thời gian nào ?
GV: Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu, qua những chi tiết thật bình dị, không có gì đặc biệt mà vẫn xúc động bởi sự chân thành.
1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988)
- Quê: La Khê- Hà Đông - Hà Tây
- là nhà thơ nổi tiếng
- thơ bà thường có tình cảm gần gũi, bình
 dị, thể hiện khát vọng yêu đời tha thiết.
2. Tác phẩm: 
- viết 1968
- in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đoc, tìm hiểu thể thơ. (5’)
GV: Yêu cầu HS đọc bài thơ.
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào ?
? Nhận xét về cách gieo vần, về số câu trong mỗi khổ thơ ?
GV: Củng cố hiểu biết về thơ 5 chữ cho HS. (sgv-t.170)
II- Đọc, tìm hiểu thể thơ
- Thể thơ: 5 chữ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. (18’)
GV: Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1.
? Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ?
GV: câu thơ chỉ có 3 chữ trong bài thơ theo thể 5 chữ.
? Câu thơ được lặp lại mấy lần và có vị trí như thế nào ?
- 4 lần, ở đầu các khổ thơ.
? Cách nhắc lại ấy có tác dụng gì ?
GV: Mỗi lần nhắc lại, câu thơ này lại gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời tuổi thơ, nó như một sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
? Nhân vật trữ tình nghe thấy tiếng gà trưa trong hoàn cảnh nào ?
- Trên đường hành quân.
? Nhân vật trữ tình có cảm nhận như thế nào khi nghe thấy tiếng gà trưa trên đường hành quân xa ?
? Tg sử dụng nt gì trong các câu thơ trên ? Tác dụng ?
GV: Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2.
? Khổ thơ tg kể, tả về cái gì ?
? Nt tg sử dụng trong khổ thơ ? Tác dụng ?
GV: Người đọc như đang nhìn thấy trước mặt con gà mái mơ lông đốm hoa trắng, con gà mái vàng lông màu trắng đang mặt đỏ hâm hia, cục ta cục tác sau khi làm xong cái việc thiêng liêng và đau đớn: đẻ ra những quả trứng hồng giữa buổi trưa nắng lửa.
III. Tìm hiểu chi tiết.
1. Cảm xúc đầu tiên về tiếng gà
- Tiếng gà trưa.
đ Điệp câu ị mạch cảm xúc của bài thơ.
+ Nghe: - Xao động nắng trưa
 - Bàn chân đỡ mỏi
 - Gọi về tuổi thơ
đ điệp từ, điệp ngữ ị nhấn mạnh sự tác động của tiếng gà đ các giác quan - nỗi nhớ gần gũi, ấm áp đ sống lại những kỷ niệm.
- ổ rơm hồng những trứng.
- con gà mái mơ - khắp mình hoa đốm trắng.
- con gà mái vàng - lông óng như màu nắng.
đ điệp từ này ị lời giới thiệu hồ hởi, vui sướng ị kéo quá khứ tuổi thơ xa xăm về với hiện tại.
	4. Củng cố: (7’)
GV: Nhắc lại để HS nhớ về cách gieo vần trong thể thơ ngũ ngôn.
	- Nhịp thơ chủ yếu:3/2, 2/3, 1/2/2..
	- Vần thơ: khá phong phú, linh hoạt: vần chân, vần bằng, vần trắc, vần liền, vần cách.
	GV: Sáng tạo mới của nhà thơ XQ là xen vào điệp ngữ - điệp 3 câu tiếng: tiếng gà trưa.
5. Hướng dẫn về nhà: (3’)
	- Học thuộc 2 khổ thơ đầu, nội dung, nghệ thuật của 2 khổ thơ ấy.
	- Soạn tiếp bài.
D. Rút kinh nghiệm.
	Ngày soạn: 29/11/2006
Tiết 54: Văn bản.
Tiếng gà trưa - Tiết 2
(Xuân Quỳnh)
A- Mục tiêu bài học.
	1. Kiến thức:
- Học sinh cảm nhận vẻ đẹp trong sáng, đắm thắm của những kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu, những tình cảm đó là cơ sở của tình yêu đất nước đ sức mạnh tinh thần.
- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
2. Tích hợp vói phần tiếng việt ở bài Điệp ngữ và phần Tập làm văn ở bài Luyện nói.
3. Kĩ năng:
- Củng cố cách đọc sáng tạo thể thơ 5 tiếng.
- Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp ngữ, điệp từ trong thơ.
B- Chuẩn bị
1. Giáo viên: sách giáo khoa + GA + TLTK
2. Học sinh: SGK + soạn
C- Tiến trình Lên lớp
1. ổn định tổ chức: (2’) 
Kiểm diện: 7A	7D
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Đọc thuộc 2 khổ thơ đầu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh ? Em có nhận xét gì về mạch cảm xúc của bài thơ ? 
3. Bài mới
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. (25’) 
GV: Yêucầu HS đọc khổ thơ 3,4,5,6.
2. Những kỷ niệm tuổi thơ
? Tiếng gà gợi cho tác giả nhớ lại điều gì ?
? Hình ảnh người bà hiện lên qua những chi tiết nào ? (nhận xét về những miêu tả ? đúng tâm lý trẻ em)
? Em cá nhận xét gì qua những chi tiết ấy ?
? Bà dành dụm chắt chiu để làm gì ?
? Nhận xét của em qua chi tiết ấy ?
? Những kỉ niệm về bà cho ta thấy điều gì ?
GV: Bà chắt chiu chăm lo cho cháu, cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà.
* Hình ảnh người bà:
- Tiếng bà mắng
- Lo lắng cho cháu
- Tay khum soi trứng
- Dành từng quả chắt chiu
- lo đàn gà toi
- mong trời đừng sương muối.
 đ Bà tần tảo, chắt chiu trong cảnh ngèo.
- cuối băm bán gà - mua quần oá mói cho cháu.
đ bà dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu. 
ị tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết.
GV: Yêu cầu HS đọc khổ thơ cuối.
3. Suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước.
Từ những kỷ niệm tuổi thơ tác giả có cảm xúc gì ?
+ Tiếng gà đ gợi lại kỷ niệm thân thương đ suy nghĩ hiện tại
+ Chiến đấu: vì tổ quốc - xóm làng - vì bà - tiếng gà - sắc hồng của trứng.
Điệp từ “vì” có tác dụng diễn tả điều gì ? 
ị Tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm bình dị - gần gũi.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. (5’)
? Nêu nhũng nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ?
? Nội dung chính của bài thơ ?
IV. Tổng kết.
1. Nghệ thuật
- thể thơ 5 chữ có sáng tạo.
- cách diễn đạt tình cảm tự nhiên.
- hình ảnh bình dị, chân thực.
2. Nội dung.
- Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. 
- Tình cảmm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
4. Củng cố: (6’)
- GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ sách giáo khoa
? Liên hệ 1 số bài thơ nguồn cảm hứng là tiếng gà gáy?
- Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom (Hồ Xuân Hương)
- Xao xác gà trưa gáy não nùng (Lưu Trọng Lư) 
- Gà gáy một lần đêm chửa tan (Hồ Chí Minh)
Tiếng gà trong bài thơ của Xuân Diệu:
 Cục tác! Cục tác!
Đẻ trứng này rồi ta còn trứng khác
Trưa Thịnh Lang (Hoà Bình) tiếng gà đẻ kêu vang
Trong lúc đang phơi những sọt ngô vàng.
5. Hướng dẫn về nhà: (3’)
- Học thuộc lòng bài thơ, học nội dung, nghệ thuật của bài.
-ấọan bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm.
D. Rút kinh nghiệm 
	Ngày soạn: 1/12/2006
Tiết 55:Tiếng việt.
Điệp ngữ
A- Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu khái niệm điệp ngữ, giá trị biểu cảm của nó
2. Tích hợp với phần Văn ở văn bản Tiếng gà trưa và phần Tập làm văn ở bài Luyện nói.
3. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng: Vận dụng điệp ngữ trong nói, viết, phân tích giá trị
B- Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK + GA + T.L
2. Học sinh: SGK + BT 
C- Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức: (3’)
Kiểm diện: 7A 	7D
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm điệp ngữ và tác dụng của nó. (10’)
I- Khái niệm diệp ngữ và tác dụng của nó.
? Hãy tìm các từ ngữ lặp lại ở khổ thơ đầu và cuối của bài “Tiếng gà trưa” ?
- Từ ngữ lặp:
+ Nghe
+ Vì
? Tác dụng ?
ị Làm nổi bật ý - nhấn mạnh cảm xúc lời nói
? Vậy điệp ngữ là gì ? tác dụng ?
GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ 1 (sgk)
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các dạng điệp ngữ (7’)
II- Các dạng điệp ngữ
? So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu bài thơ “Tiếng gà trưa” với điệp ngữ trong 2 đoạn thơ dưới đây, tìm đặc điểm của mỗi dạng ?
? Có mấy dạng điệp ngữ ?
- nghe, vì ị điệp ngữ cách quãng.
- rất lâu, rất lâu
- khăn xanh, khăn xanh
- thương em, thương em, thương em
ị điệp ngữ nối tiếp.
- thấy, ngàn dâu ị điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
* Ghi nhớ 2 (sgk)
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. (12’)
III- Luyện tập
? Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích dưới đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ?
Bài tập 1
+ Đoạn văn của HCM:
- một dân tộc đã gan góc
- chống
- dân tộc
- phải được
đ nhấn mạnh sự kiên cường, bền bỉ trong đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.
+ Bài ca dao đi cấy:
- trông đ diễn tả sự tập trung - lo lắng cho mùa vụ của người nông dân.
? Theo em, trong đoạn văn sau đây, việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm hay không ?
Bài tập 3
a. Yêu cầu sử dụng điệp ngữ là để đạt hiệu quả diễn đạt tốt chứ không viết những câu văn rườm rà, lặp đi lặp lại các từ ngữ một cách không cần thiết như trong đoạn văn trên.
b. Chữa lại đoạn văn:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn, em trồng rất nhiều hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa lay ơn.Ngày Quốc tế phụ nữ, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em, chị em 
4. Củng cố: (6’)
 - Đọc lại 2 phần ghi nhớ
 - Làm bài tập 4
5. Hướng dẫnvề nhà: (3’) 
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 2
- Chuẩn bị bài sau
D. Rút kinh nghiệm
	Ngày soạn: 1/12/2006
Tiết 56:Tập làm văn.
Luyện nói
Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
A- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu rõ thêm: Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Nhận thức rõ đó là kiểu bài trung gian giữa tự sự, miêu tả với nghị luận.
2. Tích hợp với phần Văn ở văn bản Tiếng gà trưa và phần Tiếng Việt ở bài Điệp ngữ.
3. Kĩ năng:
- Luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, diễn đạt bằng văn nói.
B- Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án + tài liệu.
2. Học sinh: Đọc + chuẩn bị theo SGK
C- Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức (3’)
Kiểm diện : 7A 	7D
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. (5’)
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn phân biệt phát biểu cảm nghĩ với nghị luận.(10’)
1. Phân biệt phát biểu cảm nghĩ với nghị luận
Trong văn phát biểu cảm nghĩ có tự sự và miêu tả không ?
- Cảm nghĩ: Có các yếu tố tự sự và miêu tả - phương tiện để biểu cảm
Vậy phân tích khác phát biểu cảm nghĩ ở chỗ nào
- Phát biểu cảm nghĩ: Bày tỏ thái độ tình cảm, suy nghĩ một cách cảm tính
Chủ quan - khách quan
Nghị luận: Phân tích cái hay, dở của tác phẩm văn chương một cách khoa học thông qua một hình tượng, diễn cảm hoặc chê 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện nói. (20’)
2. Luyện nói
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý cho bài
Đề bài: Cảm nghĩ về bài “rằm tháng giêng”
a. Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm
Mở bài: Nêu tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh, ấn tượng chung
- tác giả, tác phẩm
- ấn tượng cảm xúc của em.
- Đọc bài thơ em thấy...
- Sâu sắc, thú vị
Thân bài: Nêu cảm xúc khái quát về cảnh + tình
đ cụ thể, từ, vần nhịp
b.Thân bài
- Cảm nhận về hình ảnh trong bài tâm hồn, phẩm chất
- Cảm nghĩ cho từng câu: Liên tưởng, so sánh
Kết: Nêu ấn tượng chung về tác phẩm
c. Kết bài
- Đọc đ ta thấy một chiến sỹ+ thi sỹ đ lạc quan, yêu đời, ung dung 
đ chất cổ điển và hiện đại 
Các tổ cử đại diện tập nói theo dàn ý
Trình bày
- Bổ sung
4. Củng cố: (5’)
GV: Nhấn mạnh hiệu quả của văn nói, những yêu cầu.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Về nhà hoàn thành bài viết
- Làm thêm đề bài sau: Nêu cảm nghĩ của em về bài “Tình dạ tứ”
d. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_14_nguyen_hong_nhung_truong_thcs_kim.doc