Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 15 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 15 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

BÀI 14

TIẾT 57: VĂN BẢN.

MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM

(Thạch Lam)

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

- Học sinh cảm nhận phong vị đặc sắc, nét văn hoá cổ truyền của dân tộc trong một bài thơ quá độc đáo - giản dị : Cốm

- Sự tinh tế, nhẹ nhàng sâu sắc của thể loại tuỳ bút.

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Chơi chữ; với phần Tập làm văn ở bài Tập làm thơ lục bát.

3. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng đọc, phân tích thể loại tuỳ bút.

B- CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Soạn giáo án + tài liệu tham khảo

2. Học sinh: Đọc + soạn

C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:

Kiểm diện: 7A 7D

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 15 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15.
Ngày soạn: 4/12/2006.
Bài 14
Tiết 57: Văn bản.
Một thứ quà của lúa non: Cốm
(Thạch Lam)
A- Mục tiêu bài học: 
	1. Kiến thức:
- Học sinh cảm nhận phong vị đặc sắc, nét văn hoá cổ truyền của dân tộc trong một bài thơ quá độc đáo - giản dị : Cốm
- Sự tinh tế, nhẹ nhàng sâu sắc của thể loại tuỳ bút.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Chơi chữ; với phần Tập làm văn ở bài Tập làm thơ lục bát..
3. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng đọc, phân tích thể loại tuỳ bút.
B- Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn giáo án + tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Đọc + soạn
C- tiến trình Lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7A	7D
2.Kiểm tra bài cũ:
 ? Đọc thuộc lòng khổ thơ cuối “Tiếng gà trưa” ?
 ? Phân tích cái hay của điệp từ “Vì” trong khổ thơ ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
I- Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
GV: Yêu cầu HS đọc tiểu dẫn
? Nêu 1 vài nét về tác giả Thạch Lam ?
GV: Quan điểm nghệ thuật của Thạch Lam có nhiều điểm sâu sắc và tiến bộ, gần với quan điểm của nhiều nhà văn hiện thực. Ông thường quan tâm đến những con người bình thường và cả những người nghèo khổ trong xã hội, với một tinh thần nhân đạo và sự cảm thông thấm thía.
1. Tác giả : Thạch Lam (1910 - 1942)
- sinh tại Hà Nội.
- tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.
- là cây bút văn xuôi đặc sắc, thành viên của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
- ông có lối viết tinh tế, nhạy cảm, sâu sắc.
 ? Nêu xuất xứ của tác phẩm ?
Giáo viên: giới thiệu thể loại tuỳ bút (sgk-t.161).
GV: Đây là tập tuỳ bút viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, một số phố phường, của hàng, của hiệu,ở Hà Nội thời trước 1945. Tập tuỳ bút không chỉ có giá trị về mặt văn hoá, phong tục mà còn chứa đựng những tình cảm và quan niệm của tác giả rất đáng trân trọng.
2. Tác phẩm: 
- rút từ tập Hà Nội ba mươi sáu phố phường (1943).
- thể loại: tuỳ bút - giàu chất trữ tình
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu bố cục.
GV: Nêu yêu cầu đọc: giọng tình cảm tha thiết, trầm lắng, chậm, êm.
GV: gọi 2 HS đọc văn bản.
? Tìm bố cục của văn bản ?
II. Đọc, tìm hiểu bố cục.
- Bố cục: 3 phần.
+ Từ hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm từ những tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.
+ Phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm - thức dâng đặc biệt thanh khiết của đất trời và đã trở thành một sản phẩm chứa dựng giá trị văn hoá gắn liền với phong tục sêu tết của dân tộc.
+ Bàn về sự thưởng thức cốm. ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm kết tinh nhiều giá trị thiên nhiên, trời đất, lời đề nghị của tác giả với những người mua và thưởng thức món quả này.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
III - Tìm hiểu chi tiết.
GV: Yêu cầu HS theo dõi đoạn 1.
1. Sự sinh thành của cốm và nghề làm cốm
- Hạt cốm được sinh ra như thế nào ?
? Cảm nhận của tác giả ?
- Cốm: Lộc của trời, kết hợp cái khéo của con người - Sự cố sức trên tay người thần lúa
đ Sự kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và con người đ cảm nhận tinh tế, sâu sắc
? Tác dụng của giọng văn ?
đ giọng văn trang trọng, nhẹ nhàng, tả khái quát: Ca ngợi cảm xúc
? Tác giả cảm nhận nghề làm cốm như thế nào ? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả ?
Kinh nghiệm làm cốm “Vừa nhất”
- Bí quyết gia truyền “Bí mật, trang trọng, trân trọng hạt cốm - Con người làm ra nó
GV: Yêu cầu HS theo dõi đoạn 2
2. Suy nghĩ về giá trị văn hoá của cốm
? Nhà văn cảm nhận và phát hiện ý nghĩa sâu xa, giá trị văn hoá của cốm như thế nào ?
+ Cảm nhận bằng tâm hồn- thâm nhập diễn tả:
đ Là một thứ quà riêng biệt, thức dâng của cánh đồng - Hương vị của quê hương
? Nhận xét gì về cảm nhận ?
đ Cảm nhận sâu sắc, tinh tế, lòng trân trọng
? Tác giả còn thấy giá trị văn hoá gì ở cốm ?
? So sánh có gì đặc biệt ?
+ Gắn với phong tục tập quán: Cốm hồng trong lễ hôn, quà tết đsự hoà hợp tuyệt vời
? Tác giả phê phán điều gì ?
+ Phê phán lối sống học đòi- mất đi bản sắc dân tộc
? Vì sao tác giả nói “Cốm không phải thứ quà của người ăn vội” ?
3. Bàn luận về cách thưởng thức cốm: Cốm - thứ quà tinh khiết
? Cốm là thứ quà của người như thế nào ?
đ Người có học, hiểu biết văn hóa, thưởng thức tất cả những tinh tuý của trời đất - con người trong hạt cốm đ văn hóa ẩm thực
? Cảm nhận của tác giả có gì đặc sắc (tinh tế) ?
đ trân trọng, nâng niu món quà của tạo hoá - con người - bản sắc dân tộc
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. 
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản ?
? Nội dung chính của văn bản ?
IV. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- ngòi bút tinh tế, nhạy cảm, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
2. Nội dung.
- nét đẹp văn hoá cổ truyền trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc: cốm.
4. Củng cố: 
- Học ghi nhớ
- Đọc thêm: “Tuỳ bút Nguyễn Tuân - Cốm”
5. Hướng dẫn: 
- Làm bài tập 2.
- Chuẩn bị bài “Chơi chữ”
D.Rút kinh nghiệm.
	Ngày soạn: 5/12/2006
Tiết 58: Tiếng Việt.
Chơi chữ
A- Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu đặc điểm của một biện pháp tu từ độc đáo: Chơi chữ
- Cảm nhận cái hay, lý thú do chơi chữ đem lại.
2. Tích hợp phần văn học ở văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm; với phần Tập làm văn ở bài Tập làm thơ lục bát.
3. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích, cảm nhận, ứng dụng.
B- Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án + tài liệu.
2. Học sinh: SGK + BT
C- Tiến trình lên lớp
1. ổn đinh tổ chức:
Kiểm diện: 7A	7D
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là điệp ngữ ? Lấy ví dụ minh hoạ ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm chơi chữ.
I- Thế nào là chơi chữ ?
Đọc ví dụ SGK
? Nhận xét về nghĩa của các từ “lợi” trong bài ca dao ? Từ “lợi” là hiện tượng gì của từ ngữ ? 
- lợi1: thuận lợi, lợi lộc.
- lợi2: bộ phận cơ thể.
 đ hiện tượng đồng âm
? Sử dụng nó có tác dụng gì ?
? Chơi chữ là gì ?
? Tác dụng của nó ?
GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
ị sắc thái hài hước, bất ngờ.
* Ghi nhớ: (sgk)
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các lối chơi chữ.
II- Các lối chơi chữ
? Phân tích ví dụ ?
a. Ranh tướng - giễu cợt
Nồng nặc - tiếng tăm
đ dùng lối nói trại âm.
b. Mênh mông  mịt mờ.
đ Điệp phụ âm
? Phân tích các ví dụ còn lại ?
? Tác giả lợi dụng hiện tượng nào của ngôn ngữ ?
c. cá đối - cối đá
 - mèo cái - mái kèo
đ nói lái.
d. Sầu riêng 1: nỗi buồn
- Sầu 2: 1 loại quả
đ hiện tượng đồng âm
GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
III- Luyện tập
Bài tập 1
? Phân tích cách chơi chữ của tác giả trong bài thơ ?
- Tên một số loài rắn: liu điu, hổ lửa, hổ mang...
đ vừa chơi chữ đồng âm vừa chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau.
Bài tập 2
? Các tiếng chỉ các sự vật gần gũi nhau có phải chơi chữ không ?
- thịt, mỡ, giò, nem, chả đ thức ăn
 ị hiện tượng đồng âm đ hđ - thái độ 
- nứa, tre, trúc, hópđ loài cây
ị đồng âm: chỉ con người, hành động - cảm xúc
đ Lối chơi chữ.
Đọc bài thơ
? Tìm cách chơi chữ ?
Bài tập 4
- Bác Hồ sử dụng thành ngữ “khổ tận cam lai”.
4. Củng cố:
 - Đọc ghi nhớ
- Làm bài tập SGK
5. Hướng dẫn: 
- đọc thêm, tìm hiểu một số VD về chơi chữ.
- Soạn bài “làm thơ lục bát”
D. Rút kinh nghiệm.
	 Ngày soạn: 5/12/2006.
Tiết 59: Tập làm văn.
Tập làm thơ lục bát
A- Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu sơ bộ đặc điểm của thơ lục bát - một số nguyên tắc chính về âm điệu, vần luật của thơ lục bát.
2. Tích hợp với phần Văn ở văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm và phần Tiếng Việt ở bài Chơi chữ.
3. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng có hứng thú làm thơ lục bát
- ứng dụng để cảm nhận thơ lục bát.
B- Chuẩn bị
1. Giáo viên: Một số bài thơ lục bát + luật thơ
2. Học sinh: SGK + đọc + điền theo mẫu
C- Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7A	7D
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
	Hoạt động 1: Hướng dẫn phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/8.
GV: Đưa ra một số đoạn văn bản để HS nhận xét.
? Giải thích vì sao có nhận xét ấy ?
- vì chỉ có cấu tạo giống như thơ lục bát về số câu, số tiếng, về vần nhưng không có giá trị biểu cảm.
? Giải thích vì sao ?
- vì nó có giá trị biểu cảm, gợi cho người đọc, người nghe những lên tưởng phong phú.
I. Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/8.
 1. - Con mèo, con chó có lông,
 Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai 
 (Đồng dao)
đ là văn vần 6/8. 
 2. Mình về mình có nhớ ta,
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
 Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
 ( Tố Hữu)
đ là thơ lục bát.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu luật thơ lục bát.
I- Luật thơ lục bát
Đọc bài ca dao
? Cạp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng ?
? Vì sao gọi là lục - bát ?
+ 4 câu
+ 2 cặp: 1 câu 6 tiếng, 1 câu 8 tiếng
đ Lục bát (6, 8)
? Tìm vần của bài ca dao ?
đ vần: vầng bằng (b) - tiếng thứ 6 của câu 6 và câu 8.
? Nhận xét về tương quan, thanh điệu giữa các tiếng 2, 4, 6, 8 ?
- Tiếng 2, 4, 6 đối thanh với nhau
- Tiếng 6, 8 cùng vần (không trùng dấu)
- Tiếng 1, 3, 5 tự do
Học sinh đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ (sgk).
4. Củng cố:
- Đọc kỹ ghi nhớ.
- Làm bài tập SGK
5. Hướng dẫn: 
- Đọc bài tham khảo.
- Chuẩn bị bài 14.
D. Rút kinh nghiệm.
 Ngày soạn: 5/12/2006.
Tiết 60: Tập làm văn.
Tập làm thơ lục bát
A- Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu sơ bộ đặc điểm của thơ lục bát - một số nguyên tắc chính về âm điệu, vần luật của thơ lục bát.
2. Tích hợp với phần Văn ở văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm và phần Tiếng Việt ở bài Chơi chữ.
3. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng có hứng thú làm thơ lục bát
- ứng dụng để cảm nhận thơ lục bát.
B- Chuẩn bị
1. Giáo viên: Một số bài thơ lục bát + luật thơ
2. Học sinh: SGK + đọc + điền theo mẫu
C- Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7A	7D
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
II- Luyện tập
1. Bài tập 1
? Điền từ thích hợp để hoàn chỉnh câu thơ lục bát. Giải thích vì sao chọn ?
- Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi kẻo mà mẹ mong
- Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp mới nên con người.
- Ngoài vườn ríu rít tiếng chim,
Trăm hoa đua nở vui mừng đón xuân. 
 ? Tìm chỗ sai - Sửa lại cho đúng ?
2. Bài tập 2
VD: mai, khoai.
- Tiếng thứ 6 câu 8 lạc vần với tiếng thứ 6 câu 6.
đ Cách sửa: Thay bằng tiếng có vần oai hoặc ai.
VD: trở thành trò ngoan, trở thành đội viên.
- Lỗi tương tự như câu a.
đ Cách sửa: thay bằng vẫn anh
Chia lớp 2 nhóm: 1 nhóm xướng câu lục, một nhóm xướng câu bát
3. Bài tập 3
4. Bài tập bổ trợ
- Làm tiếp các câu thơ nối tiếp
- Sông Hồng chảy về biển đông
- Hồ Tây vắng bóng Sâm Cầm
- Mùa xuân em đi trồng cây.
- Chợ nào sánh với Đồng Xuân
	4. Củng cố:
	- GV: Yêu cầu HS đọc tham khảo các đoạn thơ lục bát trong SGK, tr. 157 -158.
	5. Hướng dẫn về nhà:
	- Sưu tầm những câu thơ lục bát mà em đọc được trong sách báo.
	- Tập sáng tác 1 vài bài thơ lục bát.
	- Soạn văn bản:
	 Sài Gòn tôi yêu.
D. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_15_nguyen_hong_nhung_truong_thcs_kim.doc