Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 16 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 16 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

TIẾT 61:TIẾNG VIỆT.

CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi dùng từ.

- Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.

2. Tích hợp với phần Văn ở bài Một thứ quà của lúa non: Cốm; với phần Tập làm văn ở bài Tập làm thơ lục bát.

3. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng sử dụng từ khi nói viết.

- Tự kiểm tra để thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.

B- CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án + SGK

2. Học sinh: SGK + Bài tập.

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 16 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16	Ngày soạn: 12/12/2006
Tiết 61:tiếng việt.
Chuẩn mực sử dụng từ
A- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi dùng từ.
- Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.
2. Tích hợp với phần Văn ở bài Một thứ quà của lúa non: Cốm; với phần Tập làm văn ở bài Tập làm thơ lục bát.
3. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng từ khi nói viết.
- Tự kiểm tra để thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.
B- Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án + SGK
2. Học sinh: SGK + Bài tập.
C- Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7A	7D
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là chơi chữ ? Lấy ví dụ và phân tích tác dụng của phép chơi chữ ấy ?
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Hường dẫn sử dụng từ, đúng âm, đúng chính tả.
1. Sử dụng từ đúng âm, chính tả.
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ (sgk)
? Các từ in đậm trong những câu sau dùng sai như thế nào ?
- Dùi đầu đ vùi đâu.
Thay thế
- Tập tẹ đ bập bẹ
- Khoảng khắc đ khoảnh khắc
Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng từ đúng nghĩa.
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ (SGK)
2. Sử dụng từ đúng nghĩa
? Các từ in đậm trong những câu sau đây dùng sai chỗ nào ?
- Sáng sủa đ tươi đẹp
? Tìm từ đúng thay vào ? 
? Vì sao lại có sự sử dụng sai như vậy ?
đ do nguyên nhân người sử dụng không hiểu đúng nghĩa của từ.
- Cao cả đ sâu sắc
- Biết đ có
Hoạt động 3: Hướng dẫn sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.
GV: Yêu cầu HS đọc các ví dụ (sgk)
3. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm hợp phong cách
? Các từ có chỗ nào chưa hợp lý hay thay thế ?
- lãnh đạo đ cầm đầu
? Hãy tìm các từ thích hợp để thay thế ?
- chú hổ đ nó
Hoạt động 4: Hướng dẫn sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp.
GV: Yêu càu hS đọc ví dụ (sgk)
4. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp
- Hào quang đ hào nhoáng
? Sửa lỗi - chỉ rõ nguyên nhân người mắc lỗi ?
- Ăn mặc đ cách sống
- Thảm hại đ rất tai hại.
- Giả tạo phồn vinh đ phồn vinh giả tạo
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS lưu ý không lạm dụng từ Hán Việt, từ địa phương.
5. Không lạm dụng từ Hán Việt, địa phương. 
? Trong các trờng hợp nào ta không nên lạm dụng từ Hán Việt ?
- Tình huống gt quan trọng, văn bản chuẩn mực
- Có từ Tiếng Việt thay thế phù hợp với văn cảnh
4. Củng cố:
- Đọc, học thuộc ghi nhớ.
- GV: Yêu cầu HS viết một đoạn văn.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Chuẩn bị bài 15
- Luyện cách sử dụng từ chuẩn mực, tránh cẩu thả, lạm dụng từ Hán Việt, từ địa phương.
D. Rút kinh nghiệm.
 Ngày soạn: 13/12/2006.
Tiết 62: Tập làm văn.
Ôn tập Văn biểu cảm
A- Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Nắm vững khái niệm bản chất của văn biểu cảm.
- Phân biệt văn biểu cảm với tự sự + miêu tả.
- Thấy được vai trò của tự sự + kể trong biểu cảm.
- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
- Cách diễn đạt văn biểu cảm.
2. Tích hợp với phần Văn ở văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm; với phần Tiếng Việt ở bài Chuẩn mực sử dụng từ.
3. Kĩ năng:
- Vận dụng những nội dung đã học vào bài văn cụ thể.
B- Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn giáo án + tài liệu.
2. Học sinh: Ôn theo SGK.
C- tiến trình lên lớp:
1.ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7A	7D
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn lại khái niệm văn biểu cảm.
1. Nhắc lại khái niệm văn biểu cảm
? Thế nào là văn biểu cảm ?
+ Văn biểu cảm: bày tỏ thái độ, cách đánh giá đ sự vật, hiện tợng 
? Muốn vậy cần có các yếu tố nào ?
- Tự sự miêu tả đ bày tỏ cảm xúc
Hoạt động 2: Phân biệt văn biểu cảm với tự sự và miêu tả.
2. Phân biệt biểu cảm - tự sự - miêu tả
? Văn tự sự có đặc điểm gì ?
+ Tự sự: Kể lại 1 sự việc đ tái hiện sự kiện - kỷ niệm đ người đọc, người nghe hiểu, nhớ
? Văn miêu tả có đặc điểm gì ?
+ Miêu tả: Tái hiện chân dung đối tượng đ người nghe, đọc nhận rõ đối tượng
? Như vậy văn biểu cảm có gì khác với 2 loại trên ?
+ Biểu cảm: Dùng tự sự + miêu tả bày tỏ cảm xúc.
 (Chọn chi tiết, tiêu biểu)
Vai trò của 2 yếu tố đó
* các yếu tố tự sự và miêu tả đ là phân tích để tác giả bày tỏ cảm xúc
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
 Đọc yêu cầu đề bài
3. Luyện tập.
* Cảm nghĩ về mùa xuân.
Suy nghĩ - viết - trình bày
+ Sắp dàn ý:
1. Mùa xuân thiên nhiên
- Cảnh sắc, khí hậu
Nhận xét- bổ sung
2. Mùa xuân con người 
- Tuổi, suy nghĩ
3. Cảm xúc chung về mùa xuân
4. Củng cố:
 - Nhắc lại khái niệm văn biểu cảm.
 - Viết một đoạn văn về mùa xuân.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Viết thành bài hoàn chỉnh.
- Soạn “Sài Gòn tôi yêu”
D. Rút kinh nghiệm 
Ngày soạn: 14/12/2006.
Tiết 63:Văn bản. Hướng dẫn đọc thêm.
Sài Gòn tôi yêu
(Minh Hương)
A- Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Học sinh cảm nhận nét đẹp riêng của Sài Gòn: Con ngời - cuộc sống - thiên nhiên trong bài.
- Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Luyện tập sử dụng từ; với phần Tập làm văn ở tiết Trả bài Tập làm văn số 3.
3. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích bố cục, phát hiện - liên tưởng.
b. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: T liệu về Sài Gòn + Giáo án.
2. Học sinh: Đọc + soạn bài.
C- tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm diện: 7A	7D
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu nội dung chính của văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm ? Văn bản có gì đặc sắc về nghệ thuật ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản.
GV: Hướng dẫn HS đọc chú thích (sgk)
I- Giới thiệu chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu bố cục, thể loại.
GV: Nêu yêu cầu đọc, gọi HS đọc, nhận xét.
? Văn bản được viết theo thể loại nào ?
? Chủ đề của văn bản ?
- Tình cảm yêu mến và những ấn tượng chung của tác giả về thành phố Sài Gòn trên các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh họat của thành phố, cư dân và phong cách con người Sài Gòn.
? Bố cục của văn bản ?
II. Đọc, tìm hiểu bố cục, chủ đề, thể loại.
- Thể loại: tuỳ bút 
- Bố cục: 3 phần
+ Đoạn 1: ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả đối với thành phố ấy.
+ Đoạn 2: cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sìa Gòn.
+ Đoạn 3: khẳng định lại tình yêu của tác giả với thành phố ấy.
Đọc toàn bài
II- Phân tích
Đọc đoạn 1
1. ấn tợng chung về Sài Gòn, sự gắn bó của tác giả
? Tác giả viết về Sài Gòn trong đoạn có gì độc đáo ?
+ Phép so sánh: Sài Gòn đ cây tơ đang độ sung mãn đ tô đậm sức sống trẻ trung
? Cảm xúc của tác giả ?
Thiên nhiên được cảm nhận như thế nào ?
+ Thời tiết: Sự độc đáo rất đặc trưng, thay đổi thất thường.
? Nhịp sống ở đây như thế nào ?
+ Nhịp sống: Nhẹ nhàng - ồn ã
? Cảm xúc của tác giả ? Nhận xét về “tôi yêu” ?
GV: Ngay trong phần đầu bài tuỳ bút, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn của mình. Chính từ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm nhận được nhiều vẻ đẹp và nét riêng của thành phố. Thậm chí cả những điều tưởng chừng không mấy dễ chịu như sự “trái chứng” thay đổi đột ngột của thời tiết, những cơn mưa nhiệt đới ào ạt, sự ồn ào đông đúc trong những giờ cao điểm, với tác giả cũng trở thành những cái đáng yêu, đáng nhớ. 
đđiệp: Nhấn mạnh tấm lòng yêu thương nồng nhiệt, chân thành, gắn bó
Đọc đoạn 2:
2- Cảm nhận và bình luận về con người Sài gòn:
? Tác giả nói gì về người Sài gòn có gì đáng chú ý ?
+ Tình cảm chung: cởi mở, mến khách
đ sự hoà hợp.
? Điều đó chứng tỏ tác giả là người như thế nào ? (hiểu biết sâu sắc). Ngời Sài gòn đợc cảm nhận ở những vẻ đẹp nào ?
+ Tự nhiên - dễ dãi - chân thành - bộc trực đ phóng khoáng.
GV: Tác giả đã chứng minh những nhận xét bằng sự hiểu biết lâu dài của mình về con người Sài Gòn với gần 50 năm được gần gũi họ. Những nét tính cách ấy được biểu hiện trong đời sống hằng ngày và cả trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử. 
+ Các cô gái: đẹp, khoẻ khoắn, mộc mạc - ý nhị, duyên dáng.
đ kết hợp truyền thống, hiện đại.
ịYêu mến - trân trọng
Đọc đoạn cuối. 
3- Khẳng định tình yêu với Sài gòn:
Tác giả khẳng định điều gì ?
- Khẳng định tình yêu bền chặt với Sài Gòn
- Mơ ước: mọi người có tình cảm như vậy.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
Dựa vào phần ghi nhớ GV tổng kết bài.
IV. Tổng kết.
4- Củng cố:	
- Đọc ghi nhớ
- GV: nhắc lại những đặc trưng của thể tuỳ bút được biểu hiện cụ thể trong bài Sài Gòn tôi yêu.
5- Hướng dẫn: 	
- Làm bài tập SGK
- Chuẩn bị bài sau.
D- Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 15/12/2006
Tiết 64: Văn bản.
Mùa xuân của tôi
(Vũ Bằng)
A- Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Cảm nhận nét riêng đặc sắc của cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút.
- Thấy được tình quê hương đất nước thiết tha, sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Luyện tập sử dụng từ; với phần Tập làm văn ở tiết Trả bài Tập làm văn số 3.
3. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích tuỳ bút. 
B- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: SGK+ giáo án + Tài liệu
2- Học sinh: Đọc + soạn
C- Tién trình lên lớp:
1- ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7A 	7D
2- Kiểm tra bài cũ:
? Tình cảm của tác giả trong tuỳ bút “Sài gòn tôi yêu”
3- Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu chung.
I- Giới thiệu chung:
Đọc SGK
1- Tác giả: Vũ Bằng (1913-1984) người Hà Nội, nổi tiếng - bút ký.
2- Tác phẩm: Trích “Thương nhớ 12”
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chủ đề, bố cục.
GV: Nêu yêu cầu đọc, gọi HS đọc, nhận xét.
? Thể loại văn bản ?
? Tìm đại ý của văn bản ?
- tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
? Tìm bố cục của bài ?
II. Đọc, tìm hiểu chủ đề, bố cục.
- thể loại: tuỳ bút.
- bố cục: 3 phần:
+ tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên.
+ cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.
+ cảnh sắc riêng của trời đất mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích chi tiết.
II-Phân tích:
Đọc đoạn 1:
1- Tình yêu tháng giêng - mùa xuân con người, quy luật tự nhiên.
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây ? Hiệu quả ?
- Điệp: Ai bảo ... ai cấm...
đ Khẳng định quy luật tự nhiên, tất yếu yêu mến mùa xuân: Tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc.
Đọc đoạn 2
2- Cảnh sắc, không khí mùa xuân đất Bắc
? Tại sao mở đầu “mùa xuân của tôi” ?
+ Mùa xuân đ riêng biệt trong nỗi lòng người xa xứ: lắng đọng, ám ảnh.
+ Cảnh mùa xuân:
? Cảnh sắc mùa xuân được nhớ lại như thế nào ? Hình ảnh nào là đặc trưng ?
- Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, nhạn, trống... câu hát, rét ngọt.
đ Vẻ đẹp lung linh huyền ảo - mơ màng.
- Con người: trầm, đèn êm ấm đ sức sống thiên nhiên và con người.
? Tình cảm, tâm trạng của tác giả thể hiện như thế nào ?
GV: Giọng điệu vừa sôi nổi vừa tha thiết của tác giả đã góp phần quan trọng tạo nên sức truyền cảm của đoạn văn.
- Sống lại - thêm yêu thương.
ị Bồi hồi - rạo rực
Đọc đoạn cuối
3- Cảnh sắc - hương vị mùa xuân sau rằm tháng giêng.
? Có gì khác về cảnh trước và sau ngày rằm ? Trình tự kể ?
(Thời gian)
GV: Ngòi bút của tác giả đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng. Tác giả đã phát hiện và miêu tả sự thay đổi, chuyển biến của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm tháng giêng.
- Sự vận động của cảnh vật:
đào, cỏ, mưa, trời, không khí, cuộc sống.
ị cảm nhận tinh tế đ nỗi nhớ quê nhà thường trực ám ảnh trong tâm trí.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn tuỳ bút ?
? Cảm nhận của em về cảnh mùa xuân, tình cảm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của Vũ Bằng ?
IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật.
- ngòi bút tài hoa, tinh tế.
2. Nội dung.
- cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
- tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống của tác giả.
4- Củng cố:	
- Đọc ghi nhớ sgk.
- gv nhắc lại để củng cố nhận thức của hs về đặc trưng của thể loại tuỳ bút.
	5- Hướng dẫn về nhà: 
	- Đọc thêm.
	- Chuẩn bị bài 16
d. rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_16_nguyen_hong_nhung_truong_thcs_kim.doc