Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 18 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 18 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

TIẾT 69: TIẾNG VIỆT.

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức

- Học sinh có hệ thống hoá kiến thức của tiếng Việt đã học ở học kỳ I.

2. Tích hợp với phần Văn ở tiết Ôn tập tác phẩm trữ tình và phần Tập làm văn ở tiết trả bài.

3. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát.

B- CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Soạn giáo án + BT

2. Học sinh: SGK + làm bài tập

.

C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:

Kiểm diện: 7A 7D

2. Kiểm tra bài cũ:

GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 18 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 18	 Ngày soạn: 22/12/2006.
	Tiết 69: Tiếng việt.
ôn tập tiếng Việt
A- mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- Học sinh có hệ thống hoá kiến thức của tiếng Việt đã học ở học kỳ I.
2. Tích hợp với phần Văn ở tiết Ôn tập tác phẩm trữ tình và phần Tập làm văn ở tiết trả bài.
3. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát.
B- Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn giáo án + BT
2. Học sinh: SGK + làm bài tập
.
C- Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7A	7D
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dấn HS ôn tập từ phức.
1. Từ phức:
? Từ phức là gì ? Ví dụ ?
- Từ phức: là từ có 2 tiếng trở lên.
VD: Xăng dầu, đẹp đẽ 
? Có mấy loại ?
- Có 2 loại: 
+ từ ghép chính phụ 
+ từ ghép đẳng lập
VD: Núi đồi, quần áo
? Từ láy có mấy loại ?
- Từ láy: có 2 loại
+ toàn phần
+ bộ phận
VD: Lao xao, đìu hiu
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập đại từ
2. Đại từ
? Đại từ là gì ? Có mấy loại ? Ví dụ
- từ chỉ vật, hoạt động, tính chất dùng để hỏi: Nó, ấy, kia, gì ?
? Vai trò ?
- Giữ vai trò: CN; VN, ĐN, BN
Hoạt động 3: Hướng dẫn ôn tập về quan hệ từ.
3. Quan hệ từ
? Quan hệ từ là gì ? Ví dụ
? Vai trò tác dụng của quan hệ từ ?
- Từ liên kết các thành phần câu.... 
VD: và, vì, vừa, do, dù
Hoạt động 4: Hướng dẫn ôn tập về từ đồng nghĩa, tù trái nghĩa, từ đồng âm.
4. Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm 
? Cơ sở nào là phân loại các loại từ trên ? (So sánh)
+ Đồng nghĩa: Giống ý nghĩa- khác về ngữ âm
+ Trái nghĩa: Khác về ý nghĩa, nội dung
? Nêu tác dụng của việc sử dụng chúng ?
+ Đồng âm: Giống nội dung, khác ý nghĩa.
ị Tác dụng: Diễn đạt chính xác sinh động tư tưởng, tình cảm
? Tìm một số từ đồng nghĩa và một số từ trái nghĩa với mỗi từ: bé, thắng, chăm chỉ ? 
- Mở rộng vốn từ:
+ bé = nhỏ ủ ỏ to, lớn.
+ thắng = được ủ ỏ thua
+ chăm chỉ = siêng năng ủ ỏ lười biếng
Hoạt động 5: Hướng dẫn ôn tập về thành ngữ.
? Thành ngữ là gì ?
5. Thành ngữ
? Cho ví dụ
- Thành ngữ: là cụm từ cố định, biểu thị 1 ý nghiã hoàn chỉnh.
? Tác dụng của việc sử dụng thành ngữ
? Tìm những thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngư Hán Việt sau ?
? Thay thế những từ ngữ in đậm trong các câu sau đây bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương ?
đ diễn đạt hàm súc, gợi cảm
Bài tập 6:
- Bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng.
- Bán tín bán nghi: nửa tin nửa ngờ.
- Kim chi ngọc diệp: cành vàng lá ngọc.
- Khẩu Phật tâm xà: miêng nam mô bụng đựng bồ dao găm.
Bài tập 7:
- đồng không mông quạnh
- còn nước còn tát
- con dại cái mang
- giàu nứt đố đổ vách
Hoạt động 6: Hướng dẫn ôn tập.
? Điệp ngữ là gì ? Tác dụng của điệp ngữ ?
6. Điệp ngữ - chơi chữ
? Chơi chữ là gì ? Vì sao các tác giả hay sử dụng thủ pháp này ?
* Điệp ngữ: Lặp từ ngữ - tác dụng nhấn mạnh ý định diễn đạt.
* Chơi chữ: Là dùng một số hình thức ngữ âm của từ đ sắc thái diễn đạt bất ngờ sâu sắc.
 4. Củng cố:
GV: Khái quát hệ thống kiến thức tiếng Việt.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập theo bài học.
- Làm một số bài tập bổ trợ.
d. Rút kinh nghiệm.
 Ngày soạn: 23/12/2006
Tiết 70: tiếng việt. 
Chương trình địa phương
A- Mục tiêu bài học:
- giúp hs khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Học sinh biết cách suu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề - biết chọn lọc sắp xếp - ý nghĩa của chúng.
- Tự hào về truyền thống quê hương.
B- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: Sưu tầm
2- Học sinh: Theo SGK
C- tiến trình Lên lớp:
1- ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7A	7D
2- Kiểm tra bài cũ: 
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3- Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết những đoạn, văn bản chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi.
GV: Đọc 1 đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.
HS: Nghe - viết chính tả.
1. Vì sao ngày một thanh tân ?
Vì sao người lại mến thân hơn nhiều ?
Vì sao cuộc sống ta yêu
Mỗi giây mỗi phút, sớm chiều thiết tha ?
Ví sao mỗi hạt mưa sa,
Mỗi tia nắng rọi cũng là tình chung ?
Xuân vui ca múa mọi vùng,
Bắc Nam đâu cũng anh hùng, vì sao ?
	 (Tố Hữu)
2. Trong tuổi thanh niên, ai cũng có bạn bè. Tình bạn là sự kết thân hoàn toàn tự nguyện dựa trên sự hiểu biết về tình cảm, về sở thích của nhau trong quá trình công tác và học tập, nhưng cơ sở của một tình bạn đúng đắn và trong sáng phải là sự nhất trí về nhân sinh quan cách mạng. Trong quan hệ bạn bè, phải lấy tình thân ái đoàn kết thực sự để đối xử với nhau. Phải thật thà, thẳng thắn, cởi mở, không mánh khoé, lừa dối, đố kị nhau. Phải có sự thông cảm và thương mến lẫn nhau để không ngừng tiến bộ. Trong học tập, người khá cần bày vẽ cho người kém, không được làm cao, ích kỉ; người kém phải cố vươn lên, không được ỷ lại nhưng không nên dấu dốt. Trong lao động, phải trao đổi kinh nghiệm cho nhau, khuyến khích nhau thi đua, giúp đỡ nhau trau dồi nghề nghiệp. Trong chiến đấu, phải hiệp đồng chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhiệm vụ, phải đồng cam cộng khổ, gian nguy có nhau, sống chết có nhau. Trong rèn luyện tư tưởng, phải học tập cái hay của nhau, động viên nhau làm điều tốt, nhắc nhở nhau tránh điều xấu; không nên vì quen thân nhau mà dung túng lỗi lầm của bạn; trái lại, phải tìm cách đấu tranh phân rõ phải trái để giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. (Lê Duẩn)
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm các bài tập chính tả.
1. Điền vào chỗ trống:
 a) Điền x hoặc s vào chỗ trống:
	-  ử lí
	-  ử dụng
	-  giả  ử
	- xét  ử
 b) Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ được in đậm:
	- tiêu sử
	- tiêu trừ
	- tiêu thuyết
	- tuần tiêu
 c) Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (trung, chung)
	-  sức
	-  thành
	- thuỷ 
	-  đại
 d) Điền các tiếng “mãnh” hoặc “mảnh” vào chỗ thích hợp:
	- mỏng 
	- dũng 
	-  liệt
	-  trăng
2. Tìm từ theo yêu cầu:
 a) Tìm tên các lòai cá bắt đầu bằng ch hoặc bắt đầu bằng tr.
 b) Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
 c) Tìm những từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoăch gi, có nghĩa như sau:
+ Không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên.
+ Tàn ác, vô nhân đạo.
+ Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu để báo cho người khác biết.
3. Đặt câu phân biệt các từ sau:
+ Đặt câu với mỗi từ: giành, dành.
+ Đặt câu với mỗi từ: tắt, tắc.
	4- Củng cố:	
 GV: Hướng dẫn HS lập sổ tay chính tả.
	5- Hướng dẫn về nhà: 	
- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
d- Rút kinh nghiệm: 
	Ngày soạn: 24/12/2006
Tiết 71- 72: 
Kiểm tra học kỳ I
A- Mục tiêu bài học: 
- Đánh giá học sinh ở việc nắm các nội dung cơ bản của cả 3 phần: Văn - tiếng Việt - Làm văn.
- Xem xét sự vận dụng linh hoạt kỹ năng làm bài.
- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, viết văn bản.
B- Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đề+ đáp án
2. Học sinh: Ôn tập
C- Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7A	7D
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3 Nội dung.
A- Đề bài: 
I- Trắc nghiệm: (3đ)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
 “Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.
Tôi yêu Sài Gòn da diết .Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở” 
 (Sài Gòn tôi yêu)
1. Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt chính:
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
2. Các từ nào dưới đây không phải là từ láy:
a. Nõn nà
 	b. Dập dìu
 	c. ôm ấp
 	d. Da diết.
3. Từ đồng nghĩa với từ “Trẻ” là”
a. Cây tơ
b. Xuân 	
C. Nõn nà 	
d. Ngọc ngà
4. Từ trái nghĩa với “Trân trọng”
a. Chăm sóc
 	b. Giữ gìn
	c. Coi thường
	d. Bảo vệ
5. Thành ngữ nào được sử dụng trong đoạn văn ?
a. Trân trọng, giữ gìn
b. Thay da đổi thịt
c. Đương độ nõn nà
D. Thời tiết trái chứng
6. Tác phẩm trữ tình là:
A. Những văn bản viết bằng thơ.
B. Thơ và tuỳ bút.
C. Những văn bản viết ra nhằm bày tỏ tình cảm, cảm xúc của tác giả.
D. Những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động.
II- Tự luận: (7 điểm)
Nêu cảm nghĩ của em về niềm vui sống giữa tình yêu của mọi người.
B - Đáp án
I- Trắc nghiệm: (3đ)
- Đáp án: 
	1. C
	2. C
	3. B
	4. C
	5. B
	6. C
- Mỗi ý đúng 0,5đ
II- Tự luận: (7 điểm)
Lập dàn ý: 
- Cảm xúc đầu tiên về tình yêu của mẹ
- Tình yêu thơng của anh em trong gia đình
- Tình yêu họ hàng, làng xóm.
- Tình yêu bè bạn, thày cô.
- Cảm xúc chung về tình yêu của mọi ngời dành cho chúng ta 
đ quyết tâm, cố gắng, xứng đáng.
4. Củng cố:
GV: Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem trước bài mới.
- Soạn bài theo phần Đọc - Hiểu.
D. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_18_nguyen_hong_nhung_truong_thcs_kim.doc