Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 20 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 20 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

BÀI 19

TIẾT 73: VĂN BẢN.

TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI.

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nội dung ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt của 9 câu tục ngữ trong văn bản.

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Rút gọn câu, với phần Tập làm văn ở bài Tìm hiểu đề bà văn nghị luận.

3. Kĩ năng:

- Phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng của tục ngữ, học thuộc lòng tục ngữ.

- Bước đầu có ý thức vận dụng tục ngữ trong nói và viết hằng ngày.

B- CHUẨN BỊ:

1- Giáo viên: SGK+ giáo án + Tài liệu tham khảo.

2- Học sinh: Đọc + soạn bài mới.

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 20 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 20 	
	Ngày soạn: 14/1/2007
Bài 19
Tiết 73: Văn bản.
Tục ngữ về con người và xã hội.
A- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nội dung ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt của 9 câu tục ngữ trong văn bản.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Rút gọn câu, với phần Tập làm văn ở bài Tìm hiểu đề bà văn nghị luận.
3. Kĩ năng:
- Phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng của tục ngữ, học thuộc lòng tục ngữ.
- Bước đầu có ý thức vận dụng tục ngữ trong nói và viết hằng ngày.
B- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: SGK+ giáo án + Tài liệu tham khảo.
2- Học sinh: Đọc + soạn bài mới.
C- Tiến trình lên lớp
 	1. ổn định tổ chức:
	Kiểm diện: 7A	7D
2- Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng 8 câu tục ngữ đã học ? Theo em, câu nào hay nhất, sâu sắc nhất ? Vì sao ?
3- Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân qua bao đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất , tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. Dưới hình thức những nhận xét, lời khuyên nhủ, tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích, vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người, trong cách học, cách sống và ứng xử hàng ngày.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
GV: Nêu yêu cầu đọc: chậm rãi, rõ ràng, cú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 vế.
GV: Gọi 2 HS đọc.
GV: Nhận xét cách đọc của HS.
GV: Yêu cầu HS đọc chú thích từ 1 - 8.
II - Đọc, tìm hiểu chú thích.
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích chi tiết.
II- Phân tích chi tiết:
Câu 1:
 Một mặt người bằng mười mặt của.
? Nhận xét về nghệ thuật tác giả sử dụng trong câu tục ngữ ?
GV: Cách dùng từ mặt người, mặt của là để tương ứng với hình thức và ý nghĩa của sự so sánh trong câu, đồng thời tạo nên điểm nhấn sinh đông jvề từ ngữ và nhịp điệu cho người đọc, người nghe chú ý. 
? ý nghĩa của câu này ? 
GV: Không phải nhân dân ta không coi trọng của, nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải.
? Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ?
? Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ ?
- Phê phán những trường hợp coi của hơn người.
- An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân cho là “Của đi thay người”.
- Nói về tư tưởng đạo lí, triết lí sống của nhân dân: đặt con người lên trên mọi thứ của cải.
- Quan niệm về việc sinh đẻ trước đây: muốn đẻ nhiều con.
- nhân hoá: mặt của.
- so sánh: của - người.
- đối lập đơn vị chỉ số lượng: một - mười.
đ người quý hơn của, quý gấp bội lần.
ị Khẳng định tư tưởng coi trọng con người, khẳng định giá trị con người của nhân dân ta.
? Giải nghĩa câu tục ngữ ?
GV: Suy rộng ra, những cái gì thuộc hình thức con người đều thể hiện nhân cách của người đó.
GV: Có thể hiểu thêm một nghĩa nữa: Răng và tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khoẻ con người. 
? Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ ?
- Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng, tóc cho sạch và đẹp.
- Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân.
? Nhận xét về nghệ thuật tác giả sử dụng trong câu tục ngữ ?
GV: Các từ nói trên vừa được hiểu tách bạch trong từng vế, vừa được hiểu trong sự kết hợp giữa 2 vế của câu.
? Em hiểu thế nào về câu tục ngữ ?
GV: Đây là một trong rất nhiều kinh nghiệm dự đoán bão. 
? Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ?
? Nhận xét về nghệ thuật tác giả sử dụng trong câu tục ngữ ?
? Giải nghĩa câu tục ngữ ?
? Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong tục ngữ ?
- Mỗi hành vi của con người ta đều là sự “tự giới thiệu” về mình với người khác và đều được người khác đánh giá. Vì vậy, con người phải học để mọi hành vi ứng xử đều chứng tỏ mình là người llịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế, tức con người có nhân cách, văn hoá
Câu 2:
Cái răng, cái tóc là góc con người.
đ Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách của con người.
Câu 3:
Đói cho sạch, rách cho thơm.
- đối: đói - rách: khó khăn, thiếu thốn về vật chất.
 sạch - thơm: những điều con người phải giữ gìn, vượt lên hoàn cảnh.
đ Nghiã đen: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho.
đ Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ thiếu thốn, vẫn phải sống cho trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm những điều xấu xa, tội lỗi.
ị Giáo dục con người phải có lòng tự trọng.
Câu 4:
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- điệp từ: học
đ Nhấn mạnh, mở ra những điều con người cần cần phải học: học ăn, học nói, học làm, học giao tiếp.
? Nêu ý nghĩa của câu ?
Câu 5:
 Không thầy đố mày làm nên.
đ Đề cao vai trò của người thầy trong việc giáo dục, dạy học, đào tạo con người.
? Nhận xét về nghệ thuật tác giả sử dụng trong câu tục ngữ ?
? Giải nghĩa câu tục ngữ ?
? Câu tục ngữ này có gì mâu thuẫn với câu trên hay không ? Vì sao ?
- Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau cùng đề cao việc học tập.
GV: Người bình dân đề cao việc học thày, nhưng cũng đề cao việc học bạn. Học thầy trong trường, học bạn cũng ở trong trường, lại còn cả ở ngoài trường nữa. Bạn gần ta, cùng tuổi với ta, ta có thể học hỏi nhiều điều, ở nhiều lúc. 
Câu 6
Học thày không tày học bạn.
- so sánh hơn kém: không tày (không bằng)
đ Đề cao việc học bạn.
? Giải nghĩa câu tục ngữ ?
GV: Hai tiếng “thương ngươi” đặt giữa “thương thân” để nhấn mạnh đối tượng đồng cảm thương yêu. Câu tục nhữ khuyên con người lấy bản thân mình soi vào người khác, coi người khác như bản thân mình, để quý trọng, đồng cảm, thương yêu đồng loại.
? Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ?
GV: Tục ngữ không chỉ là kinh nghiệm về tri thức, về cách ứng xử, mà còn là bài học về tình cảm.
? Giải nghĩa câu tục ngữ ?
? Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ ?
- tình cảm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
- tình cảm của học trò đối với thầy cô giáo
- lòng biết ơn của nhân dân đối với các anh hùng, liệt sĩ.
? Nhận xét về nghệ thuật tác giả sử dụng trong câu tục ngữ ?
? Giải nghĩa câu tục ngữ ?
Câu 7
Thương người như thể thương thân.
đ khuyên nhủ con người thương yêu người khác như chính bản thân mình.
ị Là lời khuyên, triết lí về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người.
Câu 8
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
đ Khi được hưởng thành quả phải nhớ đến những người có công gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp đỡ mình.
Câu 9:
 Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- hình ảnh ẩn dụ: cây
- đối: một cây - ba cây
 Non - hòn núi cao.
đ Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết: Một người lẻ loi, không thể làm nên việc lớn, việc khó; nhiều người hợp sức lại sẽ làm được việc cần làm, thậm chí việc lớn lao, khó khăn hơn.
? Nêu những đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ qua việc tìm hiểu 8 câu tục ngữ trên ?
? Nội dung chính của những câu tục ngữ trên là gì ?
III- Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- so sánh
- ẩn dụ
- từ và câu có nhiều nghĩa.
2. Nội dung:
- tôn vinh giá trị con người
- lời khuyên về những phẩm chất, lối sống mà con người cần phải có.
4- Củng cố:	
	GV; Yêu cầu HS đọc những câu tục ngữ ở phần đọc thêm và giải thích nghĩa của chúng ?
5- Hướng dẫn về nhà: 	
- Học thuộc 9 câu tục ngữ vừa học.
	- Sưu tầm một số câu tục ngữ khác.
	- Soạn bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
D - Rút kinh nghiệm:
	Ngày soạn: 15/1/2007
Tiết 78:tiếng việt.
Rút gọn câu
A- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nắm được cách rút gọn câu
- Hiểu tác dung jcủa việc rút gọn câu khi nói, viết.
2. Tích hợp với phần Văn ở bài Tục ngữ về con người và xã hội; với phần Tập làm văn ở bài Tìm hiểu đề bài văn nghị luận.
3. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng chuyển đổi từ câu đầy đủ sang câu rút gọn và ngược lại.
B- Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án + SGK
2. Học sinh: SGK + Bài tập.
C- Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7A	7D
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Kểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm rútgọn câu.
I. Thế nào là rút gọn câu ?
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ (sgk)
? Trong 2 câu đã cho có từ ngữ nào khác nhau ?
? Từ Chúng ta đóng vai trò gì trong câu ?
? Em có nhận xét gì về cấu tạo của 2 câu (a) và (b) ?
? Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu (a) ?
- chúng ta, người Việt Nam, em, chúng em
? Tục ngữ có nói riêng về một ai không hay nó đúc rút những kinh nghiệm chung, đưa ra những lời khuyên chung ?
- Tục ngữ không nói riêng về một ai mà nó đúc rút những kinh nghiệm chung, đưa ra những lời khuyên chung.
? Vì sao chủ ngữ trong câu (a) có thể lược bỏ ?
- Chủ ngữ trong câu (a) có thể lược bỏ vì đây là một câu tục ngữ đưa ra một lời khuyên cho mọi người hoặc nêu một nhận xét chung về đặc điểm của người Việt Nam ta.
? Trong những câu in đậm dưới đây, thành phần nào của câu được lược bỏ ? Vì sao ?
? Tại sao có thể lược bỏ vị ngữ ở ví dụ (a) và lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ ở ví dụ (b) ?
- Làm cho câu gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo được lượng thông tin truyền đạt.
? Em hiểu thế nào là rút gọn câu ? Mục đích của rút gọn câu ?
- Chúng ta
 đ chủ ngữ.
a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.
đ vắng chủ ngữ ị câu rút gọn.
b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.
đ có chủ ngữ.
a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
đ Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người đuổi theo nó. 
ị lược bỏ vị ngữ.
b) - Bao giờ cậu đi Hà Nội ?
 - Ngày mai.
đ - Bao giờ cậu đi Hà Nội ?
 - Ngày mai mình đi Hà Nội.
ị lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ.
* Ghi nhớ: (sgk)
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu cách dùng câu rút gọn .
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ (SGK)
II. Cách dùng câu rút gọn.
? Tìm những từ có thể thêm vào các câu in đậm; cho biết những từ ấy đóng vai trò gì trong câu ?
? Có nên rút gọn như vậy không ? Vì sao ?
- Không nên rút gọn như vậy vì rút gọn như vậy làm cho câu khó hiểu. Văn cảnh không cho phép khôi phục chủ ngữ một cách dễ dàng.
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ (SGK)
? Câu trả lời của người con có lễ phép hay không ?
- Câu trả lời của người con chưa được lễ phép.
? Thêm những từ ngữ thích hợp để câu trả lời được lễ phép ?
? Khi rút gọn câu, cần chú ý điều gì ?
- Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quoăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.
đ Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui.Các bạn chạy loăng quoăng, nhảy dây, chơi kéo co.
ị lược bỏ chủ ngữ.
- Bài kiểm tra toán.
đ Bài kiểm tra toán ạ.
đ Bài kiểm tra toán mẹ ạ.
* Ghi nhớ: (sgk)
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
? Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn ? 
? Những thành phần nào của câu được rút gọn ? 
? Rút gọn như vậy để làm gì ?
- Đây là những quy tắc ứng xử chung cho mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ, làm cho câu trở nên gọn hơn.
? Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện dưới đây hiểu lần nhau ?
- Cậu bé và người khách trong câu chuyện dưới đây hiểu lần nhau cậu bé, khi trả lời người khách, đã dùng 3 câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa.
? Qua câu chuuyện, em rút ra được bài học gì về cách nói năng ?
- Phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn và dùng câu rút gọn không đúng có thể gây hiểu làm.
III. Luyện tập.
Bài tập 1:
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
đ Chúng ta ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
đ Ăn quả, chúng ta nhớ kẻ trồng cây.
ị lược bỏ chủ ngữ.
c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
đ Ai nuôi lợn ăn cơm nằm, ai nuôi tằm ăn cơm đứng.
ị lược bỏ chủ ngữ.
Bài tập 3: 
- Mất rồi.
+ ý cậu bé: Tờ giấy mất rồi.
+ người khách hiểu: Bố cậu bé mất rồi.
- Thưa tối hôm qua.
+ ý cậu bé: Tờ giấy mất tối hôm qua.
+ người khách hiểu: Bố cậu bé mất tối hôm qua.
- Cháy ạ.
+ ý cậu bé: Tờ giấy mất vì cháy.
+ người khách hiểu: Bố cậu bé mất vì cháy.
4. Củng cố:
- Nhắc lại các phần ghi nhớ.
- GV: Hệ thống hoá kiến thức.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 2, 4.
- Xem trước bài : Câu đặc biệt.
D. Rút kinh nghiệm.
	Ngày soạn: 15/1/2007
Tiết 79:Tập làm văn.
 Đặc điểm của văn bản nghị luận
A- Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	- Nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận: Bao giờ cũng phải có một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó với nhau.
	2. Tích hợp với phần Văn ở bài Tục ngữ con người và xã hội, với phần Tiếng Việt ở bài Rút gọn câu.
	3. Kĩ năng:
	- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản mẫu.
	- Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài.
B- Chuẩn bị:
	1- Giáo viên: Giáo án + tài liệu.
	2- Học sinh: Soạn theo SGK.
C- tiến trình lên lớp:
	1- ổn định tổ chức:
	Kiểm diện: 7A	7D
	2- Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.	
	3- Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm luận điểm. 
I- Luận điểm, luận cứ và lập luận.
GV: Yêu cầu HS đọc lại văn bản Chống nạn thất học.
? ý chính của bài viết là gì ?
- ý chính của bài viết là Chống nạn thất học.
? ý chính của bài viết được thể hiện dưới dạng nào ?
đ được trình bày dưới dạng nhan đề.
? Các câu văn nào đã cụ thể hoá ý chính đó ?
- Mọi người Việt Nam
- Những người đã biết chữ 
- Những người chưa biết chữ 
? Vai trò của ý chính trong bài văn nghị luận ?
ị thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận.
GV: Trong văn bản nghị luận, người ta thường gọi ý chính là luận điểm.
? Theo em, luận điểm là gì ?
? Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì ?
1- Luận điểm. 
- thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.
- Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đúng dắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm luận cứ.
? Người viết triển khai luận điểm bằng cách nào ?
- đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể.
? Vai trò của những lí lẽ, dẫn chứng ấy ?
- làm cơ sở cho luận điểm, giúp cho luận điểm đạt tới sự sáng rõ, đúng đắn và có sức thuyết phục.
GV: Những lí lẽ, dẫn chứng ấy được gọi là luận cứ.
? Em hiểu luận cứ là gì ?
? Chỉ ra những luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học ?
- Do chính sách ngu dân ...
- Nay nước độc lập rồi,...
GV: Với 2 lí do đó, tác giả đề ra nhiệm vụ: Mọi người Việt Nam phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ, tức là chống nạn thất học.
 Vậy chống nạn thất học như thế nào ?
 Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết. Tác giả đưa ra một loạt ví dụ, dẫn chứng: “Vợ chưa biết thì chồng bảo, ... “
? Những luận cứ ấy đóng vai trò gì ?
- trả lời các câu hỏi: Căn cứ vào đâu mà đề ra nhiệm vụ chống nạn thất học ? Muốn chống nạn thất học thì phải làm như thế nào ?
đ Làm cho tư tưởng bài viết có sức thuyết phục. Người ta thấy việc học là cần kíp và đó là việc có thể làm được.
? Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì ?
2. Luận cứ.
- Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm
- Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm lập luận.
? Luận điểm và các luận cứ thường được diễn đạt dưới những hình thức nào và có tính chất gì ?
- Luận điểm và các luận cứ thường được diễn đạt thành các lời văn cụ thể.
- Những lời văn đó cần được lựa chọn, sắp xếp, trình bày một cách hợp lí để làm rõ luận điểm.
GV: Hình thức diễn đạt ấy được gọi là cách lập luận.
? Em hiểu thế nào là lập luận ?
? Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học ?
- Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học, chống nạn thất học để làm gì ?
- Nêu tư tưởng chống nạn thất học.
- Nêu các biện pháp cụ thể.
? Lập luận như vậy có ưu điểm gì ?
- chặt chẽ, hợp lí.
? Để bài văn có sức thuyết phục thì việc lập luận phải đảm bảo yêu cầu gì ?
3. Lập luận
- Lập luận là cách lựa chon, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.
- Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
	4. Củng cố:
	- GV: Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ (SGK).
	- GV: Chốt lại những ý chính.
	5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Xem trước các bài tập chuẩn bị cho tiết sau.
d. rút kinh nghiệm.
	Ngày soạn: 16/1/2007
Tiết 80:Tập làm văn.
 Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
A- Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	- Học sinh nhận rõ đặc điểm và cấu tạo đề văn nghị luận.
- Học sinh làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn nghị luận.
	2. Tích hợp với phần Văn ở bài Tục ngữ con người và xã hội, với phần Tiếng Việt ở bài Rút gọn câu.
	3. Kĩ năng:
	- Nhận biết luận điểm, tìm hiểu đề bài văn nghị luận và tìm ý, lập ý.
	- Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài.
B- Chuẩn bị:
	1- Giáo viên: Giáo án + tài liệu.
	2- Học sinh: Soạn theo SGK.
C- tiến trình lên lớp:
	1- ổn định tổ chức:
	Kiểm diện: 7A	7D
	2- Kiểm tra bài cũ:
? Phân biệt văn bản nghị luận với:
+ Văn bản tự sự - kể chuyện.	
+ Văn bản miêu tả.
+ Văn bản biểu cảm.
? Cho mỗi loại một ví dụ ?
	3- Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm ... trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kĩ càng đề bài và yêu cầu của đề. Với văn nghị luận cũng vậy. Nhưng đề văn nghị luận, yêu cầu của bài văn nghị luận vẫn có những đặc điểm riêng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đề văn nghị luận.
GV: Yêu cầu HS đọc các đề.
I- Tìm hiểu đề văn nghị luận
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
? Các đề trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không ?
GV: Thông thường đề bài của một bài văn thể hiện chủ đề của nó. Do đó, đề ra như trên hoàn toàn có thể làm đề bài cho bài văn sẽ viết.
- Các đề - đề bài - đầu đề có thể dùng cho bài văn sắp viết.
? Căn cứ vào đâu để nhận ra đề văn nghị luận ?
GV: Lối sống giản dị, Tiếng Việt giàu đẹp, ...là những nhận định, những quan điểm, luận điểm. Thuốc đắng dã tật, hãy biết giữ thời gian là lời kêu gọi mang một tư tưởng.
 Chỉ có phân tích, chứng minh thì mới giải quyết được các đề ra trên.
- Mỗi đề đều nêu ra một số khái niệm, một số vấn đề lí luận.
? Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn ?
- Tính chất của đề như lời khuyên, tranh luận, giải thích, ... có tính định hướng cho bài viết.
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận 
? Đề nêu ra vấn đề gì ?
? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ?
- thói tự phụ
- trong đời sống thường ngày
? Tính chất của vấn đề là khẳng định hay phủ định ?
Đề bài: Chớ nên tự phụ
- Khuyên nhủ không nên tự phụ
đ phê phán thói tự phụ, kiêu căng, khẳng định sự khiêm tốn, học hỏi
? Trước một đề văn, muốn làm bài tốt, người viết phải làm gì ?
- Xác định đúng vấn đề, phạm vi, t/c
Hoạt động 3: Hướng dẫn lập ý cho bài văn nghị luận.
II- Lập ý cho bài văn nghị luận
Đề bài: Chớ nên tự phụ
1. Xác định luận điểm
? Tìm luận điểm lớn ?
+ Tự phụ là thói xấu của con người 
+ Khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người. 
? Luận điểm nhỏ ?
- Tự phụ không biết mình là ai.
- Tự phụ kinh bỉ người khác
- bản thân bị mọi người xa lánh
2. Tìm luận cứ
? Tìm các luận cứ phục vụ luận điểm ?
+ Đánh giá quá cao về tt của mình đ coi thường người khác
+ Người ta khuyên chớ nên tự phụ:
- Mình không biết mình.
? Các lý lẽ- dẫn chứng đưa ra như thế nào ?
- Bị mọi người khinh ghét
+ tự phụ có hại.
- Tự cô lập mình.
- Hạn chế hoạt động
- thất bại - tự ti
3. Xây dựng lập luận
? Cách trình bày đi theo trình tự nào ?
GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ - SGK.
Từ định nghĩa chung đ chứng minh yếu tố ây đ giải quyết triệt để
* Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố: 
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập SGK
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài: 
Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
d. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_20_nguyen_hong_nhung_truong_thcs_kim.doc