Giáo án Ngữ văn 8 – Bùi Thị Tân - Trường THCS Cương Sơn

Giáo án Ngữ văn 8 – Bùi Thị Tân - Trường THCS Cương Sơn

TIẾT 1 - TÔI ĐI HỌC

- Thanh Tịnh -

A- Mục tiêu cần đạt:

* Giúp học sinh:

- Hiểu và phân tích những cảm giác êm dịu, trong sáng man mác buồn của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, qua áng văn hồi tưởng giầu chất thơ Thanh Tịnh.

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật tôi – người kể chuyện.

- Tích hợp : VB “Cổng trường mở ra” (NVT) cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ . Tính thống nhất về chủ đề của VB.

B- Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, chân dung tác giả, máy chiếu.

- HS : Soạn bài.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1. Tổ chức: 1

2. Kiểm tra: 3 (Máy chiếu)

Trong tiết đầu tiên của chương trình NV7 em đã được học VB nào? ND chính của VB đó là gì ?

* Trả lời : Đó là văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra của tác giả Lí Lan. Văn bản đã giúp chúng ta hiểu được những suy nghĩ, tình cảm tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.

3. Bài mới 37 phút

* GTB : Trong đêm ấy khi người mẹ đang thao thức thì người con có thể vô tư ngủ ngon lành . Nhưng đến sáng hôm sau, khi được mẹ đưa tới trường, lòng người con trào lên biết bao những cảm xúc tâm trạng mới lạ nhà văn Thanh Tinh đã ghi lại chân thực những cảm xúc khó quên đó của “tôi” trong truyện "Tôi đi học". Trong giờ học này chúng ta cùng tác giả trở về với ngày đầu tới lớp của tuổi học trò để sống lại những kỷ niệm mơn man ấy. GV ghi tên bài.

 

doc 155 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 – Bùi Thị Tân - Trường THCS Cương Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Bài
Tiết
Tên bài
Tôi đi học
1
1
Tôi đi học (tiếp)
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Trong lòng mẹ
2
2
Trong lòng mẹ (tiếp)
Trường từ vựng.
Bố cục của văn bản.
Tức nước vỡ bờ
3
3
Xây dựng đoạn văn trong VB
Viết bài tập làm văn số 1
Viết bài tập làm văn số 1
Lão Hạc
4
4
Lão Hạc
Từ tượng hình, từ tượng thanh.
Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
5
5
Tóm tắt VB tự sự
Luyện tập tóm tắt VB tự sự.
Trả bài TLV số1
Cô bé bán diêm
6
6
Cô bé bán diêm
Trợ từ, thán từ
Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Đánh nhau vói cối xay gió
7
7
Đánh nhau vói cối xay gió
Tính thái từ
8
8
Luyện tập viết đoạn văn tự sự K hợp với V miêu tả và b Cảm
Chiếc lá cuối cùng
Chiếc lá cuối cùng
Chương trình địa phương (phần TV)
Lập giàn ý cho bài văn tự sự K/H với M tả - BáO CáO
Hai cây phong
9
9
Hai cây phong
Viết bài TLV số2
Viết bài TLV số2
Nói quá 
10
9 ,10
Ôn tập truyện kí VIệt Nam
Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
Nói giảm, nói tránh
Kiểm tra VB 
11
10,11
Luyện nói: Kể chuyệntheo ngôi.....
Câu ghép 
Tìm hiểu chung về VB thuyết minh 
Ôn dịch , thuốc lá
12
11,12
Câu gép (tiếp)
Phương pháp thuyết minh 
Trả bài kiểm tra văn, bài TLV số 
2Bài toán dân số 
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm 
Đề văn thuyết minh và cáh làm...
Chương trinh đ Phương (Phần văn )
Dấu ngoặc kép 
14
14
Luyện nói: Thguyết minh 1 thứ đồ dùng.
Viết bài TLV số 3.
Vào nhà ngục Q đông cảm tác 
15
15
Đập đá ở côn lôn 
Ôn luyện vê dấu câu 
Kiểm tra TV 
Thuyết minh 1 thể laọi VH 
16
15,16
Muốn làm thằng cuội 
Ôn tậo TV 
Trả bài TLV số 
3Hai chữ nước nhà
17
17
Kiểm ta TH HK I
Hoạt động ngữ văn : Làm thơ 7 chữ.
18
17
Trả bài kiểm tra TV
Trả bài kiểm tra tổng hợp.
Nhớ rừng
Nhớ rừng và ông đồ
Câu ngi vấn 
Viết đoạn văn trong VB thuyết minh
Quê hương
Khi con tu hú
Câu nghi vấn (tiếp)
T.m về 1 phương pháp (cách làm)
Tức cảnh Pác Bó
Câu cầu khiến
T.m một danh lam thắng cảnh
Ôn tập về VB t.m.
Ngăm trăng, đi đường .
Câu cảm thán 
Viết bài TLV số 5
Câu trần thuật 
Chiều dời đo 
Câu phủ định 
Chương trình địa phương (phần TLV)
Hịch tướng sĩ 
Hịch tướng sĩ 
Hành động nói
bàn luận về phép học
Trả bài TLV 5 
Nước Đại Việt ta 
Hành động nói.
Ôn tập về luận điểm
Viết đoạn văn và trình bài luận điểm 
Bàn luận về phép học
L tập xây dựng và trình bày luận điểm
Viết bài TLV số 6
Viết bài TLV số 6
Thuế máu
Thuế máu.
Hội thoạiTìm hiểu về các yếu tố tự sự và mtả trong v NL
ông Giúc đanh mặc lễ phụ
Lựa chọn tự từ trong câu (Ltâp.)
Ltập đua các yếu tó tự và mtả vào..
chương trình đp (phần văn)
Chưa lối đ. đạt (lối lô gic)
Viết bài TLV số 7
Ngày soạn : 20/ 8 / 2010
Ngày giảng : 23/ 8/ 2010
Tiết 1 - Tôi đi học
- Thanh Tịnh -
A- Mục tiêu cần đạt:
* Giúp học sinh:
- Hiểu và phân tích những cảm giác êm dịu, trong sáng man mác buồn của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, qua áng văn hồi tưởng giầu chất thơ Thanh Tịnh.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật tôi – người kể chuyện...
- Tích hợp : VB “Cổng trường mở ra” (NVT) cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ . Tính thống nhất về chủ đề của VB.
B- Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, chân dung tác giả, máy chiếu.
- HS : Soạn bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Tổ chức: 1’
2. Kiểm tra: 3’ (Máy chiếu)
Trong tiết đầu tiên của chương trình NV7 em đã được học VB nào? ND chính của VB đó là gì ?
* Trả lời : Đó là văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra của tác giả Lí Lan. Văn bản đã giúp chúng ta hiểu được những suy nghĩ, tình cảm tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
3. Bài mới 37 phút
* GTB : Trong đêm ấy khi người mẹ đang thao thức thì người con có thể vô tư ngủ ngon lành . Nhưng đến sáng hôm sau, khi được mẹ đưa tới trường, lòng người con trào lên biết bao những cảm xúc tâm trạng mới lạ nhà văn Thanh Tinh đã ghi lại chân thực những cảm xúc khó quên đó của “tôi” trong truyện "Tôi đi học". Trong giờ học này chúng ta cùng tác giả trở về với ngày đầu tới lớp của tuổi học trò để sống lại những kỷ niệm mơn man ấy. GV ghi tên bài.
Hoạt động của thầy trò
Nội dung chính
GV: Đây là VB kể lại những kỷ niệm nhẹ nhàng của nhân vật “tôi” vì vậy cần đọc hơi chậm, nhẹ nhàng, tha thiết. Chú ý nhấn ở những đoạn đối thoại, GV đọc mẫu.
- Gọi học sinh đọc – nhận xét học sinh đọc, 
GV: hãy đọc thầm chú thích (*) trang 8 
H : Trình bày những nét cơ bản nhất về tác giả Thanh Tịnh.
GV cho học sinh xem tranh, thuyết minh.
(SGK) Các sáng tác của ông từ thơ cho đến truyện đều đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm và trong sáng. Văn của ông nhẹ nhàng và thấm sâu, Mang dư vị vừa ngậm ngùi buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến.
H: cho biết xuất xứ của văn bản "tôi đi học" ?
H: Lớp 5 trong VB tương ứng với lớp mấy hiện nay/ (lớp 1)
H: Ông đốc là ai ? Đó là danh từ chung hay danh từ riêng ?
H: Tựu trường nghĩa là gì ? Tìm những từ đồng nghĩa với từ này (Khai trường – khai giảng)
H: Em hiểu “lạm nhận” là gì ? có phải nhận bừa nhận vơ không ?
H: “Tôi đi học” thuộc kiểu văn bản nào? Nó sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
H: NV chính trong truyện là ai? NV chính của truyện là gì? NV ấy được diễn tả theo trình tự nào? (Tôi – NV chính – những kỷ niệm của NV tôi trong ngày khai trường đầu tiên. ND ấy được diễn tả theo mạch cảm xúc hồi tưởng hiện tượng -> quá khứ)
Căn cứ vào mạch cảm xúc ấy, VB có thể chia làm mấy phần ? ND của từng phần là gì ?
GV: Tôi đi học: được tái hiện theo dòng hồi tưởng của ký ức bao gồm 1 chuỗi các sự kiện, mà yếu tố xuyên suốt là dòng cảm xúc thiết tha nguyên thiết tuôn trào. Mạch chính của dòng cảm xúc là những biểu hiện tâm lý xoay quanaynhan vật tôi trong ngày tựu trường. Dòng cảm xúc không chỉ có vai trò kết nối và duy trì các sự kiện mà có yếu tố kích thích trí tưởng tượng vận hành theo 1 quy luật thẩm mỹ .
H: Kỷ niệm về ngày tựu trường của nv tôi được khơi nguồn vào thời điểm nào ?
H : Tổ hợp từ trên làm thành phần gì trong câu ? 
 (trạng ngữ chỉ thời gian )
H: Thời điểm trên được đánh dấu bởi những hình ảnh nào?
 H: Giải thích tại sao thời điểm và những hình ảnh trên lại có tác dụng gợi nhắc về kỷ niệm ở nhân vật tôi ?
GV: Đó là quãng thời gian và hình ảnh rất thân thương, quen thuộc, gần gũi gắn liền với tuổi thơ của tác giả. Thời điểm và những hình ảnh ấy cũng giống như những hình ảnh của ngày đầu tiên nhân vật tôi đi học. Chúng luôn được giữ gìn ấp ủ trong sâu thẳm tâm hồn “tôi”. Sự tương đồng giữ a quá và hiện tại đã khởi nguồn những kỷ niện khó quên của ngày đầu tiên “tôi” đi học.
H: Khi bắt gặp hình ảnh ấy trong lòng nhân vật “tôi” nẩy sinh rất nhiều cảm giác.
Tìm những câu văn diễn tả cảm xúc trong lòng tác giả ?
(Lòng tôi lại nao nức mơn man.......
..................................tưng bừng rộn rã )
H : Tìm những từ ngữ trực tiếp miêu tả cảm xúc của tôi ?
GV: - Náo nức : xao động nhẹ nhàngửtong tâm hồn
- Mơn man: Lướt nhẹ qua gây cảm giác dễ chịu
- Tưng bừng cảm xúc biểu hiện rõ rệt mạnh mẽ 
- Rộn rã : Cảm xúc phấn khởi sôi nổi ...?
H : Những từ ngữ trên thuộc loại từ gì ? ( từ láy)
H : Nhận xét về cảm xúc của tôi ..? các từ láy trên có tác dụng gì?
GV bình: Cảm xúc trong lòng NV tôi gồm rất nhiều cung bậc . Trong quá khứ nó xao xuyến nhẹ nhàng, ở hiện tại nó mạnh mẽ sôi nổi, nó sẽ bùng cháy để sáng lên kỷ niệm các cung bậc cảm xúc rất thực, rất trong trẻo ấy cứ đan cài vào nhau xoá đi khung cảnh giữa hiện tại và quá khứ khiến kỉ niệm đã xẩy ra nhiều năm mà vẫn như còn mới nguyên trong lòng nhân vật.
H: Hãy tìm câu văn chứng tỏ những cản xúc ấy cũng là 1 kỷ niệm đặc biệt trong lòng tôi.
(Tôi quên thế nào được...)
H: Cách diễn đạt của câu văn có gì độc đáo .
GV: so sánh 1 thứ tựu trường với 1 hình ảnh cụ thể (hình ảnh đẹp trong trẻo, vui tươi) qua đó ta thấy được cảm xúc trong lòng tác giả rất trong trẻo, vui tươi.
H: Nhận xét gì về giọng điệu của các câu văn ?
GV : Các câu văn đều nhẹ nhàng, sâu lắng, là văn xuôi mà bàng bạc chất thơ. Cảm xúc chân thành thấm đượm như lối thơ lời hát của tôi về với kỷ niệm ngày xưa. Ngân nga tạo thành dư vị lắng sâu trong lòng .
H: Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt vào truyện, cách tạo mạch cảm xúc của tác giả ?
H: Trên con đường từ nhà đến trường "Tôi" đã quan sát, cảm nhận thấy những gì?
H: tâm trạng hồi hộp, ngỡ ngàng ấy do đâu mà có?
GV: Do lòng nv "tôi" có 1 sự thay đổi lớn, sự thay đổi báo hiệu sự trường thành trong nhận thức của tôi. Tôi hiểu đi học đồng nghĩa với con đường làng sẽ dẫn cậu tôi 1 TG đầy mới lạ. TG kỳ diệu sẽ xuất hiện khi cổng trường mở ra .
H: Có ý kiến cho rằng đây là đoạn văn sd những chi tiết đặc sắc để diễn tả những cảm xúc nảy nở trong lòng nhân vật. Hãy tìm các chi tiết đó?
H: Các chi tiết đó giúp em hiểu được gì về nhân vật tôi và các cảm xúc đang nẩy sinh trong lòng nhân vật tôi?
H: Hãy tìm các câu văn chứa phép t2 như thể hiện tâm trạng của nhân vật tôi /
GV: Hai hình ảnh so sánh cho thấy trong tâm hồn nv tôi đã có sự thay đổi mạnh mẽ về nhân thức. Nhân vật tôi từ giữa những tháng ngày thơ ấu chỉ biết chạy nhảy chơi đùa để tới trường. Dù vậy, suy nghĩ của cậu còn rất ngây thơ nên tôi rất đáng yêu trong cảm xúc bỡ ngỡ lo lắng, rụt rè lại vừa tự tin ...
H: Hãy kq những tâm trạng, cảm xúc trong nhân vật tôi trên đường tới trwngf?
H: Cảm xúc trong ngày đầu tiên đến trường ntn?
I – Tìm hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
a- Tác giả
- Thanh Tịnh (1911-1988)
là nhà giáo, nha thơ, nhà văn nổi tiếng.
- Sáng tác của ông thường nay cảm xúc nhẹ nhàng trong trẻo.
b – Tác phẩm :
"Tôi đi học' In trong tập quê mẹ xuất bản năm 1941.
c- Từ khó:
II - Đọc tìm hiểu văn bản 
A- Thể loại bố cục:
1 – Thể loại tôi đi học là VB tự sự có sự kết hợp 3 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả,biểu cảm
2- Bố cục (Máy chiếu)
- Đoạn 1: Từ đầu.... lòng tôi lại tưng bừng rộn rã => Tôi từ hiện tại nhớ về dĩ vãng
- Đoạn 2 : Tiếp... trên ngọn núi -> trạng thái, cảm xúc của tôi khi cùng mẹ trên đường đến trường.
- Đoạn 3: tiếp...xa mẹ tôi chút nào hết -> tâm trạng của nhân vật tôi khi quan sát sân trường và rời mẹ vào lớp.
- Đoạn 4: Còn lại -> tâm trạng, cảm giác của tôi khi nhận chỗ ngồi và học bài đầu tiên.
B- Tìm hiểu VB.
1. Khơi nguồn kỉ niệm - tôi từ hiện tại nhớ về dĩ vãng.
- Thời gian: hằng năm, cứ vào cuối thu.
Hình ảnh : lá cây rụng nhiều, mây bàng bạc, mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường -> sự tương đồng giữa quá khứ và hiện tại đã khơi nguồn kỷ niệm.
- Cảm xúc: mơn man, náo nức, tưng bừng, rộn rã
-> Cảm xúc trong sáng, ngọt ngào, nẩy nở trong lòng nhân vật tôi.
- Phép so sánh cho ta thấy cảm xúc rất trong trẻo, đẹp đẽ trong lòng tôi.
*Tiểu kết (Máy chiếu)
Với câu văn bàng bạc chất thơ, với việc sử dụng hợp lý phép so sánh. Các từ láy giàu cảm xúc và cách miêu tả tinh tế, nhân vật tôi đã khéo léo đưa người đ ... ọc trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi "
NV8 tập 1"
1. Đoạn văn trên trích trong VB nào ?
A. Trong lòng mẹ B. Tôi đi học
C. Chiếc lá cuối cùng D. Cô bé bán diêm
2. Tác giả đoạn văn trên là ai ?
A. Nguyên Hồng B. Thạch Lam
C. Nam Cao D. Thanh Tịnh
3. Đoạn văn trên tác giả đã k/h các phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả - biểu cả B. Biểu cảm – tự sự -nghị luận
C. Miêu tả- tự sự – biểu cảm D. Biểu cảm – nghị luận
4. Đoạn văn có bao nhiêu từ thuộc từng từ vựng chỉ bộ phận của cơ thể người?
A. 5 từ B. 7 từ C. 8 từ D. 10 từ
5.Trong những từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. Dịu dàng B. Nặng nề C. Lưu luyến D. thút thít
6. Nội dun chính của đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả ngày đầu tiên đi học.
B. Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học
C. Kể lại những sự việc diễn ra trong ngày đầu tiên đi học.
D. Miêu tả những cậu học trò khi xếp hàng vào lớp.
7. Nhân vật được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ 2 C. Ngôi thứ nhất số ít
B. Ngôi thứ 3 D. Ngôi thứ nhất số nhiều
B- Tự luận:
Hãy viết một bài văn giới thiệu về một loài hoa mà em yêu thích.
II. Đáp án
A- Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm ->3,5 điểm
1. B ; 2D; 3.C ;4 D; 5D 6B; 7C
B- Tự luận:
* Yêu cầu chung:
Viết đúng thể loại văn thuyết minh không mắc quá nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, chính xác.
- Sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: (1đ)- Giới thiệu khái quát về loài hoa mà em yêu thích.
2. Thân bài: (4,5đ) Nêu những đặc điểm của loài hoa/
- Giới thiệu đặc điểm cấu tạo của hoa.
- Giới thiệu đặc điểm màu sắc, hương thơm của hoa.
- Giới thiệu công dụng của hoa đối với thiên nhiên, con người.
3. Kết bài: (1đ)
Nêu cảm nghĩ của em về loài hoa đó.
4. thu bài – củng cố : 2'
- GV thu bài, nhận xét ý thức trong giờ kiểm tra
5. HDVN
- Ôn tập văn thuyết minh
- Chuẩn bị bài tiếp.
Tiết 69 Hoạt động ngữ văn (T1)
Làm thơ 7 chữ
A. Mục đích cần đạt:
- tích hợp: với các văn bản văn, các kiến thức tiếng việt và tập làm văn đã học, nhất là đối với bài 15' (Thuyết minh về 1 thể loại văn học)
- Biết nhận diện thể thơ 7chữ, trên cơ sở đó biết phân biệt với thơ 5 chữ và thơ lục bát.
- Tạo hứng thú cho việc học ngữ văn và có ước mơ sáng tạo thơ văn.
B. Chuẩn bị : GV: Giáo án nghiên cứu tài liệu:
HS xem lại thể thơ 7chữ, sưu tầm thơ 7 chữ, tập làm thơ 7 chữ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định : 1'
2. Kiểm tra: 3' kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : 39'
HĐ1: HDHS nhận diện thể thơ.
- HS đọc VD trên bảng phụ.
H: Căn cứ vào những thể thơ đã học cho biết bài thơ trên làm theo thể thơ nào ? (Thất ngôn tứ tuyệt)
H: Nhận xét gì về số dòng, số chữ trong bài thơ?
H: Xác định bằng, trắc cho từng tiếng ? (HS lên xác định )
H: Căn cứ vào các tiếng bằng trắc, hãy chỉ ra đối và niêm trong bài?
H: Bài thơ được làm theo luật gì ?
H: Xác định vần của bài thơ?
H: Bài thơ được ngắt nhịp như thế nào?
H: Vậy, qua tìm hiểu em có thể rút ra kết luận gì về thể thơ 7 chữ?
- GV hướng dẫn học sinh nắm chắc luật bằng, trắc của thể thơ này.
- Yêu cầu học sinh lên bảng viết lại luật thơ theo yêu cầu của giáo viên.
HĐ2: HD luyện tập
- Căn cứ vào luật thơ 7 chữ đã học học sinh đọc bài thơ "Tối" – nhận xét về vần luật của bài thơ.
- Rút ra nhận xét những chỗ sai của bài thơ đó.
HS sửa: Vàng khè, bóng đêm nhoè, bóng trăng nhoè, bóng trăng loe đều được.
I. Bài học: 20' Nhận diện luật thơ
1. Ví dụ: Bài thơ"Chiều" ĐVCừ (SGK trang 165-166)
2. Nhận xét:
- Thể thơ: 7 chữ(TNTT)
- Đối: Câu 1-2;3-4
- Niêm: Câu 2-3;1-4
- Bài thơ làm theo luật bằng.
- Vần: Về –nghe –lê(Vần bằng, gieo ở cuối câu 1,2,4)
-Nhịp thơ: 4/3 hoặc 3/4
3. Kết luận:
- Mỗi câu thơ có 7 chữ (có thể xen 5,6 chữ), nhịp thơ thường là 4/3 đôi khi có thể có 3/4. Vần có thể bằng trắc, thường là vần bằng, gieo cuối câu 2,4 có thể ở cả câu 1.
- Luật bằng trắc có thể theo 2 mô hình 
* Luật bằng:
B B T T T B B
TT B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
* Luật trắc:
T T B B T T B
B B T T T B B
B B T T B T T
T T B B T B B
* Luyện tập: Chỉ ra chỗ sai luật của bài thơ "Tối" - ĐVCừ
a. VD: Bài thơ"Tối" - ĐVCừ
b. Nhận xét: 
- Sau "ngọn đèn mờ" không có dâu (,) vì dấu(,) gây đọc sai nhịp.
- Sai " ánh xanh xanh" (Sai vần) -> "ánh xanh lè" hoặc sửa khác.
4. Củng cố: 2'
Nhắc lại đặc điểm của thể thơ 7 chữ ?
5. HDVN
- Học thuộc đặc điểm của thơ 7chữ
- Căn cứ vào đó tập làm thơ 7chữ.
Tiết 70 Hoạt động ngữ văn (T2)
Làm thơ 7 chữ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục công việc của tiết 69
B. Chuẩn bị:
GV sưu tầm một số bài thơ 7 chữ
HS: Học bài, tập làm thơ 7 chữ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: 5'
Nhắc lại luật thơ 7 chữ ?
3. Bài mới: 37'
HĐ2: HDHS làm thơ 7 chữ - đúng luật
-Đề bài: xoay quanh chuyện thằng cuội ở cung trăng. Hai câu tiếp phát triển đề tài theo một hướng nào đó. (Chuyện cuội nói dối, chuyện chị Hằng, cây đa...) Có thể làm nghiêm túc, có thể nghịch ngợm, hóm hỉnh.
Chú ý luật: B B T T B B T
TT BB TT B
VD: "Đáng tội cho cái quân lừa dối 
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng"
VD: "Cõi trần ai cũng chướng mặt nó
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng"
* Chú ý luật của 2 câu sau:
TT BB TT
BB TT T BB
- Hai câu đầu vẽ cảnh mùa hè thì 2 câu tiếp phải nói chuyện mùa hè:
VD: "Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê"
VD: "Trên hồ ba bể - Hoàng Trung Thông-
" Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời, trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh"
II. Tập làm thơ 7 chữ
1. Làm tiếp những bài thơ 7 chữ còn dở dang:
a. "Tôi thấy người ta bảo rằng
Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng"
-> "Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá hít bụi suốt ngày đã sướng chăng...."
"Cung trăng hẳn có chi Hằng nhỉ
Có day cho đời bớt cuội chăng"
b. Làm tiếp 2 câu sau:
"Vui sao ngày đang chuyển sang hè
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
Nắng đấy rồi mưa như trút nước
Bao người vẫn vội vã đi về"
2. Giới thiệu 1 số bài thơ 4 câu 7 chữ hay:
áo đỏ – Vũ Quần Phương
áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết mấy không"
4. Củng cố: 2'
- Nhấn mạnh, khắc sâu luật thơ 7 chữ
5. HDVN
- ôn tập luật thơ 7 chữ
- Sưu tầm một số bài thơ 7 chữ, chép lại, học thuộc
- Chuẩn bị bài học kỳ II 
: kiểm tra tổng hợp học kỳ I
Đề thi chất lượng học kỳ I
Thời gian 90 phút
I. Đề bài: 
A. Trắc nghiệm:
Cho đoạn văn:" Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi giúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi " 
 (Ngữ văn 8 - tập 1)
1. Đoạn văn trên trích trong VB nào ?
A. Trong lòng mẹ B. Tôi đi học
C. Chiếc lá cuối cùng D. Cô bé bán diêm
2. Tác giả đoạn văn trên là ai ?
A. Nguyên Hồng B. Thạch Lam
C. Nam Cao D. Thanh Tịnh
3. Đoạn văn trên tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả - biểu cảm B. Biểu cảm - tự sự -nghị luận
C. Miêu tả- tự sự - biểu cảm D. Biểu cảm - nghị luận
4. Đoạn văn có bao nhiêu từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận của cơ thể người?
A. 5 từ B. 7 từ C. 8 từ D. 10 từ
5.Trong những từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. Dịu dàng B. Nặng nề C. Lưu luyến D. thút thít
6. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả ngày đầu tiên đi học.
B. Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học.
C. Kể lại những sự việc diễn ra trong ngày đầu tiên đi học.
D. Miêu tả những cậu học trò khi xếp hàng vào lớp.
7. Nhân vật được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ 2 C. Ngôi thứ nhất số ít
B. Ngôi thứ 3 D. Ngôi thứ nhất số nhiều
B- Tự luận: Hãy viết một bài văn giới thiệu về một loài hoa mà em yêu thích.
II. Đáp án
A- Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm ->3,5 điểm
1 - B 2 - D 3 - C 4 - D 5 - D 6 - B 7 - C
B- Tự luận:
* Yêu cầu chung:
Viết đúng thể loại văn thuyết minh không mắc quá nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, chính xác.
- Sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: (1đ)- Giới thiệu khái quát về loài hoa mà em yêu thích.
2. Thân bài: (4,5đ) Nêu những đặc điểm của loài hoa:
- Giới thiệu đặc điểm cấu tạo của hoa.
- Giới thiệu đặc điểm màu sắc, hương thơm của hoa.
- Giới thiệu công dụng của hoa đối với thiên nhiên, con người.
3. Kết bài: (1đ)
Nêu cảm nghĩ của em về loài hoa đó.
Tiết 60: Kiểm tra Tiếng Việt
I. Đề bài:
Phần 1: Trắc nghiệm.( 3 đ)
 Cho đoạn văn sau:
 "Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu"
(Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố)
Đọc Kỹ đoạn văn và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
 1: Đoạn văn có bao nhiêu từ thuộc trường từ vựng chỉ hoạt động của người?
A. 5 từ C. 7 từ
B. 6 từ D. 8 từ
 2: Câu " Hắn ngã chổng quèo trên mặt đất miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu" Thuộc kiểu câu nào?
A. Câu trần thuật đơn. C. Câu đặc biệt.
B. Câu rút gọn. D. Câu ghép.
 3. Từ " nham nhảm" trong đoạn văn trên thuộc loại từ gì?
A. Từ tượng hình. C. Từ ngữ địa phương.
B. Từ tượng thanh. D. Biệt ngữ xã hội.
Phần 2. Tự luận
Câu 1: Phân tích cấu tạo ngữ pháp các câu ghép sau và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của các câu ghép đó?( 3đ)
a. Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.
b. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được.
c. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong ví dụ sau:( 4đ)
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
(Hoàng Trung Thông)
II. Yêu cầu:
1. Đọc kỹ đề bài và làm bài tự giác, nghiêm túc.
III. Đáp án
Câu 1: 
1. C 2. D 3. B
Câu 2: (3đ)
- Xác định đúng cấu tạo ngữ pháp của 3 câu văn (1,5đ)
-Chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép :
a. quan hệ tương phản
b. Quan hệ nguyên nhân – hệ quả c. Quan hệ bổ sung.
(1,5 điểm)
Câu 3 : (4đ)
- Xác định đúng biện pháp tu từ: nói quá qua chi tiết :"có sức người sỏi đá cũng thành cơm" (1đ)
- Viết thành đoạn văn, phân tích giá trị của biện pháp tu từ nói quá, thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn, thể hiện niềm tin vào bàn tay lao động (3đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docKy I.doc