Tiết: 1, 2 BÀI 1
Soạn :6-8 VĂN BẢN : TÔI ĐI HỌC
Giảng : (Thanh Tịnh)
A-Mục tiêu bài học:
- HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở
-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
B-Chuẩn bị:
-Đồ dùng: Tranh ảnh về ngày khai trường.
C-Tiến trình tổ chức dạy và học:
I-Ổn định tổ chức:
II- Kiểm tra :
Bài đầu tiên của chương trình Ngữ văn 7 là bài gì ? của ai ?
Yêu cầu: Cổng trường mở ra - Lí Lan.
Tiết: 1, 2 Bài 1 Soạn :6-8 Văn bản : TÔI ĐI HọC Giảng : (Thanh Tịnh) A-Mục tiêu bài học: - HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở -Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm. B-Chuẩn bị: -Đồ dùng: Tranh ảnh về ngày khai trường. C-Tiến trình tổ chức dạy và học: I-ổn định tổ chức: II- Kiểm tra : Bài đầu tiên của chương trình Ngữ văn 7 là bài gì ? của ai ? Yêu cầu: Cổng trường mở ra - Lí Lan. III-Bài mới : Học bài CTMR của Lí Lan, hẳn mỗi chúng ta không quên tấm lòng người mẹ trong ngày đầu dẫn con đi học. Người mẹ ấy bồi hồi sao xuyến vì đang được sống lại những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học.Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả được những kỉ niệm ấy. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức -Dựa vào chú thích*,em hãy nêu 1 vài nét về tác giả ? -Gv: Thanh Tịnh sinh ngày 11.12.1911 tậi Huế, mất ngày 17.7.1988 tại Hà Nội.Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học, song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ. -Em hãy nêu xuất xứ của tác phẩm ? - Hướng dẫn đọc: giọng hơi buồn, lắng sâu -Gv đọc- Hs đọc- Gv nhận xét. -Hs đọc thầm chú thích trong sgk- chú ý chú thích 2,6,7. -Ông đốc là DT chung hay riêng? -Lạm nhận có phải là nhận bừa, nhận vơ không ? -Truyện có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Vì sao ? (vì được nói đến nhiều nhất) -Mạch truyện được kể theo dòng hôì tưởng của nv “tôi”, theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.Vậy ta có thể chia văn bản ra thành mấy phần ? Mỗi phần từ đâu đến đâu ? ý của từng phần ? -Hs đọc phần 1- Phần em vừa đọc nói về nội dung gì ? -Trên đường tới trường, nhân vật “tôi” đã thấy con đường và cảnh vật xung quanh như thế nào ? (con đường quen- thấy lạ; cảnh vật xung quanh- có sự thay đổi) -Những câu văn nào diễn tả điều đó ? -Vì sao con đường quen lại trở thành lạ và cảnh vật chung quanh lại thay đổi? (vì trong lòng nhân vật “tôi” có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.) -Sự kiện hôm nay tôi đi học có ý nghĩa gì ? (Đây là một sự kiện lớn, một sự đổi thay quan trrọng, đánh dấu bước ngoặt của tuổi thơ tác giả.) -Em có nhận xét gì về NT miêu tả của tác giả ở đọan văn này ? (Miêu tả cảnh vật thông qua cái nhìn tâm trạng của nhân vật). -Việc học hành gắn với sách vở, bút thước, những việc đó đã được tác giả kể lại bằng những chi tiết nào ? -Tất cả những chi tiết trên, cho em hiểu gì về nhân vật “tôi” ? Thảo luận: -Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi bút, thước, tác giả viết: ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt trên ngọn núi. Biện pháp NT nào được sử dụng trong câu văn ? Nó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung đoạn văn ? - GV: ý nghĩ của một em nhỏ mới cắp sách tới trường thật thơ ngây trong sáng và hồn nhiên. -Đi hết con đường làng, cậu học trò nhỏ tới sân trường. Khi đứng ở sân trường nhân vật “tôi” có tâm trạng gì ? -Hs đọc:“Trước sân trường...lo sợ vẩn vơ ” -ĐV m.tả cảnh gì ? -Em hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh trước sân trường làng Mĩ L í ? -Em có nhận xét gì về những từ ngữ mà tác giả lựa chọn để miêu tả ? Việc lựa chọn đó có tác dụng gì ? - Cảnh tượng ấy có ý nghĩa gì? -Trường Mĩ Lí được so sánh với hình ảnh nào ? Hình ảnh ấy có ý nghĩa gì? (Trường Mĩ Lí vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Hiệp... ->Hình ảnh so sánh diễn tả sự trang nghiêm của mái trường.) - Gv:Tiếp đó là cảnh những học trò nhỏ lần đầu tiên đến trường. GV đọc “Cũng như tôi...trong các lớp.” -Những học trò nhỏ được miêu tả qua những chi tiết nào ? -Em có nhận xét gì về biện pháp NT mà tác giả sử dụng ở đoạn này ? -Hình ảnh so sánh ấy có ý nghĩa gì ? -GV: Hình ảnh so sánh của tác giả thật tinh tế, nó vừa tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc liên tưởng về một thời tuổi nhỏ đứng trước mái trường thân yêu. Mái trường đẹp như một tổ ấm, HS ngây thơ, hồn nhiên như một cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời rộng, nghĩ tới những chân trời học vấn mênh mông. -Tiếp theo là cảnh gì ? -Những chi tiết nào miêu tả tâm trạng của nv “tôi” khi nghe ông đốc đọc tên mình ? - Các từ ngữ được lựa chọn để miêu tả có gì đáng chú ý ? - GV: Nó gợi cho người đọc chúng ta nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. Nó giúp ta hiểu sâu hơn nỗi lòng nhân vật và tài năng kể truyện của tác giả. -Hình ảnh mái trường gắn liền với hình ảnh ông đốc. Vậy hình ảnh ông đốc được nhớ lại qua những chi tiết nào ? -Dưới con mắt của nv “tôi”, ông đốc là người ntn ? -Các chi tiết trên cho ta thấy tác giả đã nhớ tới ông đốc với những tình cảm nào? -Gv đọc “Tôi cảm thấy ....tóc tôi,“ -Vì sao đám học trò lại khóc? (Khóc vì lo sợ và cũng khóc vì sung sướng.) -Gv: Đó là những giọt nước mắt của sự tiếc nối những ngày chơi đùa thoải mái, là sự lưu luyến những người thân và đó cũng là dấu hiệu của sự trưởng thành. -Các từ: khóc, nước nở, thút thít là những từ có nghĩa khái quát ở các cấp độ khác nhau. Vậy thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - chúng ta sẽ học ở bài Tiếng Việt sau. -Hs đọc phần 3. -Khi sắp hàng đợi vào lớp, nv “tôi” đã cảm thấy điều gì ? Vì sao ? (chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này- vì từ nay phải tự mình làm tất cả, không có mẹ ở bên cạnh như ở nhà nữa) -Khi vào lớp học nv “tôi” có cảm giác gì? (cảm giác vừa lạ vừa quen)- Những câu văn nào đã nói lên điều đó ? -Vì sao nv “tôi” lại có cảm giác lạ? (cảm giác lạ vì lần đầu tiên được vào lớp học nên cái gì cũng thấy lạ) -Những cảm giác vừa quen vừa lạ cho ta thấy được tình cảm gì của nv “tôi”? -Gv đọc: Một con chim non -> hết. -Đv cho em hiểu gì về nv “tôi” ? -Bài văn có những nét đặc sắc gì về ND và NT ? -Hs đọc ghi nhớ. -Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên ? I.Giới thiệu chung: 1.Tác giả:Thanh Tịnh (1911-1988 ) -Quê ở Huế. -Từng dạy học, viết báo, làm thơ. -Sáng tác nhiều truyện ngắn và thơ. -Sáng tác của ông đậm nét trữ tình, toát lên vẻ đằm thắm, nhẹ nhàng mà sâu lắng, tình cảm êm dịu trong trẻo. 2.tác phẩm -Là văn bản nhật dụng. -Là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ. II. Đọc - Hiểu văn bản: *Bố cục: 3 phần -Từ đầu -> trên ngọn núi: Tâm trạng nv “tôi trên đường tới trường. -Tiếp -> cả ngày nữa: Tâm trạng của nv “tôi” lúc ở s/trường -Còn lại: Tâm trạng của nv “tôi” trong lớp học. I-Tâm trạng nhân vật tôi trên đường tới trường: -Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi. -Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. -Tôi muốn thử sức mình...:-Mẹ đưa bút thước cho con cầm. =>Là người yêu thiên nhiên, có ý thức trong việc học tập, không muốn thua kém bạn bè. -> Hình ảnh so sánh làm nổi rõ tầm quan trọng của việc đi học và khơi gợi khát vọng vươn tới những đỉnh cao. 2.Tâm trạng nhân vật “tôi” lúc ở sân trường: *Trước sân trường làng Mĩ Lí: -Dầy đặc cả người, người nào quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt cũng tươi vui và sáng sủa. ->Sử dụng một loạt các từ láy gợi tả làm hiện lên quang cảnh đông vui, nhộn nhịp và náo nức. =>Phản ánh không khí đặc biệt của ngày khai trường. *Những học trò nhỏ: -Mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ... Họ như con chim con... muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. ->Hình ảnh so sánh sinh động. => Gợi tả tâm trạng ngỡ ngàng, sợ sệt và e ngại. *Nghe ông đốc đọc tên từng học trò mới: -Tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. -Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. ->Sử dụng nhiều ĐT đặc tả những giây phút xúc động khó quên của mỗi đời người. *Ông đốc: -Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy... được sung sướng. -Nhìn chúng tôi bằng cặp mắt hiền từ và cảm động. -Tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi. ->Là người thầy rất yêu thương HS, quan tâm tới HS. =>Yêu thương, quí trọng, tin tưởng và biết ơn người thầy của mình. 3.Tâm trạng của hân nậtv “tôi” trong lớp học: -Một mùi hương lạ xông lên. Trông hình gì...cũng thấy lạ... Tôi nhìn người bạn...ngồi bên tôi...không cảm thấy sự xa lạ chút nào. =>Yêu mến, gắn bó với bạn bè và trường lớp. Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ. * Ghi nhớ: Sgk (9 ) * Luyện tập: IV- Củng cố, dăn dò : - GV hệ thống nội dung bài học -Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp bài còn lại. -Soạn bài:Trong lòng mẹ (Đọc VB, đọc chú thích và trả lời những câu hỏi trong phần Đọc –Hiểu VB). D- Rút kinh nghiệm: . . Tiết: 3 Soạn :7-8 Giảng : CấP Độ KHáI QUáT NGHĩA CủA Từ NGữ A-Mục tiêu bài học: - HS hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mqh về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. -Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mqh giữa cái chung và cái riêng. B-Chuẩn bị: -Đồ dùng: Bảng phụ. C-Tiến trình tổ chức dạy và học : I-ổn định tổ chức: II-Kiểm tra : III-Bài mới: Đọc đoạn văn: “Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc.Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ.” -Đv trích từ vb nào? của ai?–Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ khóc? Vì sao?- và cho biết chúng có mqh gì với nhau? (mếu = Khóc >mqh đồng nghĩa, trái nghĩa.) -Từ khóc không chỉ có mqh trái nghĩa với từ cười mà nó còn có mqh khác với các từ nức nở, thút thít.Vậy mqh của chúng ở đây là mqh gì ? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ND bài hôm nay. Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức -Hs quan sát sơ đồ trên bảng phụ. -Nhìn vào sơ đồ ta thấy: Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá ? Vì sao ? (Động vật là sự vật có cảm giác và tự vận động được; thú, chim, cá đều là động vật. Phạm vi nghĩa của từ độngvật bao hàm nghĩa của các từ thú, chim, cá. Vì vậy: ... ) -Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu ? Vì sao ? (Vì nghĩa của từ thú bao hàm nghĩa của từ voi, hươu ) -Gv: Từ động vật, thú, chim, cá được coi là từ có nghĩa rộng. -Vậy theo em khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng ? -Nghĩa của từ voi, hươu rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú ? vì sao? (Voi, hươu là động vật thuộc loài thú, phạm vi nghĩa của 2 từ này được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ thú. Vì vậy: ... ) -Gv: Các từ voi, hươu, tu hú, sáo là từ nghĩa hẹp. -Từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi nào ? -Gv: Qua PT VD ta thấy nghĩa của từ có tính chất khái quát. Nhưng trong một ngôn ngữ, phạm vi khái quát nghĩa của từ không giống nhau: sinh vật bao hàm nghĩa của động vật và thực vật...) -Nhìn vào sơ đồ, ta thấy từ thú có những nghĩa gì ? (Từ thú có nghĩa rộng so với từ voi, hươu nhưng lại có nghĩa hẹp so với từ động vật) -Gv: Trong trường hợp này từ thú vừa có ngh ... ài 2 (145): *Từ xưng hô -Đại từ trỏ người: tui, choa, qua (tôi); tau (tao); bầy tui (chúng tôi); mi (mày); hấn (hắn). -Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: bọ, thầy, tía, ba (bố); u, bầm, đẻ, mạ, má (mẹ); ôông (ông); mệ (bà); cố (cụ); bá (bác); eng (anh); ả (chị). *Cách xưng hô: -Xưng hô với thầy, cô giáo là: em, con - thầy, cô. -Xưng hô với chị của mẹ là: cháu - bá, dì -Xưng hô với chồng của cô là: cháu- chú, dượng. -Xưng hô với ông nội, bà nội là: cháu, con - ông, bà, nội. -Xưng hô với ông ngọi, bà ngoại là: cháu, con - ông, bà, ngoại. -Xưng hô với người ngoài là: cháu, con - ông, bà, chú, cậu, bác, bá cô, dì. 3-Bài 3 (45): -Từ xưng hô địa phương chỉ được dùng trong những phạm vi giao tiếp rất hẹp (giữa những người trong gia đình hay những người cùng địa phương) và không được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức. 4-Bài 4 (45): -Đối chiếu: Từ toàn dân Từ địa phương Mẹ Má, bầm, u, bu, mạ Bố Ba, thầy, tía, bọ Ông nội Ông nội -Nhận xét: Trong tiếng Việt phần lớn các từ chỉ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô. Chỉ có một số ít trường hợp không dùng để xưng hô, có thể coi là cá biệt như: vợ, chồng, con dâu, con rể. Hiện tượng dùng phổ biến các từ chỉ quan hệ thân thuộc để xưng hô là một đặc trưng nổi bật của tiếng Việt. Tuy nhiên, ngoài từ chỉ quan hệ thân thuộc, tiếng Việt còn dùng nhiều phương tiện khác để xưng hô như đại từ nhân xưng, từ chỉ chức vụ nghề nghiệp hay tên riêng. IV-Hướng dẫn học bài: -Ôn tập phần tiếng Việt đã học trong học kì II (Theo nội dung bài ôn tập). -Tìm các từ địa phương em và địa phương khác. D-Rút kinh nghiệm: Tiết: Soạn : Giảng : Bài 34-Tiết 2 Luyện tập văn bản thông báo A-Mục tiêu bài học: -Ôn lại những kiến thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo. -Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh. B-Chuẩn bị: - Đồ dùng : -Những điều cần lưu ý: C-Tiến trình tổ chức dạy - học: I-ổn định tổ chức: II-Kiểm tra: III-Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức -Hãy cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai ? -Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo: +Nội dung thông báo thường là gì ? +Văn bản thông báo có những mục gì ? -Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống nhau, những điểm nào khác nhau ? -Hs đọc 3 trường hợp trong sgk và lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp trên ? -Hs đọc thông báo trong sgk. -Chỉ ra những chỗ sai trong VB thông báo trên và chữa lại cho đúng ? -Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài XH mà em cho là cần viết VB thông báo (không lặp lại tình huống trong sgk) ? I-Ôn tập lí thuyết: 1-Tình huống cần làm VB thông báo: -Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan Đảng, Nhà nước,... cần thông báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề chủ trương, chính sách, việc làm,... 2-Nội dung, thể thức của một VB thông báo: -Nội dung thông báo: thường là những thông tin về công việc phải làm để người dưới quyền biết và thực hiện -Thể thức của VB thông báo: là thể thức hành chính theo đúng những mẫu đã qui định (Gồm 3 phần: Thể thức mở đầu VB thông báo, nội dung thông báo, thể thức kết thúc VB thông báo) 3-Phân biệt VB tường trình và VB thông báo: -Giống nhau: về thể thức trình bày (3 phần), về sự chính xác rõ ràng của nội dung VB (nội dung tường trình và nội dung thông báo đề phải rõ ràng và chính xác). -Khác nhau: +Tường trình là trình bày sự việc xảy ra để cấp trên biết và đề nghị cấp trên xem xét và giải quyết. Còn thông báo là loại VB để truyền đạt những nội dung, công việc, yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống cấp dưới (hoặc từ một tổ chức, cơ quan thông báo chung cho mọi người biết). +Tường trình thường là của cá nhân viết có kèm theo những đề nghị được giải quyết, còn thông báo thường là của cơ quan đoàn thể do người đại diện kí để cấp dưới (hoặc mọi người) biết mà thực hiện. Vì vậy trong thể thức viết thông báo có số công văn, nơi nhận là hai điều mà tường trình không có. II-Luyện tập: 1-Bài 1 (149 ): a-Thông báo. b-Báo cáo. c-Thông báo. 2-Bài 2 (150 ): -Ghi ngày, tháng, năm chưa đúng chỗ. -Thông báo thiếu số công văn, thiếu nơi gửi ở góc trái phía dưới. -Nội dung thông báo không phù hợp không phù hợp với tên VB thông báo (tên VB là thông báo kế hoạch mà nội dung yêu cầu là sắp xếp kế hoạch, tức là chưa có kế hoạch), ở đây chỉ là thông báo về đợt kiểm tra vệ sinh và tổ chức Ban kiểm tra vệ sinh mà thôi. -Bản thông báo này phải viết lại: Sắp tới trường tổ chức đợt kiểm tra vệ sinh từ ngày... đến ngày... tháng..., thành lập ban kiểm tra, đề nghị ban kiểm tra lập kế hoạch cụ thể... 3-Một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài XH mà cần viết VB thông báo: -Trong nhà trường: Góp sách vở, dụng cụ học tập giúp các bạn học sinh vùng bị ngập lụt; góp phân trâu khô để trồng cây, góp thủy tinh để cắm lên tường bảo vệ trường. -Ngoài xã hội: Tiêm phòng dịch chống các loại bệnh cho trẻ em, tiêm phòng dịch cho chó, cho gia cầm. IV-Hướng dẫn học bài: -Làm bài 4 (150). -Chuẩn bị bài: Ôn tập phần tập làm văn (Đọc và trả lời câu hỏi trong từng phần). D-Rút kinh nghiệm: Tiết: Soạn : Giảng : Bài 34-Tiết 3 Ôn tập phần tập làm văn A-Mục tiêu bài học: -Hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng phần Tập làm văn đã học trong năm. -Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự; kết hợp miêu tả, biểu cảm trong nghị luận. B-Chuẩn bị: - Đồ dùng : -Những điều cần lưu ý: C-Tiến trình tổ chức dạy - học: I-ổn định tổ chức: II-Kiểm tra: III-Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức -Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? (Vì VB là một thể thống nhất, các phần trong VB có qh gắn bó với nhau để làm sáng tỏ chủ đề). -Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những điểm nào ? -Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau: +Em rất thích đọc sách... +... Mùa hè thật hấp dẫn. -Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự ? (Vì tóm tắt VB tự sự sẽ giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu, hoặc để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, bình giá). Muốn tóm tắt văn bản tự sự thì phải làm ntn, dựa vào những yêu cầu nào ? -Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng ntn ? -Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý những gì ? -Văn bản thuyết minh có những tính chất ntn và có những lợi ích gì ? Hãy nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hằng ngày ? -Muốn làm văn bản thuyết minh, trước tiên cần phải làm gì ? Vì sao phải làm như vậy ? -Hãy cho biết những phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật ? Nêu ví dụ về các phương pháp ấy ? -Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm bàm bài thuyết minh về: +Một đồ dùng ? +Cách làm một sản phẩm nào đó ? +Một di tích, danh lam thắng cảnh ? +Một loài động vật, thực vật ? +Một hiện tượng tự nhiên ? -Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ? Hãy nêu ví dụ về một luận điểm và nói các tính chất của nó ? -Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm ntn ? Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó ? -Thế nào là văn bản tường trình, văn bản thông báo ? Hãy phân biệt mục đích và cách viết hai loại văn bản đó ? 1-Tính thống nhất của VB: -Tính thống nhất được thể hiện ở chủ đề, đề mục trong qh giữa các phần của VB và các từ ngữ then chốt thường lặp đi, lặp lại. 2-Viết đoạn văn: -Viết theo lối diễn dịch: Những câu văn kế tiếp phải xoay quanh và phát triển ý chủ chốt. (Vì sao em thích đọc sách, em thích đọc sách ntn, tác dụng của việc ham thích đọc sách ?). -Viết theo lối qui nạp: Những câu trước đó phải xoay quanh và phát triển ý chủ chốt về sự hấp dẫn của mùa hè (Hấp dẫn ntn, với những ai, với em thì sao ?) 3-Tóm tắt VB tự sự: -Đọc kĩ để nắm chắc nội dung của VB; xđ nội dung chính cần tóm tắt (lựa chọn các nhân vật q.trọng và những sự việc tiêu biểu); sắp xếp nội dung chính theo trình tự hợp lí; viết VB tóm tắt bằng lời văn của mình. 4-Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng làm cho câu chuyện được kể trở nên sinh động, hấp dẫn. 5-Trong văn tự sự, các chi tiết kể lại sự việc, con người là nòng cốt, là bộ khung, còn các chi tiết miêu tả và biểu cảm tạo sự sinh động và hấp dẫn cho bài văn. 6-Văn bản thuyết minh: nhằm cung cấp tri thức (về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội, mang tính khách quan xác thực) cho người đọc. 7-Muốn có tri thức làm văn bản thuyết minh: người viết phải tích lũy tri thức bằng cách quan sát, tìm hiểu thực tiễn trong đời sống; học tập, nghiên cứu các sách vở, tài liệu. -Phương pháp thuyết minh: +Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. +Phương pháp dùng số liệu. +Phương pháp liệt kê. +Phương pháp nêu ví dụ. +Phương pháp so sánh. +Phương pháp phân tích. +Phương pháp phân loại. 8-Bố cục bài văn thuyết minh: -MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh. -TB: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, ... của đối tượng. -KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng. 8-Luận điểm trong bài văn nghị luận: là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài. 9-Gv cho một luận điểm, hs nối tiếp câu có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm: Mỗi khi có quân xâm lăng xâm phạm bờ cõi thì dân ta già trẻ, gái trai đều đứng lên giết giặc (hs nối vào một vài sự tích đánh giặc). 10-Văn bản tường trình: là loại VB trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. -VB thông báo: là loại VB truyền đạt những thông tin cụ thể từ phái cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia. IV-Hướng dẫn học bài: -Học bài theo nội dung ôn tập, chú ý về VB thuyết minh. D-Rút kinh nghiệm: Tiết: Soạn : Giảng : Bài 34-Tiết 4 Trả bài kiểm tra học kì II A-Mục tiêu bài học: -Hs nắm được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình. Qua đó củng cố và hệ thống toàn bộ kến thức và kĩ năng chủ yếu đã được học trong chương trình Ngữ văn 8. -Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức đã học và rèn kĩ năng làm bài, chữa bài. B-Chuẩn bị: - Đồ dùng : -Những điều cần lưu ý: C-Tiến trình tổ chức dạy - học: I-ổn định tổ chức: II-Kiểm tra: III-Bài mới: 1-Nhận xét chung: -Về cách lựa chọn đề bài. -Về phần trả lời câu hỏi trắc nghirmj. -Về phần làm bài văn tự luận. -Nêu nhận xét tổng hợp khái quát, sau đó phân tích một số trường hợp cụ thể. -Hs trao đổi và tham gia ý kiến. 2-Công bố kết quả: Điểm 1-2: Điểm 3-4: Điểm 5-6: Điểm 7-8: Điểm 9-10: 3-Đọc một bài khá và một bài kém: 4-Hướng dẫn hs sửa chữa bài: -Về chính tả và dùng từ. -Về diễn đạt câu, đoạn. -Về trình bày bố cục. -Về những lỗi khác. IV-Hướng dẫn học bài: -Tiếp tục sửa lỗi trong bài. D-Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: