Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 101: Bàn luận về phép học

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 101: Bàn luận về phép học

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp hs thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính : học để làm người , học để biết và làm , học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hinhg thức cầu danh lợi.

2. Tư tưởng: Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành.

3. Rèn luyện kĩ năng: Học tập cách lập luận của tác giả , biết cách viết bài văn theo chủ đề nhất định.

4. Khả năng tích hợp: Bài: viết đoạn văn, trình bày luận điểm.

B/ CHUẨN BỊ:

 Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà; sưu tầm bút tích của Quang Trung gửi Nguyễn Thiếp ( Lịch sử VN tập 1)

 Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi sự khác biệt giữa tấu và hịch, cáo.

C/ LÊN LỚP:

1. On định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

2. Bài cũ: Phân biệt sự giống nhau giữa hịch và cáo?

3. Bài mới: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp quê ở làng Mật Thôn , xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn phủ Đức Thọ nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông là người đức trọng tài cao. Vua Quang Trung nhiều lần mời ông ra giúp vua xây dựng đất nước ông mới chịu nhận lời . Trong thời gian này ông đã làm bài tấu gửi lên nhà vua để bàn việc nước . Nội dung của bài tấu gồm mấy phần? Chúng ta sẽ học bài hôm nay.

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 2751Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 101: Bàn luận về phép học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/03/2005 Tuần 26 Bài 25
Ngày dạy: 15/03/2005 
Tiết 101: Bàn luận về phép học
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Giúp hs thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính : học để làm người , học để biết và làm , học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hinhg thức cầu danh lợi.
Tư tưởng: Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành.
Rèn luyện kĩ năng: Học tập cách lập luận của tác giả , biết cách viết bài văn theo chủ đề nhất định.
Khả năng tích hợp: Bài: viết đoạn văn, trình bày luận điểm.
B/ CHUẨN BỊ:
	Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà; sưu tầm bút tích của Quang Trung gửi Nguyễn Thiếp ( Lịch sử VN tập 1) 
	Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi sự khác biệt giữa tấu và hịch, cáo.
C/ LÊN LỚP:
Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Bài cũ: Phân biệt sự giống nhau giữa hịch và cáo?
Bài mới: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp quê ở làng Mật Thôn , xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn phủ Đức Thọ nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông là người đức trọng tài cao. Vua Quang Trung nhiều lần mời ông ra giúp vua xây dựng đất nước ông mới chịu nhận lời . Trong thời gian này ông đã làm bài tấu gửi lên nhà vua để bàn việc nước . Nội dung của bài tấu gồm mấy phần? Chúng ta sẽ học bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
I/
1.Đọc thầm phần chú thích.
2.Nêu hoàn cảnh ra đời của bài tấu?
* Nội dung bài tấu gồm 3 phần: phần 1 bàn về “ quân đức” ( đức của vua) , phần 2 bàn về “dân tâm” ( lòng dân), phần 3 bàn về học pháp .
3.Cáo, hịch khác với tấu ở điểm nào?
II/
Phê phán lệch lạc sai trái
Phê phán lệch lạc sai trái
Phê phán lệch lạc sai trái
Phê phán lệch lạc sai trái
1a. Đoạn trích trên có bao nhiêu ý? Nói rõ cụ thể từng ý?
b. Phân tích ý kiến nêu ra của tác giả : mục đích chân chính của việc học. ( giải thích : Đạo là lẽ đối sử hàng ngày với mọi người.
c. Tác giả đã soi vào thực tế đương thời để phê phán lối học lệch lạc, sai trái như thế nào?
d. Tác hại của việc học đó?
3a. Từ việc phê phán đó, tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp học đúng đắn như thế nào?
* Liên hệ tinh thần hiếu học của nhân dân ta, chính sách khuyến học của nhà nước ta.Cho hs rút ra tấm lòng vì nước vì dân của La Sơn Phu Tử.
b. Nhận xét lập luận của tác giả trong đoạn trích?
* Dặn dò: học ghi nhớ sgk và soạn bài: luyện tập
I/
1.Tự đọc sách.
2.Dựa vào sgk.
3.Cáo , hịch khác với tấu ở chỗ : Tấu, biểu , sớ là lời của thần dân tâu lên vua chúa để trình bày sự việc , ý kiến , đề nghị ; còn hịch, cáo là do vua ban xuống cho thần dân.
II/
1a. Tự bộc lộ. 
b. Tác giả dùng câu châm ngôn vừa dễ hiểu, vừa tăng sức mạnh thuyết phục . khái niệm học được giải thích bằng hình ảnh so sánh
c. Lối học chuộng hình thức: học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có cái danh mà không có thực chất ; lối học cầu danh lợi : học để có danh tiếng, được trọng vọng , được nhiều lợi lộc.
d. Tác hại: làm cho kể trên, kẻ dưới đều thích chạy chọt luồn cúi không có thực chất dẫn đến cảnh nước mất nhà tan. 
3a. 
-Việc học phải rộng khắp.
- Học phải bắt đầu từ kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng : 
Tiến từ thấp đến cao.
Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những kiến thức cơ bản, cốt yếu nhất.
Học phải biết kết hợp với hành, học không chỉ để biết mà còn để làm. Phương pháp học như vậy mới có người tài giúp ích cho nước nhà.
b. Lập luận chặt chẽ, sắc bén, thuyết phục
I Giới thiệu chung.
1.Tác giả: sgk.
2.Tác phẩm: Phần thứ 3 của bài tấu. 
II/ Phân tích.
1. Mục đích chân chính của việc học.
-Ngọc không mài không thành đồ vật;người không học không biết rõ đạo.
àHình ảnh so sánh cụ thể nên dễ hiểu khái quát học là để làm người.
2. Phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học.
- Trọng chúa nịnh thần 
- Kết quả: nước mất nhà tan.
à lối học chuộng hình thức, lối học danh lợi. 
3. Khẳng định quan điểm và phương pháp học.
- Học phải phổ biến rộng khắp: mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.
- Việc học phải bắt đầu từ kiến thức cơ bản , có tính chất nền tảng, học không chỉ để biết mà còn để làm.
à Tác dụng: Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.
III/ Tổng kết.
Phê phán những lệch lạc sai trái
Khẳng định quan điểm, phương pháp đúng đắn
Tác dụng của việc học chân chính
Mục đích chân chính của việc học

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 101.doc