Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 111: Hội thoại (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 111: Hội thoại (tiếp theo)

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm lượt lời trong hội thoại và có ý thức tránh hiện tượng cướp lời trong khi giao tiếp.

2. Rèn luyện kĩ năng: Cộng tác trong hội thoại trong giáo tiếp xã hội.

3. Khả năng tích hợp: Bài: Đi bộ ngao du, luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

B/ CHUẨN BỊ:

 Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.

 Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi ví dụ phần 1.

C/ LÊN LỚP:

1. On định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

2. Bài cũ: Hội thoại là gì? Thường gặp những vai trong hội thoại kà những vai nào? Có chú ý gì khi tham gia hội thoại? Ví dụ? ( 2 hs )

3. Bài mới: Em thường thấy là trong hội thoạikhông chỉ có 2 người mà còn có thể gồmg rất nhiều người. Vậy, nói thế nào cho đúng với vai mà lại không làm mất lòng với người cùng giao tiếp. Chúng ta học bài hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 2334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 111: Hội thoại (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/03/05 
Ngày dạy: 01/04/05 
Tiết 111: Hội thoại ( tiếp theo)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm lượt lời trong hội thoại và có ý thức tránh hiện tượng cướp lời trong khi giao tiếp.
Rèn luyện kĩ năng: Cộng tác trong hội thoại trong giáo tiếp xã hội.
Khả năng tích hợp: Bài: Đi bộ ngao du, luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
B/ CHUẨN BỊ:
	Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.
	Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi ví dụ phần 1.
C/ LÊN LỚP:
Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Bài cũ: Hội thoại là gì? Thường gặp những vai trong hội thoại kà những vai nào? Có chú ý gì khi tham gia hội thoại? Ví dụ? ( 2 hs )
Bài mới: Em thường thấy là trong hội thoạikhông chỉ có 2 người mà còn có thể gồmg rất nhiều người. Vậy, nói thế nào cho đúng với vai mà lại không làm mất lòng với người cùng giao tiếp. Chúng ta học bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦYVÀ TRÒ
GHI BẢNG
I/ 
1a. Treo bảng phụ và cho 1 hs đọc ví dụ. ( Từ thầy sờ ngà bảo. đòn càn)
1a. Một hs đọc ví dụ trên bảng phụ.
b/Trong cuộc hội thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt? 
b. Có 5 nhân vật tham gia hội thoại, mỗi nhân vật nói 1 lượt lời.
c. Theo ẹm thế nào là một lượt lời trong hội thoại?
. Trong hội thoại, mỗi lần có một người tham gia hội thoại
2a. đọc thầm ví dụ trong sgk và cho biết mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt?
2a. Đọc thầm và trả lời:
Các lượt lời của bà cô:
Hồng! Mày có
Sao lại không 
Mày dại quá
Vậy mày hỏi cô Thông
Mấy lại rằm ..
Các lượt lời của Hồng:
Không ! Cháu không
Sao cô biết
b. Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói, nhưng H không nói? Sự im lặng thể hiện thái độ của H đối với những lời nói của người cô như thế nào?
b. Lần 1 sau lượt lời1 của bàcô.
Lần 2: sau lượt lời 3 của bà cô.
Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình của H trước những lời thiếu thiện chí của bà cô
c. Vì sao H không cắt lời người cô khi bà nói những điều H không muốn nghe?
c. H luôn cố gắng kìm chế để giữ thái độ lễ phép của người dưới đối với người trên.
II/
Bài 1: tổ chức thảo luận rồi cùng hs làm.
 Bài 1:
Nhận xét:
Chị dậu là người biết người biết ta, nhưng chị cũng rất có bản lĩnh sẵn sàng nhẫn nhị song khi cần thì vẫn vùng lên quyết liệ không sợ gì cả.
Anh Dậu là người cam chụi, bạc nhược.
Cai lệ là tên tiểu nhân đắc chí không chút tình người.
Người nhà lí trưởng là kẻ theo đóm ăn tàn.
Bài 2: 
a. Ban đàu cải Tí hồn nhiên nói nhiều, chị Dậu im lặng. Về sai cái Tí ít nói hẳn đi, chị Dậu nói nhiều hơn.
b. Miêu tả phù hợp tâm lí nhân vật. Vì lúc đàu nó chưa biết mình bị bán đi, nó cố tìm chuyện để chị Dậu vui lòng. Chị Dậu cảm thấy đau lòng nên im lặng; Về sau, khi biết mình bị bán cái Tí đau đớn tuyệt vọng nên ít nói hẳn đi , chị Dậu phải nói nhiều để thuyết phục 2 đứa con của mình.
c. Tác giả tô đậm sự hồn nhiên của cái Tí làm tăng khịch tính câu chuyện.
I/ Bài học.
1. Lượt lời trong hội thoại .
Ví dụ: Truyện Thầy bói xem voi. 
5 lượt lời.
2. Chú ý: 
Có những trường hợp , im lặng cũng được coi là 1 lượt lời.
Tránh nói tranh hoặc cướp lời người khác.
à ghi nhớ: sgk
II/ Luyện tập.
Bài 1:
Số lượt lời tham gia hội thoại của cai lệ và chị Dậu là nhiều nhất.
Số lượt lời của anh người nhà lí trưởng ít hơn.
Anh dậu nói với chị Dậu khi cuộc xung đột đã kết thúc.
Kẻ cắt lời người khác là cai lệ.
Chị Dậu từ xưng cháu/ ông đến mày/ tao.
Tên cai lệ tỏ ra hống hách tàn nhẫn, còn tên người nhà lí trưởng biết thân phận mình hơn gọi vợ chồng chị Dậu là anh chị xưng tôi .
Bài 3: 
Có 2 lần nhân vật tôi im lặng khi bà mẹ của nhân vật hỏi.
Lần 1: tôi ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.
Lần 2: tôi im lặng vì xúc động trước tâm hồn và lòng nhân ái của cô em gái.
Bài 4:
Trong trường hợp phải giữ bí mật thì im lặng là vàng.
Trong trường hợp cần phải phát biểu để ủng hộ cái đúng phê phán cái sai thì im lặng đồng nghĩa với hèn nhát.
* Dặn dò:
	Về nhà học ghi nhớ và làm các bài tập sách bài tập Ngữ văn.
	Soạn bài luyện tập tập làm văn: 
	Nhóm 1: Sự bổ ích của chuyến tham quan, du lịch đối với hs.
	Nhóm 2: Tác hại của thuốc lá đối với hs.
	Nhóm3: bóng đá- môn thể thao vua.
	Xác định luận điểm và sắp xếp chúng; Xác định yếu tố biểu cảm khi đưa chúng vào câu, đoạn, bố cục bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 111.doc